Thâm hụt thương mại của Mỹ năm 2018 lên đến 621 tỷ USD, tăng cao hơn 69 tỷ USD so với năm 2017. Đây cũng là mức thâm hụt cao nhất kể từ năm 2008.

tham hut thuong mai
Thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc năm 2018 đạt mức kỷ lục 419,2 tỷ USD. (Ảnh: Shutterstock)

Hầu hết các nhà kinh tế vốn không coi thâm hụt thương mại là thước đo sức mạnh của nền kinh tế Mỹ, bởi trong nhiều trường hợp, thâm hụt thương mại giảm chưa chắc đã đồng nghĩa với một nền kinh tế tốt. Minh chứng cho thấy năm vừa qua, kinh tế Mỹ tăng trưởng đạt mức 3,1%, con số cao nhất trong vòng 13 năm qua. Dù vậy, Tổng thống Trump luôn coi thâm hụt thương mại là kẻ thù đối với tăng trưởng kinh tế và việc làm tại Mỹ, xem đó là tiêu chuẩn quan trọng cho cuộc chiến thương mại kéo dài suốt một năm qua của mình.

Tuy nhiên, trái với kỳ vọng của ông Trump, số liệu do Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 6/3 cho thấy thâm hụt thương mại và hàng hóa dịch vụ của Mỹ đã chạm mức 621 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm 2017.

Mức thâm hụt thương mại năm 2018 tương đương 3% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Mỹ, tăng so với mức 2,8% trong 2017. Tuy nhiên, tỷ lệ thâm hụt này vẫn thấp hơn mức 6% trong khoảng 10 năm trước khi diễn ra khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế.

Tính cả năm, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ tăng thêm 218 tỷ USD (tăng 7.5%), lên đến 3,12 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, xuất khẩu chỉ tăng thêm 149 tỷ USD (tăng 6,3%), đạt mức 2.5 nghìn tỷ USD, chủ yếu nhờ xuất khẩu các mặt hàng như dầu thô, hóa dầu và động cơ máy bay.

Nhìn vào hàng hóa – một vấn đề mà ông Trump rất quan tâm, thâm hụt thương mại tăng thêm 83,8 tỷ USD lên mức 891 tỷ USD (tăng 10,4% so với năm 2017). Trong khi, Mỹ lại duy trì thặng dư 270 tỷ USD đối với thương mại dịch vụ (tăng 5,9% so với năm 2017).

Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và Mexico tiếp tục là những nước Mỹ có thâm hụt thương mại lớn nhất. Theo số liệu của Cục Điều tra Dân số, thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc tăng thêm 44 tỷ USD, đạt mức kỷ lục 419,2 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hóa Mỹ sang Trung Quốc giảm 9.6 tỷ USD xuống còn 120 tỷ USD; nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Mỹ tăng thêm 34 tỷ USD, lên đến mốc 540 tỷ USD.

Theo giới phân tích, chính sách giảm thuế của ông Trump được cho là một nguyên nhân quan trọng đẩy nhu cầu hàng nhập khẩu tăng. Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh lên nhờ chính sách này khiến đồng USD tăng giá, làm tăng nhập khẩu và giảm xuất khẩu.

trong khi đồng USD mạnh và thuế quan trả đũa nhằm vào hàng Mỹ gây sức ép giảm xuất khẩu.

Tổng thống Trump và những người ủng hộ lại đổ lỗi cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), cho rằng việc FED 4 lần nâng lãi suất trong năm 2018 khiến đồng USD mạnh lên, điều này làm suy yếu vị thế của ông trong chiến tranh thương mại và cản trở tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Hoàng Giang (Theo Business Insider)

Xem thêm: