Sau khi Hoa Kỳ và châu Âu công bố các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga, các ‘gã khổng lồ’ về thanh toán và thẻ tín dụng Visa và Mastercard cũng ra lệnh cấm một số tổ chức tài chính của Nga sử dụng mạng thanh toán của họ, đồng thời cam kết mỗi bên sẽ cung cấp 2 triệu USD viện trợ nhân đạo cho Ukraine.

shutterstock 702638734
(Nguồn: Portographer/ Shutterstock)

Kể từ ngày 24/2, Nga tiếp tục phát động cuộc chiến quân sự xâm lược Ukraine với quy mô chưa từng có. Một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế của các chính phủ trên thế giới, gồm cả Hoa Kỳ, bao gồm việc loại bỏ Moscow khỏi hệ thống tài chính toàn cầu.

Tuần trước, ngày 21/2, sau khi Nga tuyên bố công nhận 2 khu vực miền đông Ukraine là các quốc gia có chủ quyền và độc lập, vào ngày 22/2, Mỹ đã công bố danh sách chế tài (danh sách SDN), gồm nhiều cá nhân và tổ chức tài chính Nga, cấm các công ty và cá nhân Mỹ tiếp cận và tiến hành các giao dịch kinh doanh với các đối tượng bị xử phạt này.

Hôm thứ Hai (28/02), Hoa Kỳ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với ngân hàng trung ương Nga, cấm người Mỹ tham gia vào bất kỳ giao dịch nào liên quan đến ngân hàng trung ương Nga, quỹ tài sản nhà nước Nga và Bộ Tài chính Nga.

Theo Reuters, Visa Inc. (Tập đoàn dịch vụ tài chính đa quốc gia của Mỹ sở hữu thương hiệu Visa) và MasterCard Worldwide (Công ty đa quốc gia tại New York, Mỹ sở hữu thương hiệu Master) khẳng định vào ngày 1/3, họ đã chặn nhiều tổ chức tài chính Nga vào mạng lưới thanh toán. Quyết định này nhằm tuân thủ các lệnh trừng phạt của Chính phủ Mỹ áp dụng đối với chiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine.

Ngày 28/2, Mastercard cho biết họ đã cấm nhiều tổ chức tài chính của Nga tham gia vào mạng lưới thanh toán của mình. Mastercard không nêu tên các công ty hoặc cá nhân liên quan, nhưng cho biết họ “sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan quản lý để tuân thủ đầy đủ mọi chức trách.”

Ngày 1/3, Visa thông báo rằng họ đã thêm các tổ chức tài chính có liên quan vào danh sách chế tài. Visa biểu thị họ đã hành động nhanh chóng theo các lệnh trừng phạt và đã chuẩn bị cho các biện pháp trừng phạt mới có thể xảy ra.

Các hãng đánh giá tín dụng S&P và Fitch đều thông báo đã hạ triển vọng tín nhiệm đối với nền kinh tế Nga từ “ổn định” xuống “tiêu cực” – tín hiệu cho thấy nước này có khả năng bị hạ xếp hạng tín dụng vì tác động của các lệnh trừng phạt.

Ngoài ra, hai công ty này cũng cam kết mỗi bên sẽ cung cấp 2 triệu USD viện trợ nhân đạo cho Ukraine.

Trước ngày 26/2, Hoa Kỳ, Canada và các nước thành viên EU đã đồng ý trục xuất các ngân hàng quan trọng của Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.

Sau khi các nước trên thế giới công bố các biện pháp chế tài rộng rãi đối với Nga, đồng rúp của Nga mất giá mạnh, rất đông người dân Nga đang xếp hàng để rút tiền từ máy ATM.

Trong khi đó, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi Kỹ thuật số của Ukraine, ông Mykhailo Fedorov, đã kêu gọi các sàn giao dịch tiền điện tử lớn chặn địa chỉ người dùng Nga.

Vì tiền điện tử không được sở hữu hoặc kiểm soát bởi một thực thể, nên bitcoin và các loại tiền điện tử khác có thể là một cách để các cá nhân ở Nga lách các lệnh trừng phạt và chuyển tiền.

Sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, Bianca, cho biết họ sẽ đóng băng tài khoản của các cá nhân Nga bị trừng phạt. Nhưng Bianca nhấn mạnh rằng họ sẽ không “đơn phương” đóng băng tài khoản của tất cả người dùng Nga.

Nhiều ngân hàng phương Tây, hãng hàng không và các tập đoàn năng lượng cũng đã cắt đứt quan hệ với Nga, họ gọi hành động của nước này là không thể chấp nhận được. Các quốc gia châu Âu và Canada đã đóng cửa không phận của họ đối với máy bay Nga.

Bình Minh (t/h)