Hôm thứ Năm (5/7), cơ quan chống độc quyền Singapore đề nghị xử phạt Uber và Grab và đe dọa có thể hủy bỏ thương vụ sáp nhập 2 hãng taxi công nghệ này bởi nó sẽ làm “giảm đáng kể sự cạnh tranh” trong thị trường taxi nước này.

Hồi tháng 3, Uber bán thị phần Đông Nam Á cho Grab. Theo các điều khoản mua lại, hãng chia sẻ xe có trụ sở tại Mỹ Uber sẽ nắm 27,5% cổ phần của Grab và CEO của Uber là Dara Khosrowshahi sẽ tham gia vào ban điều hành Grab.

Kết quả hình ảnh cho dara khosrowshahi
Dara Khosrowshahi, Tổng giám đốc điều hành Uber (Ảnh: Flickr)

Tuy nhiên, Ủy ban Bảo vệ Người tiêu dùng và Cạnh tranh Singapore (CCCS) đặt ra lo ngại rằng vụ sáp nhập sẽ làm giảm cạnh tranh trong ngành taxi, làm tăng giá phí, tăng độc quyền và người tiêu dùng sẽ bị thiệt hạt. Cơ quan này cũng nói rằng cả Uber và Grab đều không thông báo với nhà chức trách về thương vụ trên, bất chấp đã biết vấn đề chống cạnh tranh.

Cũng theo CCCS, sáp nhập 2 gã khổng lồ trong ngành taxi công nghệ nghĩa là con đường mở ra cho một hãng mới sẽ trở nên rất hẹp, dẫn tới giảm sáng tạo và giảm chất lượng dịch vụ. Theo đó, Uber và Grab có thể bị phạt và vụ sáp nhập bị hủy bỏ.

CCCS có thể yêu cầu cả 2 bên hủy bỏ giao dịch trừ khi việc tham vấn công khai như đã nói ở trên xác nhận rằng có bất kỳ giải pháp đề xuất nào, hoặc bất kỳ giải pháp nào tiếp theo, đủ để giải quyết lo ngại về vấn đề cạnh tranh, và là giải pháp có thể thực hiện được”, cơ quan này ghi trong một tuyên bố.

Theo CNBC, một vài giải pháp thay thế có thể là yêu cầu Uber bán Lion City Rentals, hoạt động cho thuê xe ô-tô tại Singapore của Uber cho một đối thủ cạnh tranh khác, và yêu cầu Grab bỏ độc quyền đối với các hãng taxi đối tác – chẳng hạn tài xế của hãng taxi này chỉ có thể được phép nhận đặt chuyến từ ứng dụng Grab mà không phải từ bất cứ ứng dụng đối thủ nào khác.

Grab và Uber sẽ có 15 ngày làm việc để đề xuất giải pháp cho yêu cầu của CCCS.

Grab tuyên bố không đồng ý với yêu cầu của CCCS và sẽ kháng cáo.

Đức Trí

Xem thêm: