Ngày 8/3, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào cho biết, Trung Quốc đã chính thức phê chuẩn Hiệp định Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Tuy nhiên, điều cần chú ý đó là, cam kết cách đây 20 năm của Trung Quốc khi tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vẫn chưa được thực hiện hoàn toàn. 

RCEP
RCEP (Ảnh: Asian.org)

Ông Vương Văn Đào cho biết, đang cùng với các cơ quan liên quan của Quốc vụ viện đẩy nhanh công tác chuẩn bị kỹ thuật. Hiện tại chuẩn bị kỹ thuật (bao gồm thuế quan, chứng nhận nơi sản xuất) đều rất thuận lợi, sau đó sẽ bàn bạc kết nối với các nước liên quan, sau khi được xác nhận, có thể lập tức có hiệu quả trong quá trình triển khai. Một số nước thành viên cũng đang đẩy nhanh tiến độ, hy vọng rằng các nước liên quan có thể đẩy nhanh tiến độ, cuối cùng đạt đến ngưỡng phê chuẩn của 6 quốc gia thành viên ASEAN và 3 quốc gia không phải thành viên ASEAN.

Hiệp định Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership,RCEP)do 10 nước ASEAN đưa ra, 5 nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand có hiệp định tự do thương mại với ASEAN cùng tham gia, tổng cộng có 15 nước cấu thành hiệp định tự do thương mại cấp cao. Hiệp định này cũng mở đối với nền kinh tế khác bên ngoài, ví dụ như các nước Trung Á, Nam Á và các nước Châu Đại dương. Mục đích của RCEP là cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan, xây dựng hiệp định tự do thương mại cho thị trường thống nhất. Sau khi được phê chuẩn và có hiệu lực, việc cắt giảm thuế quan giữa các nước thành viên sẽ dựa trên cam kết lập tức giảm thuế quan xuống bằng 0 và giảm thuế quan bằng 0 trong 10 năm. 

Trong thời gian đàm phán RCEP, khi đó chính quyền Obama và 10 nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương bao gồm Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Úc, v.v. đã tiến hành đàm phán và cơ bản đạt được thỏa thuận về môi trường và lao động trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương rộng lớn hơn. Tuy nhiên, sau khi một người luôn chủ trương “nước Mỹ trên hết” như ông Trump nhậm chức, năm 2017, ông đã rút khỏi hiệp định này với lý do làm tổn hại đến lợi ích của Mỹ.

Ngoài ra, trước đó, Ấn Độ, một quốc gia có dân số đứng thứ 3 trên thế giới cũng tham gia đàm phán RCEP, nhưng về sau đã rút khỏi đàm phán. Lý do là cùng với việc thực thi hiệp định quan hệ đối tác này, các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc có thể bán phá giá tại thị trường Ấn Độ, sẽ dẫn đến tổn hại cho kinh tế Ấn Độ. 

Ngày 15/11/2020, Trung Quốc và 14 nước khác đã thông qua phương thức hội nghị truyền hình để ký kết thỏa thuận, tổ hợp thành khu thương mại tự do quy mô lớn nhất trên thế giới, khu vực này sẽ bao gồm gần ⅓ GDP kinh tế toàn thế giới. 

Theo số liệu cho thấy, năm ngoái ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN tăng 76,6% so với cùng kỳ năm trước đó.

Năm ngoái, Chủ tịch luân phiên ASEAN, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã nói rằng “việc kết thúc đàm phán RCEP – một hiệp định thương mại tự do có quy mô lớn nhất thế giới, sẽ là thông điệp mạnh mẽ khẳng định vai trò đi đầu của ASEAN trong việc ủng hộ hệ thống thương mại đa phương, đóng góp vào tạo lập cấu trúc thương mại mới khu vực, thuận lợi hóa thương mại một cách bền vững và phát triển chuỗi cung ứng đang bị gián đoạn do COVID-19 cũng như sự hỗ trợ quá trình hồi phục sau đại dịch.”

Tuy nhiên, chính sách của Chính phủ ĐCSTQ không minh bạch, và liệu có thể giữ cam kết hay không thì vẫn còn bị nghi ngờ. 

Trong “Báo cáo về tình trạng Trung Quốc thực hiện các cam kết WTO năm 2019″ của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ được công bố ngày 6/3/2020, có nói rằng Trung Quốc đã vi phạm các cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Báo cáo viết: “Bất chấp kỳ vọng của các thành viên WTO và tuyên bố của Chính Trung Quốc rằng Trung Quốc sẽ chuyển đổi nền kinh tế và theo đuổi chính sách mở, lấy thị trường làm chủ đạo WTO hỗ trợ, Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách trọng thương do nhà nước chủ đạo trong kinh tế và thương mại.”

Báo cáo còn lấy ví dụ chi tiết về chính sách không công bằng và bẻ cong thương mại của Trung Quốc, bao gồm chính phủ trợ làm méo mó thị trường sản phẩm sắt thép và nhôm trên toàn cầu, ngăn cản đầu tư nước ngoài vào ngành dịch vụ, chính phủ can thiệp vào các ngành công nghiệp trong nước.

Học giả Chu Phương Châu (Zhou Fangzhou) từng có bài viết chỉ ra: Mỹ cho rằng họ đã thực hiện cam kết ban đầu đối với Trung Quốc hơn, nữa mức thuế rất thấp, nhưng Trung Quốc đã sử dụng nhiều rào cản thương mại và thuế quan cao để đối phó với việc nhập khẩu các sản phẩm của Mỹ. Ví dụ: Mỹ có các sản phẩm văn hóa có tính cạnh tranh cao như phim ảnh và nghệ thuật, cũng như các sản phẩm công nghệ cao như thuốc men và ô tô, các sản phẩm tài chính như ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm, Trung Quốc đều thiết lập thuế quan rất cao và kiểm duyệt. Đối với mạng Internet có sức cạnh tranh (Google, Facebook, Twitter , Instagram, v.v.) và các kênh truyền thông của Mỹ lại bị Trung Quốc cấm hoàn toàn. Điều này tương đương với thực tế là các sản phẩm cạnh tranh của Mỹ hoàn toàn không thể vào Trung Quốc, hoặc bị áp các mức thuế cao khi vào Trung Quốc, trong khi các sản phẩm của Trung Quốc có thể vào Mỹ mà không bị cản trở.

Ở góc nhìn của Chu Phương Châu, nếu hai bên đều có thể tuân theo quy tắc tự do thương mại, chính phủ không can dự thêm, mọi thứ do thị trường lựa chọn, vậy thì dù cho thâm hụt thương mại song phương lên đến 1000 tỷ USD thì cũng không ai có thể nói gì. Ai can dự, ai khống chế, ai thiết lập hàng rào, ai áp đặt thuế quan cao, thì là lỗi của người đó. Tự do thương mại vốn là một việc tốt nhất trên thế giới, giúp cho thế giới liên kết chặt với nhau, thúc đẩy sáng tạo, giảm đói rét và mang đến hòa bình. 

Tân Hà, Vision Times

Xem thêm: