Số lượng doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động trong tháng 1 năm 2017 tăng cao kỷ lục, ở mức 1.583 doanh nghiệp phá sản, chấm dứt hoạt động trong 1 tháng, là mức cao nhất kể từ năm 2013 (so cùng kỳ). Số lượng doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động năm 2016 cũng tăng mạnh, đạt mức cao nhất kể từ khi Tổng cục thống kê (TCTK) công bố số liệu này (2013-2016).

Hình 1: Doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động trong tháng 1 giai đoạn 2013-2017

Nguồn: TCTK
Nguồn: TCTK

Năm 2016, truyền thông trong nước hồ hởi với con số 110.100 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 16,2% so với cùng kỳ 2015 – mức cao nhất trong 4 năm qua, cho thấy chính sách vỗ về doanh nghiệp phần nào phát huy tác dụng. Tuy nhiên, số doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động cũng đạt mức kỷ lục: 12.478 doanh nghiệp, tăng tới 31,8% so cùng kỳ – mức cao nhất kể từ khi Tổng cục thống kê công bố dữ liệu này(!) Nếu tính gộp cả doanh nghiệp ngừng hoạt động, con số này lên tới 73.145 doanh nghiệp. Do khuôn khổ pháp lý để giải thể doanh nghiệp còn nhiều hạn chế nên số liệu doanh nghiệp ngừng hoạt động rất có ý nghĩa kinh tế đối với Việt Nam.

Mặc dù số lượng doanh nghiệp mới thành lập cũng tăng khá cho thấy môi trường kinh doanh nhiều hứa hẹn, niềm tin kinh doanh tăng. Tuy nhiên, tốc độ doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động tăng cao là dấu hiệu cảnh báo nền kinh tế đình trệ, còn nhiều khó khăn. Tổn thất của một doanh nghiệp đã từng hoạt động lâu năm giải thể và ngừng hoạt động là rất lớn ở góc độ việc làm, thu nhập bình quân đầu người và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia. Trong khi đó, với một doanh nghiệp mới thành lập cần phải mất tới 3 – 5 năm để khẳng định sự tồn tại và mới có thể có đóng góp vào nền kinh tế như tạo việc làm, thu nhập và giá trị gia tăng.

Tâm Như

Xem thêm: