Ngày 9/11, công ty đầu tư mạo hiểm SoftBank Group Corp đã công bố tình hình hoạt động Quý 2 (từ tháng 4 đến tháng 9): “Quỹ Tầm nhìn” (Vision Fund) trực thuộc SoftBank đã tổn thất tổng cộng 879,2 tỷ Yên (khoảng 7,96 tỷ USD) khiến thu nhập đầu tư thâm hụt 395,2 tỷ Yên (tương đương 3,58 tỷ USD), giảm 2,285 tỷ Yên (tương đương 21,98 tỷ USD) so với cùng kỳ năm ngoái. Truyền thông Trung Quốc cho biết đây là “nạn nhân” lớn nhất trong những khó khăn nghiêm trọng mà các ‘gã khổng lồ’ công nghệ Trung Quốc gặp phải.

shutterstock 1536558683
(Nguồn: Saranya Phu akat/ Shutterstock)

Vào ngày 8/11, tại cuộc họp báo hoạt động Quý 2 của Tập đoàn SoftBank, trước khi công bố thâm hụt đầu tư, người sáng lập kiêm chủ tịch tập đoàn, ông Masayoshi Son đã tóm tắt lại thành tích rực rỡ của Tập đoàn SoftBank trong vài quý tài chính vừa qua, và sau đó video được ông trình chiếu là một trận bão tuyết mạnh – tượng trưng cho sự lao dốc trong Quý 2, tình hình của SoftBank giống như đang ở trong một trận bão tuyết mùa đông.

Giá trị tài sản ròng của SoftBank Group đã giảm từ 244 tỷ USD (ngày 30/6 năm nay) xuống còn 187 tỷ USD vào ngày 30/9. Trong đó, tỷ trọng giá trị tài sản ròng trong Tập đoàn Alibaba đã giảm từ 59% vào ngày 30/9/2020 xuống 28% trong một năm. Tỷ trọng giảm là do giá cổ phiếu của tập đoàn này giảm. Quỹ Tầm nhìn (Vision Fund) hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất về giá trị tài sản ròng, đã tăng từ 16% (một năm trước) lên 40%.

Khi nói về tài sản của Tập đoàn SoftBank ở Trung Quốc, ông Masayoshi Son không chỉ nêu tên giá cổ phiếu của Tập đoàn Alibaba mà còn nêu tên Công ty Công nghệ Didi Chuxing vì giá trị thị trường của Didi giảm mạnh trong ba tháng qua. Kết quả là tỷ lệ tài sản trên giá trị tài sản ròng ở Trung Quốc đã giảm xuống còn 36% vào ngày 30/9. Cổ phiếu của Coupang (NYSE: CPNG), một công ty thương mại điện tử của Hàn Quốc do SoftBank đầu tư, giảm mạnh, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến SoftBank thua lỗ lớn.

Về Quỹ Tầm nhìn, giá trị tài sản ở Trung Quốc đã giảm từ 1.476,8 tỷ Yên (tương đương 13,43 tỷ USD) xuống còn 132,1 tỷ Yên (tương đương 1,2 tỷ USD) trong 3 tháng qua. Hiện tại, các khoản đầu tư của Quỹ Tầm nhìn vào Trung Quốc và Mỹ lần lượt chiếm 19% và 35%, và các khoản đầu tư vào các khu vực khác trên thế giới chiếm 46%.

Giá trị vốn hóa thị trường của cả Alibaba và Didi Chuxing đều giảm do sự giám sát của chính quyền Bắc Kinh đối với những ‘gã khổng lồ’ công nghệ Internet. Ngoài ra, sự suy thoái của ngành giáo dục và thị trường bất động sản Trung Quốc có liên quan trực tiếp đến sự thay đổi chính sách của Bắc Kinh. Tuy nhiên, trong phần hỏi đáp tại cuộc họp báo, ông Masayoshi Son nói rằng ông vẫn sẽ tiếp tục đầu tư vào thị trường Trung Quốc.

Ông Masayoshi Son cho rằng mặc dù SoftBank đã thua lỗ lớn tại thị trường Trung Quốc trong 3 tháng qua, nhưng rủi ro vẫn có thể kiểm soát được. Trong đầu tư, các yếu tố như khu vực và ngành sẽ được xem xét để giảm thiểu rủi ro. Các công ty Nhật Bản nhìn chung có quy mô nhỏ, không dễ để tìm được một công ty kỳ lân phù hợp để đầu tư, SoftBank đã đầu tư vào một công ty và sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội.

Cái gọi là công ty kỳ lân ám chỉ các công ty khởi nghiệp với định giá hơn 1 tỷ USD. Kỳ lân là một loài động vật quý hiếm trong thần thoại Hy Lạp, gọi là công ty kỳ lân là có ý nói rằng rằng những công ty khởi nghiệp như vậy là khá hiếm trên thị trường đầu tư.

Quỹ Tầm nhìn đã đầu tư vào 368 công ty. Theo thông tin trên trang web của Quỹ Tầm nhìn, ngoài Didi Chuxing (NYSE: DIDI) và Didi Autonomous (DIDI Autonomous), các kỳ lân Trung Quốc được ông Masayoshi Son lựa chọn bao gồm ByteDance và Man Bang (NYSE: YMM), Zhangmen Education (NYSE: ZME), Mua sắm Dingdong, Tìm nhà ở Beke (NYSE: BEKE), Bảo hiểm ZhongAn (06060.HK) và Jingdong Logistics (02618.HK), v.v.

Theo trang chính thuộc trang tin tức Sina, báo cáo tài chính mới được công bố của Beke cho thấy khoản lỗ ròng 1,766 tỷ nhân dân tệ (tương đương 274 triệu USD) từ tháng 7 đến tháng 9 năm nay. Do điều kiện tài chính trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc bị thắt chặt, một số nhà phát triển bất động sản đang gặp tình trạng thiếu thanh khoản. Thị trường bất động sản của Trung Quốc đang dần hạ nhiệt, và việc tìm kiếm nhà ở đương nhiên cũng bị ảnh hưởng. Báo cáo cũng cho thấy thu nhập ròng của dịch vụ giao dịch nhà ở cũ từ tháng 7 đến tháng 9 là 6,1 tỷ nhân dân tệ (tương đương 900 triệu USD), so với 8,8 tỷ nhân dân tệ (tương đương 1,4 tỷ USD) trong cùng kỳ năm ngoái.

Tại cuộc họp báo, ông Masayoshi Son cũng thông báo rằng ông sẽ mua lại số cổ phiếu trị giá 1 nghìn tỷ Yên của công ty, thời gian mua lại theo kế hoạch là từ ngày 9/11 năm nay đến ngày 8/11 năm sau. Hiện tại, giá trị cổ phiếu của Softbank thấp hơn giá trị thực tế của tài sản ròng và ông Masayoshi Son có kế hoạch tăng lợi nhuận cho cổ đông thông qua việc mua lại.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng những ‘gã khổng lồ’ Internet của Trung Quốc đã phải hứng chịu khó khăn nghiêm trọng, nhưng không ngờ “nạn nhân” lớn nhất lại là Tập đoàn SoftBank của Nhật Bản. SoftBank đã đầu tư hơn 20 triệu USD vào Alibaba vào năm 2008 và đã tăng lên 55 tỷ USD khi Alibaba lên sàn chứng khoán vào năm 2014. Trong một số lần giảm cổ phần nắm giữ từ năm 2016 đến năm 2020, Tập đoàn SoftBank đã thu về hơn 28 tỷ USD.

Với những khoản lỗ khổng lồ như hiện nay, ông Masayoshi Son vẫn kiên quyết đầu tư vào thị trường Trung Quốc, hoặc muốn khai phá một Alibaba thứ hai như trước đây. Ngày 10/11, công ty Gaussian Robotics của Trung Quốc đã công bố hoàn thành vòng gọi vốn thứ ba trị giá 1,2 tỷ nhân dân tệ, và Quỹ Tầm nhìn là một trong những nhà đầu tư chính. 

Theo Thiệu Diệc, Epoch Times

Xem thêm: