Từ dẫn đầu, sân bay Hồng Kông rớt khỏi top 10 vì theo Zero-COVID như Bắc Kinh

Sân bay Changi của Singapore đã leo lên vị trí số 1 trong các sân bay nhộn nhịp nhất khu vực châu Á trong quý 2/2022. Ở chiều ngược lại, Hồng Kông kể từ khi theo đuổi Zero-COVID như Trung Quốc đã rớt xuống vị trí gần 30.

Cục quản lý Xuất nhập cảnh Hồng Kông cho biết trong hai năm qua, lượng người dân Hồng Kông di cư xuất cảnh qua sân bay lên tới gần 380.000 người. (Ảnh: HUI YT/Shutterstock)

Quý 2/2022, sân bay Changi của Singapore đã leo lên vị trí số 1 châu Á về lưu lượng hành khách quốc tế. Bốn sân bay bận rộn nhất tiếp theo là sân bay Indira Gandhi của Delhi, sân bay Suvarnabhumi của Bangkok (3,2 triệu mỗi sân bay), sân bay Seoul Incheon (2,9 triệu) và sân bay quốc tế Kuala Lumpur (2,6 triệu).

Du lịch quốc tế phục hồi khi nhiều quốc gia châu Á dỡ bỏ hạn chế đi lại COVID-19 (Viêm phổi Vũ Hán) từ tháng 4, với Nam Á phục hồi nhanh hơn và các sân bay Delhi, Mumbai và Dhaka nổi lên trong số những sân bay hoạt động hàng đầu của khu vực.

Ở chiều hướng ngược lại, sân bay quốc tế Hồng Kông chỉ tiếp nhận 591.000 hành khách trong ba tháng, chìm xuống vị trí thứ khoảng 30 và bị vượt qua bởi nhiều sân bay nhỏ hơn nhiều. Điều này khiến các nhà phân tích bi quan về tốc độ phục hồi của trung tâm tài chính một thời.

Trong bối cảnh hiện nay Hồng Kông vẫn theo đuổi chính sách Zero-COVID giống như cách Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) áp đặt lên người dân ở Đại lục, nhiều ý kiến cảnh báo rằng Hồng Kông còn một chặng đường dài phía trước để bắt kịp phần còn lại của châu Á và thế giới.

Trước đại dịch COVID-19, sân bay hồng Kông luôn đứng số 1 châu Á về lượng hành khách quốc tế. Trong quý 2/2019, sân bay này đã tiếp đón 19,1 triệu hành khách, đứng trên Seoul Incheon (17,6 triệu lượt), Changi (16,8 triệu lượt), Bangkok Suvarnabhumi và Sân bay Đào Viên của Đài Loan (cả hai đều là 12,3 triệu lượt).

Từ ngày 12/8, Hồng Kông đã rút ngắn thời gian cách ly bắt buộc tại khách sạn đối với những người đến từ 7 ngày xuống còn 3 ngày cộng với 4 ngày giám sát y tế tại nhà với quyền tự do di chuyển hạn chế.

Nhà phân tích hàng không Brendan Sobie cho biết đó là một ‘bước nhỏ’ nhưng không đủ để giữ cho thành phố cạnh tranh với các nơi còn lại.

“Để thu hút mọi người đến Hồng Kông, bạn phải loại bỏ hoàn toàn những yêu cầu này, bởi vì ở mọi nơi khác đều có”, ông Sobie nói.

Ông dự đoán khoảng cách giữa Hồng Kông và Singapore – hai thị trường tương tự nhau nhất về lưu lượng hành khách trước đại dịch sẽ tiếp tục mở rộng.

Changi đã xử lý 2,93 triệu hành khách trong tháng 6, chiếm 50% mức trước đại dịch, trong khi 295.000 hành khách của Hồng Kông chỉ bằng 5% mức trước COVID-19. Trung Quốc đại lục và Hồng Kông vẫn là “ngoại lệ trên toàn cầu”.

Ở những nơi khác ở châu Á, các hạn chế đi lại do đại dịch đã được nới lỏng với Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Philippines đã bỏ xét nghiệm COVID-19 trước khi khởi hành đối với du khách đã được tiêm phòng đầy đủ và không còn yêu cầu khách đến phải cách ly.

Nếu xét bình diện khu vực, châu Á tiếp tục tụt hậu so với các khu vực khác trên thế giới. Trong tháng 6, nhu cầu hành khách quốc tế ở châu Á là 30% mức trước đại dịch, so với 65% đến 85% ở các khu vực như châu Âu và Bắc Mỹ, đã mở cửa trở lại trước đó.

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cho biết sự phục hồi của ngành du lịch và lữ hành Hồng Kông sẽ chậm lại cho đến khi việc cách ly được bãi bỏ hoàn toàn.

“Việc thiết lập một mốc thời gian để dỡ bỏ kiểm dịch là rất quan trọng. Toàn bộ hệ sinh thái hàng không ở Hồng Kông – các hãng hàng không, sân bay, nhân viên xử lý mặt đất, an ninh – sẽ cần thời gian để tăng cường hoạt động để đáp ứng nhu cầu”, Phó chủ tịch khu vực Bắc Á của hiệp hội, Xie Xingquan cho biết.

Hôm thứ Tư, Chủ tịch Cathay Pacific Airways Patrick Healy cho biết Hồng Kông đã tụt hậu rất xa so với các trung tâm hàng không khác, và các quy tắc kiểm dịch của thành phố đối với phi hành đoàn, yêu cầu họ phải ở trong 3 ngày trong một khách sạn khi đến nơi, là “trở ngại lớn nhất duy nhất” đối với khả năng điều hành nhiều chuyến bay hơn của hãng hàng không.

Cathay cảnh báo sẽ mất “vài tháng” để tăng công suất chuyến bay sau khi tất cả các hạn chế COVID-19 được gỡ bỏ. Hãng không thể tiến hành đào tạo lại phi hành đoàn, ví dụ, trước khi các hạn chế được loại bỏ.

Đức Minh, theo SCMP

Đức Minh

Published by
Đức Minh

Recent Posts

Israel không kích Iran sẽ tác động gì đến giá dầu, giá vàng và chứng khoán?

Hôm 19/4, Israel bị cáo buộc phát động phản công Iran, điều này khiến nhà…

44 phút ago

Quá nhiều hay quá ít vitamin D đều có thể gây xơ cứng động mạch

Vitamin D là một trong những vitamin thiết yếu của cơ thể con người, giúp…

3 giờ ago

Ba Lan bắt nghi phạm liên quan đến ‘âm mưu ám sát ông Zelensky’

Một người đàn ông Ba Lan đã bị bắt vì cáo buộc cố gắng giúp…

8 giờ ago

Vụ Tịnh thất Bồng Lai: Công an khởi tố ông Lê Tùng Vân

Công An Long An khẳng định ông Lê Tùng Vân phạm tội Loạn luân. Tuy…

8 giờ ago

Học cách tạo sự yên tĩnh cho bản thân để lắng nghe nhiều hơn

Càng im lặng, bạn càng nghe được nhiều hơn. Tắt điện thoại, ngừng đọc, ngừng…

8 giờ ago

Telegram, Signal, WhatsApp và Threads bị gỡ bỏ tại Trung Quốc

Apple cho biết vào ngày 19/4 rằng họ đã gỡ bỏ ứng dụng WhatsApp và…

9 giờ ago