Tổ chức các nước Xuất khẩu dầu mỏ OPEC+ quyết định duy trì sản lượng sản xuất ở mức hiện tại. Theo đó, kể từ cuộc họp tháng 10, sản lượng đã bị giảm 2 triệu thùng mỗi ngày, tương đương khoảng 2% nhu cầu thế giới nhằm đối phó triển vọng kém tích cực của kinh tế toàn cầu.

OPEC lien minh cac nuoc xuat khau dau mo gia dau dau tho 1674354871
OPEC+ duy trì chính sách kể từ cuộc họp tháng 10, giảm 2 triệu thùng mỗi ngày. (Ảnh minh họa: FOTOGRIN/Shutterstock)

Mục đích của nhóm 23 quốc gia OPEC+ là có thêm thời gian đánh giá thị trường dầu toàn cầu đang chịu tác động từ nhu cầu năng lượng Trung Quốc và nguồn cung từ Nga. Chính sách sản xuất hiện tại sẽ được duy trì đến cuối năm 2023.

Theo giới phân tích, tác động của việc cắt giảm sản lượng là không rõ ràng trong bối cảnh giá cả biến động khó dự đoán.

Sự biến động giá dầu đã được thúc đẩy bởi các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) và giá trần đối với xuất khẩu dầu thô từ thành viên OPEC+ là Nga, có hiệu lực vào thứ Hai.

Đồng thời, Trung Quốc đang tạm thời nới lỏng các biện pháp phòng chống COVID-19 (Viêm phổi Vũ Hán) đã làm giảm mức tiêu thụ tại quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới này.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh của họ vào đầu tuần này đã quyết định tổ chức họp trực tuyến thay vì gặp trực tiếp tại trụ sở ở Vienna của họ.

Mặt khác, Nga coi mức trần giá xuất khẩu dầu của mình là một cách tiếp cận không hiệu quả, gây bất ổn và phi thị trường, Phó Thủ tướng Alexander Novak nói với kênh truyền hình nhà nước Rossiya 24, nhắc lại rằng Moscow sẽ từ chối cung cấp dầu thô và các sản phẩm tinh chế cho các khách hàng chọn cơ chế này.

“Chúng tôi sẽ bán dầu thô và sản phẩm cho các quốc gia sẽ hợp tác với chúng tôi về điều kiện thị trường, ngay cả khi điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ cần phải cắt giảm sản lượng”, Novak nói sau cuộc họp của OPEC+.

Thị trường dầu thô toàn cầu đang ở trong tình trạng tốt hơn nhiều hai tháng trước, khi OPEC+ tổ chức cuộc họp trực tiếp tại Vienna, ông Novak nói.

Tuy vậy, thị trường vẫn còn nhiều bất ổn, bao gồm tỷ lệ lạm phát cao và nợ có chủ quyền ngày càng tăng ở một số quốc gia, cũng như sự tiếp tục bùng phát COVID-19 ở Trung Quốc.

Nhất Tín, theo Bloomberg