Một nghiên cứu do các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ nữ và Brigham (Brigham and Women’s Hospital) dẫn đầu chỉ ra rằng giá niêm yết trung bình của các loại thuốc mới tại Mỹ đã tăng 85 lần so với năm 2008, khiến tình trạng chi tiêu của người tiêu dùng cho thuốc tăng lên.

thuốc mới
Một nghiên cứu do các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ nữ và Brigham (Brigham and Women’s Hospital) dẫn đầu cho thấy, giá niêm yết trung bình của một loại thuốc mới ở Mỹ đã tăng 85 lần. (Ảnh minh họa: Aleksandar Karanov/ Shutterstock)

Giá niêm yết trung bình của các loại thuốc mới đã tăng từ 2.115 USD vào năm 2008 lên 180.000 USD vào năm 2021. Từ năm 2008 đến 2013, chỉ có 9% số thuốc mới có giá 150.000 USD/năm, trong khi gần một nửa số thuốc mới được tung ra thị trường từ năm 2020 đến năm 2021 có giá từ 150.000 USD trở lên.

Các tác giả viết: “Xu hướng tăng giá của các loại thuốc mới đã làm tăng giá của các dịch vụ y tế khác. Các nhà sản xuất tăng giá định kỳ ngay cả sau khi một loại thuốc có mặt trên thị trường”.

Các tác giả suy đoán rằng vì các nhà sản xuất thuốc Mỹ được tự do định giá nên giá thị trường thuốc đã tăng theo cấp số nhân, với mức tăng 20%/năm.

Ngay cả sau khi sử dụng chiết khấu và giảm giá của nhà sản xuất, mức tăng vẫn theo cấp số nhân là 11%; điều này có nghĩa là giá thuốc đang tăng hàng năm.

Nghiên cứu đã xem xét 548 trong số 576 loại thuốc (chiếm 95%) lần đầu tiên được bán trên thị trường từ năm 2008 đến năm 2021. Theo đó, 65% là loại sử dụng các phân tử mới (novel molecule); 25% dùng phân tử sinh học tổng hợp, chẳng hạn như hormone, protein, vắc-xin điều trị ung thư (22%) và các bệnh hiếm gặp (33%).

Trong số các phân nhóm khác nhau, các tác giả nhận thấy rằng thuốc điều trị các bệnh hiếm gặp và ung thư là đắt nhất, lần lượt rơi vào khoảng 168.000 USD/năm và khoảng 110.000 USD/năm.

Mặc dù các tác giả không tìm hiểu lý do đằng sau việc tăng giá mạnh, nhưng một nghiên cứu của Đại học Duke về giá thuốc từ năm 2005 đến năm 2010 được công bố vào năm 2020 cho thấy, lý do đằng sau việc tăng giá là do chính sách hoàn trả tiền thuốc của chương trình Bảo hiểm liên bang (Medicare) đối với thuốc loại B. Chính sách này được thực hiện từ năm 2006.

Nghiên cứu cho rằng Medicare hoàn trả tiền thuốc dựa trên giá trong quá khứ, điều này vô tình khuyến khích các nhà sản xuất đặt giá niêm yết cao hơn để thu lợi nhiều hơn từ chi phí được thanh toán.

Ông David Ridley, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể được hoàn trả chi phí thuốc của họ, vì vậy họ có thể không nhận thức được đầy đủ rằng thuốc được định giá quá cao”.

Tuy nhiên, điều này có nghĩa là bệnh nhân cần phải chi nhiều tiền hơn để trả cho phần cá nhân phải chịu, cũng như làm gia tăng thuế tiêu thụ.

Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng các loại thuốc mới dựa trên những phân tử mới có hiện tượng định giá cao một cách rõ rệt nhất, tương tự phát hiện trong nghiên cứu của năm 2022.

Ông nói: “Các nhà sản xuất thuốc sử dụng phân tử mới có nhiều quyền tự do hơn trong việc tung ra những sản phẩm mới với giá cao hơn, bởi họ ít bị ràng buộc hơn bởi mức giá mà công chúng mong đợi”.

Nghiên cứu của Đại học Duke chỉ ra rằng số tiền hoàn trả tiền thuốc nên được định giá dựa trên giá trị thực tế của thuốc, được đo bằng sự cải thiện chất lượng cuộc sống hoặc tăng tuổi thọ. Các tác giả dự đoán rằng điều này sẽ dẫn đến việc hạ giá các loại thuốc có giá trị nhỏ, và bộ phận chi phí mà cá nhân người bệnh phải trả cũng sẽ giảm thiểu tương ứng.

Nghiên cứu năm 2022 của Bệnh viện Phụ nữ và Brigham khuyến khích “nước Mỹ không nên tiếp tục cho phép các nhà sản xuất thuốc tự do định giá”, mà có thể áp dụng theo hệ thống của nhiều nước châu Âu, tiến hành thương lượng giá trước khi đưa ra thị trường. 

Theo Marina Zhang, Epoch Times

Cái chết của người đàn ông được ghép tim lợn vẫn là một bí ẩn