Sri Lanka đang lún sâu sâu vào cuộc khủng hoảng nợ “Vành đai và Con đường” của Bắc Kinh, nền kinh tế của quốc gia này đang treo lơ lửng. Ngày 16/4, Sri Lanka đã tuyên bố đóng cửa thị trường cổ phiếu, từ ngày 18/4 sẽ tạm ngừng giao dịch 5 ngày, tương đương với việc không thể mua và bán cổ phiếu trong cả tuần.

Sri Lanka vo no Sri Lanka cho thue cang 99 nam Sri Lanka sup do kinh te 1562270176
Đảo quốc Sri Lanka đang tìm kiếm các khoản vay từ IMF và các tổ chức tín dụng ở Mỹ sau khi nền kinh tế nước này rơi vào khủng hoảng thời gian dài. (Ảnh minh họa: Garmoncheg/Shutterstock)

Theo tờ Thời báo Tự Do (Liberty Times) tại Đài Loan đưa tin, cuộc khủng hoảng kinh tế của Sri Lanka sắp xảy ra và gần đây nước này đã thông báo rằng sẽ tạm ngừng trả các khoản nợ nước ngoài. Phần dự trữ ngoại hối còn lại không nhiều sẽ được dùng để nhập khẩu nhu yếu phẩm phục vụ sinh kế của người dân, ví dụ như lương thực và nhiên liệu. Động thái này trực tiếp khiến xếp hạng tín nhiệm của quốc gia bị Fitch Ratings cắt xuống mức “C”, chỉ cao hơn vỡ nợ 1 mức. Standard & Poor’s hạ mức tín nhiệm của quốc gia này xuống “CC”, mức thấp thứ ba.

Để tránh phản ứng thái quá trên thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Sri Lanka đã ra lệnh cho Sở giao dịch chứng khoán Colombo ngừng giao dịch trong 5 ngày kể từ tuần tới, cho các nhà đầu tư thời gian để tìm hiểu điều kiện kinh tế của đất nước.

Ngày 12/4, Ngân hàng Trung ương Sri Lanka thông báo rằng sẽ tạm thời ngừng trả tất cả các khoản nợ nước ngoài để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước.

Ngày 8/4, Ngân hàng Trung ương Sri Lanka thông báo sẽ tăng đáng kể cả hai mức lãi suất chính lên 700 điểm cơ bản, trong đó lãi suất cơ sở cho vay cố định được nâng lên 14,5%, lãi suất cơ sở tiền gửi cố định được nâng lên 13,5% để đối phó với áp lực lạm phát gia tăng.

Ngày 4/4, Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đã đưa ra lời mời tới tất cả các đảng phái chính trị để tìm kiếm một giải pháp chung cho cuộc khủng hoảng quốc gia hiện nay. Đồng thời mở tất cả các chức vụ cấp bộ trưởng cho tất cả các đảng phái chính trị, nguyên nhân là trước đó hơn 20 nguyên bộ trưởng trong nội các đã từ chức tập thể vào ngày 3/4.

Đồng rupee của Sri Lanka đã mất giá mạnh trong tháng qua. Quốc gia này hiện đang phải đối mặt với các vấn đề như thiếu ngoại hối, thiếu nguồn cung cấp đồ dùng thiết yếu, giá cả tăng vọt và thiếu nguồn cung cấp điện, từ đó làm dấy lên các hoạt động kháng nghị của người dân. Do tình hình kinh tế và sinh kế của người dân ngày càng trầm trọng cùng các nhân tố bất ổn xã hội tăng rõ rệt, nên Sri Lanka hiện đã ban bố tình trạng khẩn cấp.

Sri Lanka phải đang đối mặt với khoản vay hơn 7 tỷ USD đến hạn vào năm 2022. Sau khi rơi vào bẫy nợ “Vành đai và Con đường” của Bắc Kinh, quốc gia này đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ ​​trước đến nay.

Số liệu của Ngân hàng Trung ương Sri Lanka cho thấy, tổng cộng các khoản cho vay từ Trung Quốc vào khoảng 3,38 tỷ USD, con số này không bao gồm lượng lớn các khoản cho vay của Bắc Kinh cung cấp cho các doanh nghiệp nhà nước của nước này. Các khoản vay của Trung Quốc đã được sử dụng để xây dựng các cơ sở hạ tầng quan trọng về mặt chiến lược ở đảo quốc Nam Á này như cảng biển, sân bay, đường sá. Trong đó bao gồm cả cảng Hambantota, được các công ty Trung Quốc thuê trong 99 năm.

Trong giai đoạn hiện nay, Sri Lanka đang tìm cách cứu trợ tài chính tức thời và yêu cầu chính quyền Bắc Kinh giúp bảo lãnh khoản tín dụng 2,5 tỷ USD, nhưng không nhận được sự phản hồi từ Bắc Kinh. Phái đoàn Sri Lanka quyết định tới Washington để tìm kiếm nguồn tài trợ lên tới 4 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các tổ chức cho vay khác, hy vọng có thể nhận được viện trợ của Mỹ để xoa dịu cuộc khủng hoảng.

Xem thêm các bài viết về Sri Lanka tại đây.