Ngày 27/10, cơ quan công tố Hàn Quốc đã khởi tố 9 quản lý cấp cao và nhân viên (còn tại nhiệm và đã nghỉ việc) của Samsung, vì nghi ngờ có liên quan đến việc tiết lộ công nghệ chip tiên tiến của “hệ thống nước siêu tinh khiết” cho phía Trung Quốc.

shutterstock 755112904
Trụ sở Samsung tại Seoul. (Nguồn: NothingIsEverything/ Shutterstock)

Cơ quan công tố Hàn Quốc đã bắt giữ và truy tố 6 người trong đó có ‘ông A’ liên quan đến hệ thống nước siêu tinh khiết, còn 3 người khác cũng bị cáo buộc nhưng không bắt giữ. Theo cơ quan công tố Hàn Quốc, ‘ông A’ chịu trách nhiệm kinh doanh liên quan đến chất bán dẫn tại một công ty con của Tập đoàn Samsung, bị nghi ngờ nhận được tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống nước siêu tinh khiết và bản vẽ thiết kế từ các nhân viên kỹ thuật của Samsung khi ông chuẩn bị chuyển sang làm việc cho một công ty bán dẫn Trung Quốc vào tháng 8/2018, qua đó để rò rỉ thông tin kỹ thuật cho công ty  Trung Quốc.

Nước siêu tinh khiết là nước loại bỏ các tạp chất khác nhau như ion, chất hữu cơ và vi sinh vật trong nước xuống dưới 1/10.000 tỷ đơn vị, được sử dụng cho các nhiệm vụ làm sạch khác nhau theo yêu cầu của kỹ thuật bán dẫn. Do nếu trong nước có tạp chất sẽ khiến sản phẩm không chuẩn nên nguồn nước siêu tinh khiết ổn định rất quan trọng trong công nghệ chất bán dẫn. Kể từ năm 2006, công ty điện tử Samsung đầu tư hàng năm hơn 30 tỷ won (khoảng 21 triệu USD) để phát triển hệ thống nước siêu tinh khiết.

Sau khi một quản lý cấp cao của ‘công ty B’ thầu xây dựng hệ thống nước siêu tinh khiết của Samsung đã thông qua chuyên gia công nghệ của Samsung sử dụng trái phép “mẫu thiết kế” công nghệ tiên tiến Samsung, ông ta đã chép tài liệu mô tả kỹ thuật này và giao nó cho ‘ông A’.

Ngoài ra, cơ quan kiểm sát Hàn Quốc cũng bắt tạm giam và truy tố ‘chuyên gia C’ từng làm việc tại Samsung, người này bị tình nghi làm rò rỉ tài liệu chứa công nghệ cốt lõi chất bán dẫn (bao gồm mô hình xưởng đúc) cho Intel, một đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài của Samsung. ‘Ông C’ là người chuẩn bị sang làm việc tại Intel đã nhân cơ hội làm việc tại nhà, sau khi đọc các tài liệu kỹ thuật bán dẫn có liên quan tại nhà đã chụp ảnh và lấy trộm các thông tin liên quan.

Samsung của Hàn Quốc là một trong những công ty công nghệ thường xuyên bị đánh cắp nhất. Vào tháng 5 năm nay, cơ quan công tố Hàn Quốc đã bắt và truy tố hai cựu chuyên gia của công ty con SEMES của Samsung và hai nhân viên khác của công ty đối tác bị cáo buộc làm rò rỉ công nghệ được gọi là “thiết bị làm sạch siêu giới hạn”. Công nghệ này sử dụng carbon dioxide siêu giới hạn ở trạng thái giữa thể lỏng và thể khí để làm sạch chất bán dẫn, giúp giảm thiểu tổn thất thiết bị và giảm tỷ lệ lỗi của chất bán dẫn siêu mịn. Thiết bị làm sạch siêu giới hạn được coi là chìa khóa cho công nghệ bán dẫn tiên tiến của Samsung.

Theo Văn phòng Công tố Tối cao Hàn Quốc, từ năm 2017 – 9/2022, số vụ rò rỉ công nghệ công nghiệp Hàn Quốc ra nước ngoài đã lên tới 112 vụ. Trong đó, về quy mô doanh nghiệp thì có 68 doanh nghiệp vừa và nhỏ và 35 doanh nghiệp lớn; xét từ vấn đề lĩnh vực này thì nhiều nhất liên quan đến màn hình (26 vụ) và chất bán dẫn (24 vụ).

Kết quả cho thấy thiệt hại hàng năm của ngành công nghiệp Hàn Quốc do rò rỉ công nghệ là khoảng 56.200 tỷ won (khoảng 40 tỷ USD). Con số này tương đương với 2,7% GDP của Hàn Quốc vào năm 2021 và 60,4% tổng chi tiêu cho R&D của Hàn Quốc vào năm 2020.

Cùng ngày khi cơ quan công tố Hàn Quốc buộc tội 9 quản lý cấp cao và nhân viên của Tập đoàn Samsung, Hiệp hội Kinh tế Quốc gia Hàn Quốc đã công bố “Kết quả khảo sát ý kiến ​​về mức độ bảo vệ của công nghệ tiên tiến Hàn Quốc”, đối tượng khảo sát là 26 chuyên gia bảo mật từ giới học thuật và ngành công nghiệp, họ là người đứng đầu các công ty công nghệ và giáo sư đại học.

Giám đốc Yoo Hwan-ik của bộ phận công nghiệp Hiệp hội Kinh tế Quốc gia Hàn Quốc cho biết Hàn Quốc là nước có khả năng cạnh tranh cao về các công nghệ tiên tiến bao gồm chất bán dẫn, nguy cơ bị thất thoát công nghệ cốt lõi và nhân lực trình độ cao là rất lớn, để công nghệ và tài sản vô hình được bảo vệ an toàn thì cơ quan chức năng Hàn Quốc phải nâng cao cảnh giác của toàn xã hội và hoàn thiện hệ thống bảo vệ hơn nữa.

Trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia do Viện Nghiên cứu Kinh doanh Quốc tế Thụy Sĩ (IMD) công bố vào tháng 6, năm 2022 Hàn Quốc đứng thứ 3 thế giới về lĩnh vực “cơ sở hạ tầng khoa học”, nhưng ở “độ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ” thì Hàn Quốc chỉ đứng thứ 37.