Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tỏ ra không hài lòng về cách thức chính phủ Việt Nam quản lý các khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

tuyen Metro Saigon
Hình ảnh một tuyến đường sắt cao tốc tại Sài Gòn (Ảnh: datviet.com)

Vào thứ Tư tuần trước (25/10), phát biểu trong buổi họp báo thường kỳ do JICA tổ chức tại Hà Nội, các quan chức phía Nhật Bản bày tỏ mối quan ngại về các khía cạnh tài chính của các dự án cơ sở hạ tầng do Nhật Bản tài trợ – trong đó, đáng chú ý có hai tuyến Metro ở Sài Gòn và Hà Nội.

Mối quan ngại này đến từ việc chậm trễ trong khâu giải ngân vốn ODA cho các dự án Metro đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án – đặc biệt là tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).

>> Tuyến metro số 1 TP.HCM: Chậm tiến độ vì chưa có vốn

Ngoài ra, sự chậm trễ trong việc trả nợ cho các nhà thầu Nhật Bản tham gia vào các dự án đó cũng là điều khiến tổ chức Nhật Bản không hài lòng.

Theo JICA, đến cuối tháng 9/2017, các khoản chưa thanh toán này đã lên đến 4 tỷ Yên (35,42 triệu USD). Và nếu tiếp tục trì hoãn việc phân bổ vốn cho các dự án, con số này có thể lên đến 20 tỷ Yên (177,1 triệu USD) vào cuối năm nay.

Điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của Việt trong con mắt của các nhà tài trợ.

Khoản tài trợ ODA của JICA cho năm 2017 đã được thông qua vào tháng 1/2017, tuy nhiên, cơ quan này chia sẻ rằng những quyết định về tài trợ cho năm sau vẫn chưa được thảo luận.

Ông Fujita Yasuo, trưởng đại diện của JICA tại Việt Nam, nói rằng chính phủ Nhật Bản đã “kiềm chế đưa ra ý kiến ​​về khả năng giảm hoặc chấm dứt viện trợ các khoản vay ODA đối với Việt Nam”.

Tuy nhiên quyết định vẫn còn phụ thuộc từ phía Việt Nam, ông Yasuo cho biết thêm, Nhật Bản có hai mối quan tâm chính về cách thức Việt Nam quản lý các khoản vốn ODA.

Thứ nhất, sự thất bại liên tục trong việc thiết lập một kế hoạch thanh toán đáng tin cậy cho các dự án sử dụng vốn ODA, đã khiến JICA phải do dự khi quyết định cho Việt Nam vay nhiều hơn trong tương lai.

Thứ hai, khoản tiền này đến từ nguồn tiền thuế của công dân Nhật Bản, và họ có thể quyết định không ủng hộ các chính sách cho vay của nước mình ở nước ngoài như Việt Nam.

Hồi tháng 4/2017, UBND TP.HCM cho biết tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) của thành phố có thể không được hoàn thành đúng tiến độ do sự chậm trễ trong việc giải ngân vốn từ Ngân sách Trung Ương, mà theo giải thích của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là phần vốn tăng thêm của dự án chưa được phê duyệt.

Gần đây, công trình xây dựng tuyến metro 2 (Bến Thành – Tham Lương – TP.HCM) cũng sẽ bị hoãn lại ít nhất là đến năm 2020, do những khó khăn trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng.

Chân Hồ (t/h)

Xem thêm: