Shopee, Tencent, Xiaomi, Alibaba Group,… đang sa thải hàng loạt nhân sự ở Trung Quốc để thực hiện cái gọi là “tái cấu trúc công ty” hoặc “tối ưu hóa hoạt động”, theo tờ South China Morning Post. Việc này tiếp tục cho thấy bức tranh kinh tế ảm đạm và chính sách Zero-COVID gây tranh cãi của chính quyền Bắc Kinh đang khiến ngay cả những gã khổng lồ công nghệ phải lao đao.

Shopee rut hoan toan khoi Argentina ngung hoat dong o nhieu quoc gia 1
(Ảnh minh họa: Sergei Elagin/Shutterstock)

Theo đó, Shopee – chủ sở hữu sàn thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á đã sa thải một số nhân viên ở Trung Quốc vào hôm thứ Hai. Việc này nằm trong kế hoạch cắt giảm bảng lương toàn cầu sau khi tiếp tục thua lỗ nặng của Công ty mẹ Sea Limited – doanh nghiệp niêm yết tại thị trường chứng khoán New York, trụ sở ở Singapore.

Trong một tuyên bố, Shopee cho biết việc cắt giảm việc làm là một phần trong nỗ lực không ngừng của họ nhằm “tối ưu hóa hiệu quả hoạt động với mục tiêu đạt được khả năng tuần hoàn trong toàn bộ hoạt động kinh doanh”.

“Chúng tôi đang mở rộng hỗ trợ cho các đồng nghiệp bị ảnh hưởng của mình trong quá trình chuyển đổi này,” Shopee cho biết, nhưng không nêu rõ quy mô của đợt sa thải mới nhất.

Một người có kiến thức (không nêu danh tính) về vấn đề này cho biết gần 10% nhân viên trong mỗi nhóm bị ảnh hưởng.

Việc cắt giảm việc làm mới nhất của Shopee đã trở thành một chủ đề nóng trên Maimai, một trang mạng chuyên nghiệp ở Trung Quốc giống như LinkedIn.

Một người dùng tự xưng là nhân viên Shopee đã viết: “Vừa kết thúc cuộc họp nhóm với sếp của tôi. Bảy phút. Việc sa thải đã được thông báo”.

Bài đăng đã thu hút hơn 400 bình luận và được đăng lại hơn 500 lần. Người dùng này sau đó đã viết trong chuỗi bình luận rằng một đơn vị kinh doanh đã sa thải hơn 2/3 nhân viên của mình.

Tình hình kinh doanh ảm đạm, doanh nghiệp Trung Quốc nối đuôi nhau sa thải nhân sự

Trong khi các công ty Trung Quốc đại lục thường gọi việc cắt giảm việc làm lớn là tái cấu trúc hoặc tối ưu hóa kinh doanh để tránh sự can thiệp của chính phủ theo luật lao động của Trung Quốc, các báo cáo tài chính gần đây của các gã khổng lồ công nghệ đã tiết lộ quy mô sa thải trong ngành.

Trong quý 2, Tencent Holdings, một nhà đầu tư vào Shopee, đã giảm quy mô lực lượng lao động lần đầu tiên kể từ năm 2014, cắt giảm gần 5.500 nhân viên khỏi bảng lương. Cũng trong giai đoạn đó, nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi đã cắt giảm hơn 900 việc làm – gần 3% lực lượng lao động của họ.

Quy mô bảng lương của Alibaba Group Holding, chủ sở hữu của South China Morning Post, đã giảm hơn 9.200 cũng trong quý 2.

Shopee đã thu hút sự chú ý ở Trung Quốc vào tháng trước khi một công nhân cho biết lời mời làm việc của anh ta đã bị hủy bỏ vào phút cuối sau khi anh ta đến Singapore.

‘Tôi đã hạ cánh với vợ và của mình và được thông báo rằng lời đề nghị của tôi [từ Shopee] đã bị hủy khi tôi vẫn còn ở sân bay,” một người dùng viết trên tài khoản WeChat của mình.

Shopee cũng chuẩn bị cắt giảm 3% nhân viên của mình ở Indonesia, rời khỏi Argentina và đóng cửa các hoạt động địa phương ở Chile, Colombia và Mexico, theo báo cáo của Bloomberg và Reuters.

Giám đốc điều hành Sea – Forrest Li đã thông báo trong một bản ghi nhớ nội bộ vào tuần trước rằng công ty sẽ giảm chi phí của công ty, trong khi đội ngũ quản lý hàng đầu sẽ ngừng nhận bồi thường tiền mặt “cho đến khi công ty đạt đến mức tuần hoàn tự động”, Bloomberg đưa tin.

Được biết, Sea đã báo cáo khoản lỗ ngày càng tăng trong quý 2 trong bối cảnh thị trường gặp nhiều thách thức. Thua lỗ ròng tăng hơn gấp đôi, lên 931,2 triệu USD, cao hơn 42% so với ước tính đồng thuận là 655 triệu USD, theo dữ liệu của Refinitiv.

Giá trị thị trường của công ty đã giảm 170 tỷ USD kể từ đỉnh điểm vào tháng 10 năm ngoái.

Tuấn Minh, theo SCMP