Dưới thời Tổng thống Joe Biden hiện nay, người Mỹ đang phải chi thêm khoảng 144 triệu USD tiền xăng dầu mỗi ngày so với thời của cựu Tổng thống Donald Trump.

Embed from Getty Images

Dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cho thấy, thừ tháng 2/2021 đến tháng 7/2021, giá xăng dầu trung trình tại Mỹ vào khoảng 3 USD/gallon (1 gallon tương đương 3,79 lít). Trong cùng thời gian đó, người dân Mỹ tiêu thụ khoảng 370 triệu gallon mỗi ngày, khiến tổng số tiền chi tiêu cho xăng dầu lên đến mức 1,12 tỷ USD/ngày. 

Ngược lại, từ năm 2017 đến năm 2020, dưới thời Tổng thống Donald Trump, giá xăng dầu trung bình rơi vào khoảng 2,57 USD/gallon. Mức tiêu thụ hằng ngày của người Mỹ khoảng 378 triệu gallon. Từ đó tính được tổng số tiền dành cho xăng dầu là 972 triệu USD, ít hơn 144 triệu USD so với mức trung bình hiện nay. 

Sự chênh lệch còn đáng kinh ngạc hơn nếu so sánh với cùng khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 7 năm ngoái. Giá xăng dầu trung bình lúc đó vào khoảng 2,2 USD/gallon, và số lượng tiêu thụ thấp hơn đáng kể ở mức 328 triệu gallon, do đó, tổng số tiền chi cho xăng dầu là 722 triệu USD. Như vậy, so với cùng khoảng thời gian này vào năm  ngoái, người Mỹ phải trả nhiều hơn 394 triệu USD.

Theo EIA, trong khi nhu cầu xăng dầu vào năm ngoái giảm do hạn chế đi lại vì dịch COVID-19, nhu cầu nhiên liệu cho ô-tô và máy bay lại tăng khi việc di chuyển bằng các phương tiện này tăng vọt. Tuy nhiên, nhu cầu đi lại cùng với lượng dầu khoan giảm đi khiến sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ giảm 1% vào năm ngoái.

Khi thời tiết giá lạnh đang đến gần, nhu cầu năng lượng của các hộ gia đình ở Mỹ sẽ tăng lên cho các hoạt động chiếu sáng và sưởi ấm. Châu Âu đã bắt đầu cảm nhận được sức nặng của hiện tượng này khi giá khí đốt tự nhiên tăng vọt trên toàn lục địa. Khu vực này đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi việc tăng giá đến nỗi một số nơi hiện đang cân nhắc biện pháp đốt than mặc dù đã cam kết không làm như vậy.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) – tập hợp các quốc gia với nỗ lực bình ổn thị trường dầu mỏ, đã bị chỉ trích vì không cân bằng được thị trường. Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo đã phản pháo lại các quốc gia đang nhanh chóng chuyển đổi năng lượng xanh, nói rằng chính sách của họ đang làm tổn hại đến các khoản đầu tư vào nguồn cung dầu.

“Quá trình chuyển đổi năng lượng không được xử lý đúng cách”. Ông Barkindo phát biểu tại Diễn đàn Tình báo Năng lượng vào ngày 6/10: “Và do đó chúng ta bắt đầu chứng kiến sự sụt giảm.”

Vy An (theo Newsweek)

Xem thêm: