Nhà sáng lập sàn giao dịch tiền số FTX là anh Sam Bankman-Fried đã bị bắt ở Bahamas và dự kiến ​​sẽ bị dẫn độ đến Mỹ. Vụ lừa đảo tài chính được xem là lớn nhất trong lịch sử Mỹ này có thể khiến Bankman-Fried bị tù chung thân.

Sam Bankman Fried
Ngày 13/12, cảnh sát Bahamas đã bắt giữ Sam Bankman-Fried, người sáng lập và cựu CEO của FTX. (Ảnh chụp màn hình video)

Theo yêu cầu của Chính phủ Mỹ, anh Sam Bankman-Fried (SBF) đã bị cảnh sát Bahamas (nước nói tiếng Anh tại vùng Caribe) bắt giữ, anh sẽ phải đối mặt với nhiều cáo buộc hình sự, bao gồm các cáo buộc từ Ủy ban điều tiết chứng khoán Mỹ về gian lận tài chính, rửa tiền, vi phạm luật tài chính…

Một thẩm phán ở Bahamas đã từ chối yêu cầu được tại ngoại của SBF và tạm giam anh ta. Dựa trên mức độ nghiêm trọng từ các cáo buộc hình sự của Chính phủ Mỹ, giới phân tích pháp lý có cho rằng SBF có thể phải đối mặt với án tù chung thân nếu bị kết tội.

Các nguồn truyền thông Bahamas cho hay rằng ngày 8/2/2023 tòa án Bahamas sẽ xét xử yêu cầu dẫn độ của Mỹ đối với SBF.

Nội tình việc FTX biển thủ tiền của khách hàng

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) cho biết: “Chúng tôi buộc SBF phải chịu trách nhiệm về các hành vi lừa đảo huy động hàng tỷ USD từ các nhà đầu tư FTX và việc lạm dụng tiền của các khách hàng giao dịch FTX”.

Giữa năm 2020, SBF đã chỉ đạo kỹ sư phần mềm Nishad Singh hàng đầu của FTX âm thầm thực hiện các thay đổi bí mật đối với phần mềm trao đổi tiền điện tử, động thái thay đổi mã này để quỹ Alameda Research “có hạn mức tín dụng gần như không giới hạn” trên FTX mà không phải đặt thêm tài sản thế chấp.

Nguồn tin dẫn lời 3 cựu CEO của FTX nói rằng việc điều chỉnh mã chỉ có kỹ sư phần mềm Nishad Singh, CEO SBF cùng vài quản lý của FTX và một số CEO của Alameda Research là được biết.

Tuy nhiên FTX đã bí mật cho quỹ Alameda Research vay hàng tỷ USD, số tiền này không đến từ FTX mà là tiền của các khách hàng FTX, như vậy nghĩa là SBF đã biển thủ bất hợp pháp nguồn tiền của khách hàng tham gia nền tảng FTX giao dịch tiền điện tử.

Người phát ngôn của Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái (SEC) và SBF từ chối yêu cầu bình luận.

50 chủ nợ hàng đầu của FTX với khoảng 3,1 tỷ USD

Reuters của Anh đưa tin rằng ngày 19/11, sàn giao dịch tiền điện tử FTX đã đệ trình một tài liệu pháp lý lên tòa án Mỹ xin phá sản. Theo văn bản pháp lý này, FTX đã không thanh toán hết vốn chủ sở hữu của 10 chủ nợ hàng đầu với số tiền xấp xỉ 1,45 tỷ USD và vốn chủ sở hữu của 50 chủ nợ hàng đầu đã lên tới 3,1 tỷ USD. Những chủ nợ đó đã không được tiết lộ trong hồ sơ.

Trong văn bản pháp lý này, FTX cũng phải đối mặt với yêu cầu bồi thường hàng chục triệu USD từ các nhà cung cấp chính.

Về vấn đề này, FTX cho biết nếu công ty không nhận được chấp thuận của tòa án để trả trước tiền cho các nhà cung cấp chính, điều đó sẽ gây ra “tác hại trực tiếp và không thể khắc phục” đối với hoạt động kinh doanh của công ty.

FTX thông báo rằng họ đã đưa ra đánh giá chiến lược về tài sản của công ty trên toàn thế giới và đang chuẩn bị bán hoặc tái cấu trúc một phần hoạt động kinh doanh của công ty: “Dựa trên đánh giá của chúng tôi trong tuần qua, thật vui khi biết rằng nhiều công ty con của FTX cả ở Mỹ và nước ngoài đều có bảng cân đối kế toán, quản lý có trách nhiệm và nhượng quyền thương mại có giá trị”.

Theo quy trình pháp lý phá sản của Mỹ, công ty nộp đơn xin bảo hộ phá sản phải tiết lộ thông tin nợ liên quan cho tòa án. Theo một hồ sơ tòa án khác, một thẩm phán tòa án phá sản Mỹ đã tổ chức một phiên điều trần chống lại FTX vào sáng ngày 22/11. Tính đến ngày 16/11, FTX cho biết họ đã xác định được 216 tài khoản ngân hàng của chủ nợ có số dư dương, nhưng cho đến nay mới chỉ có thể xác minh số dư của 144 tài khoản.

Ngày 11/11 năm nay, công ty FTX cùng các chi nhánh liên quan tham gia vào các hoạt động giao dịch tiền điện tử đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản ở Delaware – Mỹ, trở thành một trong những trường hợp phá sản tiền điện tử nổi tiếng nhất. Vấn đề phá sản của FTX có nghĩa là đã gây tổn thất hàng tỷ USD đối với khoảng 1 triệu khách hàng và các nhà đầu tư khác của công ty này.