Chính phủ Pakistan vừa quyết định tạm dừng dự án nhà máy điện Rahim Yar Khan ở khu vực hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC) và đề nghị Trung Quốc loại bỏ dự án này ra khỏi CPEC.

Pakistan
Hàng trăm dự án khác trong khuôn khổ Chương trình phát triển khu vực công (PSDP) cũng đang được xem xét loại bỏ. (Ảnh qua: PakistanToday)

Dự án nhà máy điện trị giá 60 tỷ USD ở CPEC với Trung Quốc bị tạm gác lại với lý do năng lực sản xuất của Pakistan đã đủ đáp ứng nhu cầu trong vài năm tới, tờ Dawn của quốc gia Nam Á đưa tin.

Hành lan kinh tế CPEC – khu vực kết nối cảng Gwadar ở tỉnh Balochistan (Pakistan) với tỉnh Tân Cương (Trung Quốc) – là một mắc xích quan trọng trong Sáng kiến Vành Đai và Con đường của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Và Rahim Yar Khan là một dự án lớn trong CPEC, được thúc đẩy dưới thời chính phủ của cựu Thủ tướng Nawaz Sharif theo đề xuất của chính quyền Bắc Kinh.

Mới đây, Chính phủ mới dưới thời Thủ tướng Imran Khan của Pakistan đã chính thức thông báo cho phía Bắc Kinh rằng họ không quan tâm đến dự án này trong bối cảnh năng lực sản xuất trong nước đủ đáp ứng trong vài năm tới, và đề nghị Trung Quốc loại bỏ dự án ra khỏi CPEC.

Cụ thể, trong cuộc họp của Ủy ban điều phối chung CPEC Trung Quốc – Pakistan được tổ chức vào tháng trước, phái đoàn Pakistan do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Phát triển Makhdoom Khusro Bakhtyar dẫn đầu đã đề xuất loại bỏ nhà máy điện nhiên liệu nhập khẩu Rahim Yar Khan (1.320MW) ra khỏi danh sách CPEC, để cung cấp không gian tối ưu hóa cấu trúc cho thị trường điện tiếp theo của Pakistan.

Đáp lại, phía Trung Quốc đề xuất thực hiện một nghiên cứu chung về tối ưu hóa hỗn hợp năng lượng giữa hai bên trong thời gian sớm nhất.

Ngoài dự án điện Rahim Yar Khan, dự án đập thủy điện Diamer-Bhasha hợp tác với Trung Quốc cũng được chính phủ Pakistan loại bỏ khỏi CPEC vì những lý do không liên quan.

Bên cạnh đó, một quan chức cho biết chính phủ của tân Thủ tướng Imran Khan đã lên kế hoạch loại bỏ gần 400 dự án có động cơ chính trị khác ra khỏi danh mục đầu tư phát triển, như một phần của đánh giá toàn diện giữa năm của Chương trình phát triển khu vực công (PSDP) vào cuối tháng Một này.

Trong một diễn biến khác, Chính phủ Pakistan cũng đang đàm phán về gói cứu trợ trị giá 8 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) của Hoa Kỳ nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt tiền mặt đang đe dọa làm tê liệt nền kinh tế của quốc gia Nam Á.

Theo hindustantimes, DAWN,
Chân Hồ

Xem thêm: