Trang chủ Luật An ninh Hồng Kông
Luật An ninh Hồng Kông
14:34, 14/04/2024 (GMT+7)

Luật An ninh: Kế hoạch chuyển đồng NDT thành tiền tệ toàn cầu có khả thi?

Việc Washington quyết định áp đặt lệnh trừng phạt lên các cá nhân và tổ chức tài chính Trung Quốc liên quan đến Luật An ninh quốc gia mới của Hồng Kông có thể đe dọa nỗ lực nhằm biến đồng nhân dân tệ (NDT) thành đồng tiền quốc tế của Bắc Kinh.

china daily yuan
Đồng Nhân dân tệ (Ảnh: China Daily)

SCMP dẫn lời một số nhà phân tích cho hay mối đe dọa từ Mỹ đã làm tăng thêm sự cấp thiết trong việc thúc đẩy quốc tế sử dụng đồng nhân dân tệ và giảm thiểu phụ thuộc vào đồng đôla Mỹ của Bắc Kinh. 

Hôm 14/7 Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một lệnh hành pháp chấm dứt tình trạng đặc biệt của Hồng Kông theo luật pháp Hoa Kỳ để đáp trả việc Bắc Kinh áp đặt Luật an ninh quốc gia đối với đặc khu. Đến ngày 7/8, Mỹ tuyên bố lệnh trừng phạt tài chính với 11 quan chức cấp cao Hồng Kông và ĐCSTQ vì đã gây hại cho chế độ tự trị của Hồng Kông.

Mối đe dọa này đã khiến vai trò của Hồng Kông với tư cách là một trung tâm tài chính toàn cầu bị lung lay dữ dội. Nó cũng khiến kế hoạch quốc tế hoá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trở nên hết sức mong manh khi Hồng Kông là đầu cầu cho việc tiếp cận tiền tệ đối với các thị trường trên toàn thế giới.

Ông Matt Gertken, một chiến lược gia địa chính trị tại BCA Research nói rằng cuộc đối đầu ngày càng gay gắt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang gây ra những nghi ngại về giá trị của đồng nhân dân tệ và “tính khả dụng” của nó trong thời gian dài sắp tới, cũng là một trở ngại cho nỗ lực quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.

“Thách thức địa chính trị trực tiếp từ Hoa Kỳ sẽ khiến các nhà đầu tư phải thận trọng trong việc tăng sử dụng đồng nhân dân tệ một cách nhanh chóng,” ông Gertken cho biết. “Washington đang tăng cường ngăn chặn gia tăng tài chính cũng như tăng trưởng công nghệ của Trung Quốc.”

Nếu Hoa Kỳ đẩy mạnh mối liên kết thương mại sâu sắc hơn với các quốc gia khác, các quốc gia này có thể sẽ không tham gia cùng với Trung Quốc trong việc tạo ra một cấu trúc toàn cầu nhằm bỏ qua đồng đôla Mỹ. 

Nguy cơ Trung Quốc thiếu hụt USD từ các lệnh trừng phạt của Mỹ

Nỗ lực lâu dài của Trung Quốc nhằm tiếm ngôi đồng đôla Mỹ với tư cách là  đồng tiền dự trữ chính toàn cầu ngày càng tăng tốc sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Bắc Kinh đã tăng việc sử dụng đồng nhân dân tệ trong đầu tư và thương mại xuyên biên giới, xây dựng một hệ thống thanh toán bằng đồng nhân dân tệ xuyên biên giới, ký các thỏa thuận chuyển đổi tiền tệ song phương với gần 40 ngân hàng trung ương trên khắp thế giới, và thúc đẩy ý tưởng về một loại tiền tệ siêu chủ quyền dựa trên quyền rút vốn đặc biệt (SDR) – một đơn vị kế toán do Quỹ Tiền tệ Quốc tệ (IMF) phát triển và tạo ra.

Hồng Kông là nơi đầu tiên tham gia vào kế hoạch toàn cầu hóa đồng nhân dân tệ của Bắc Kinh. Các nhà bán lẻ và các điểm đổi tiền tại Hồng Kông phục vụ cho khách du lịch Đại lục đã bắt đầu chấp nhận đồng nhân dân tệ trước những nơi khác. Cơ chế kết nối cổ phiếu cũng cho phép người nước ngoài đầu tư vào các cổ phiếu và trái phiếu Đại lục thông qua Hồng Kông, qua đó cung cấp các kênh đầu tư cho đồng nhân dân tệ ra nước ngoài.

Nhưng những trở ngại chính đối với việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ vẫn còn đó. Không giống như đồng đôla Hồng Kông, đồng tiền Trung Quốc vẫn không thể chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác ngay cả khi nhận được trạng thái tiền tệ quốc tế danh nghĩa vào năm 2016 sau khi nó được đưa vào rổ tiền tệ SDR cùng với đồng đô la Mỹ, đồng euro, đồng bảng Anh và đồng yên Nhật.

Bắc Kinh đã thắt chặt kiểm soát đối với các khoản thanh toán ra nước ngoài trong những năm gần đây sau những cuộc rút vốn do sự thất bại thảm hại của thị trường chứng khoán vào năm 2015.

Ông Jia Kang, một nhà nghiên cứu từng làm việc Bộ Tài chính, cho biết vào đầu tháng 7 rằng đây chưa phải là lúc để Trung Quốc “phá bỏ bức tường lửa kiểm soát vốn của mình” bởi nước này vẫn cần một tài khoản vốn đóng để bảo vệ hệ thống tài chính trong nước trước những cú sốc bên ngoài.

Ông Jia nhận định cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ đã khiến khả năng chuyển đổi ngoại hối của các công dân Trung Quốc trở nên khó khăn hơn, và vấn đề không phải là làm thế nào để tăng tốc việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ, mà trọng tâm là làm thế nào để giữ vững vị thế hiện nay của nó.

Ông Tommy Wu, nhà kinh tế học tại Oxford Economics, nói rằng Trung Quốc vẫn muốn thúc đẩy việc sử dụng đồng nhân dân tệ bên ngoài biên giới của họ, đặc biệt là giữa các nước thuộc dự án Vành đai và Con đường, nhưng nhu cầu đối với đồng nhân dân tệ có thể suy yếu trong thời kỳ phân tách Mỹ – Trung.

Tuy nhiên, việc Bắc Kinh mong muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng đôla Mỹ là rất rõ ràng, và các cuộc thảo luận đã được đẩy mạnh để tìm cách gia tăng việc sử dụng đồng nhân dân tệ như một phương án thay thế.

Ông Zhou Li, cựu phó Giám đốc của Ban liên lạc quốc tế ĐCSTQ, đã viết vào tuần trước rằng đã đến lúc Trung Quốc phải tách mình ra khỏi đồng đôla Mỹ trước cuộc đối đầu toàn diện với Hoa Kỳ. “Bằng cách tận dụng vị thế độc quyền toàn cầu của đồng đôla Mỹ, Hoa Kỳ sẽ tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng ngày càng tăng đối với sự phát triển tiếp theo của Trung Quốc,” ông Zhou viết.

Nhưng việc thách thức vai trò chi phối của đồng đôla Mỹ trong hệ thống tiền tệ toàn cầu luôn là một cuộc chiến rất khó khăn bởi vì đồng đôla Mỹ không chỉ được hỗ trợ bởi sức mạnh của nền kinh tế, quân sự và thể chế của Hoa Kỳ, mà nó còn được củng cố bởi sự lựa chọn của các ngân hàng, thương nhân và các nhà đầu tư trên khắp thế giới.

“Trung Quốc sẽ cảm thấy cấp bách hơn trong việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ, nhưng phần còn lại của thế giới sẽ không chia sẻ sự cấp bách đó,” ông Gertken cho biết.

Xuân Lan (theo SCMP)

Xem thêm:

Cập nhật lúc 07:14, 23/08/2020

Bà Carrie Lam bị chặn thẻ tín dụng vì lệnh chế tài của Mỹ

Gần đây Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga và Cảnh sát trưởng Hồng Kông Đặng Bính Cường đã có trả lời phỏng vấn của truyền thông, tiếp tục “biểu đạt trung thành” với quốc gia, cả hai người cùng được hỏi về ảnh hưởng sau bị Mỹ chế tài. Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết chế tài liên quan đã mang đến một chút bất tiện cho cá nhân, ví dụ bị hạn chế khi sử dụng thẻ tín dụng, nhưng bà nói thẳng sẽ không bị dọa vì chế tài. Còn ông Đặng Bính Cường lại lên án “nước khác” dùng “thủ đoạn mafia” vì nguyên nhân chính trị để đàn áp ông, ông cũng thừa nhận một bộ phận dịch vụ ngân hàng của ông bị ngừng.

202008195656
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga và Giám đốc Sở Cảnh vụ Hồng Kông Đặng Bính Cường. (Ảnh: Epoch Times).

Thẻ tín dụng của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga bị chặn vì lệnh chế tài

Theo Apple Daily đưa tin, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, người có tên trong danh sách chế tài của Mỹ, mới đây đã nhận trả lời phỏng vấn của Mạng truyền hình Toàn cầu Trung Quốc trực thuộc CCTV. Bà Lâm nói chế tài đã mang đến một chút bất tiện, nhưng bà cũng nói điều quan trọng là bà và các quan chức khác có thể được sự tín nhiệm của Trung ương (chính quyền Bắc Kinh) trong thời khắc quan trọng của lịch sử, cảm thấy vinh hạnh khi được thực thi Luật Anh ninh Quốc gia khu vực Hồng Kông để duy hộ chủ quyền quốc gia.

Luật An ninh Quốc gia khu vực Hồng Kông có hiệu lực đã hơn một tháng, cảnh sát Hồng Kông bắt giữ nhiều người, ngoài ra còn truy nã nhiều nhân sĩ ở hải ngoại, về vấn đề này, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nói rằng Luật Anh ninh Quốc gia có hiệu quả “chấn tà”. Công ty Hồng Kông hoặc các chuyên gia hiện tương đối khó đi vào thị trường nước ngoài, “Chúng tôi phải chuyển trọng điểm của mình vào thị trường khổng lồ trong nước, nhất là khu vực vùng vịnh Quảng Đông-Hồng Kông-Ma Cao.”

Ông Đặng Bính Cường bị hạn chế dịch vụ ngân hàng

Cảnh sát trưởng Hồng Kông Đặng Bính Cường trước đó trả lời phỏng vấn của tờ Nhật báo Kinh tế, bản tin được đăng ngày 17/8. Ông Đặng phê bình nước khác vì nguyên nhân chính trị đã dùng “thủ đoạn mafia” để đàn áp ông, đồng thời thừa nhận bộ phận dịch vụ ngân hàng bị ngừng. Sau khi chế tài của Mỹ có hiệu lực, cũng có một bộ phận quốc gia ngừng bán vật tư cho cảnh sát Hồng Kông, và cắt đứt các hoạt động huấn luyện cấp quốc với nhau.

Ông Đặng cho biết, lực lượng cảnh sát sẽ không bị dọa sở bởi “thủ đoạn đe dọa cấp quốc gia”, ông nhấn mạnh sứ mệnh của mình là duy hộ an ninh quốc gia, còn nói bản thân mình thanh thản, mỗi đêm đều ngủ ngon, tự khen mình không làm gì hổ thẹn trong công tác.

Trước đó, ngày 7/8, Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Mỹ đã tuyên bố chế tài 11 quan chức cấp cao của Hồng Kông và ĐCSTQ, bao gồm: Phó Chủ nhiệm Văn phòng sự vụ Hồng Kông & Ma Cao Trương Hiểu Minh; Chủ nhiệm Văn phòng Sự vụ Hồng Kông & Ma Cao Hạ Bảo Long; Chủ nhiệm Văn phòng liên lạc Trung ương tại Hồng Kông Lạc Huệ Ninh; Giám đốc Văn phòng An ninh Quốc gia tại Hồng Kông Trịnh Nhạn Hùng; Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga; Cục trưởng Cục Bảo an Hồng Kông Lý Gia Siêu; Giám đốc Sở Cảnh vụ Hồng Kông Đặng Bính Cường; cựu Giám đốc Sở Cảnh vụ Hồng Kông Lư Vĩ Thông; Vụ trưởng Tư pháp Hồng Kông Trịnh Nhược Hoa; Cục trưởng Cục Sự vụ Hiến pháp và Đại lục Tăng Quốc Vệ; Tổng thư ký Ủy ban An ninh Quốc gia Hồng Kông Trần Quốc Cơ. Nguyên nhân chế tài là vì những người này phá hoại tự do chính trị của Hồng Kông.

Hứa Thiên Lạc

Xem thêm:

Cập nhật lúc 01:17, 20/08/2020

Sở di trú Hồng Kông bị cáo buộc trì hoãn cấp thị thực cho nhà báo nước ngoài

Việc nộp đơn xin gia hạn visa của nhân viên văn phòng báo chí quốc tế tại Hồng Kông đang bị trì hoãn trong khi chính quyền siết chặt các cơ quan báo chí địa phương, theo Taiwan News.

Embed from Getty Images

Các nhà báo nước ngoài muốn gia hạn visa tại Hồng Kông đang đối mặt với sự chậm trễ khi có những tin tức cho biết một đơn vị di trú mới đã âm thầm được thành lập để xử lý “những đơn xin visa nhạy cảm.” Cùng với các cuộc đột kích trước đó vào trụ sở của Apple Daily, tình trạng bất an đối với nền tự do báo chí tại khu vực đang tăng cao hơn bao giờ hết.

Một số phóng viên quốc tế nộp đơn xin gia hạn visa đã phải chờ đợi một thời gian khá dài để đơn được chấp nhận mà không nhận được bất kỳ lời giải thích nào. Đây là một điều bất thường tại một thành phố quốc tế từ lâu được xem là trung tâm báo chí của châu Á. Các phóng viên tại Văn phòng Hồng Kông của The Wall Street JournalThe South China Morning Post đều gặp phải sự cố này, trong khi phóng viên của The New York Times phải chờ đợi lâu nhất, theo The Stand News.

Tờ The Standard dẫn nguồn thạo tin cho biết một “đơn vị an ninh quốc gia” mới đã được Sở Di trú thành lập và được lãnh đạo bởi một quan chức di trú cấp cao, chịu trách nhiệm xử lý các đơn xin visa “nhạy cảm”, chẳng hạn các đơn xin cấp visa của các cơ quan truyền thông quốc tế và các tổ chức của Đài Loan.

Trước đây, thủ tục cấp visa cho các phóng viên nước ngoài thuộc thẩm quyền của Bộ phận thẩm định Chất lượng người nhập cư và cư dân Đại lục (QMMR), đặt tại tầng 6 của toà nhà Văn phòng Nhập cư tại quận Wan Chai. Tuy nhiên, một nguồn tin thân cận với Bộ Di trú nói với The Stand News rằng bộ phận mới thành lập này không nằm trong các văn phòng QMMR mà dường như là một đơn vị nội bộ; nguồn tin cũng không thể tìm thấy bất kỳ danh sách nhân viên nào của đơn vị mới này.

Đơn vị “an ninh quốc gia” này được cho là đứng đằng sau những bất thường của thủ tục cấp visa hiện nay, và họ đang tìm những lý do kỹ thuật để biện minh cho chuyện này, nguồn thạo tin cho biết.

Ví dụ, một biên tập viên nước ngoài đã không liệt kê chi tiết “đưa tin” như là một trách nhiệm của công việc trong đơn xin visa ban đầu nhưng bị phát hiện đã đưa tin về một cuộc biểu tình tại Hồng Kông thì đơn xin visa của họ có thể bị lãng quên hoặc bị từ chối. Theo bài báo, đơn vị này cũng đang xem xét cẩn thận Quỹ dự phòng bắt buộc (quỹ hưu trí) đối với các cư dân Hồng Kông để tìm ra những khoảng trống giữa các lần thanh toán mà họ có thể diễn giải là người nộp đơn không làm việc liên tục tại Hồng Kông và do đó không cần phải có visa làm việc.

Sở Di trú nói với Taiwan News rằng “Hồng Kông luôn áp dụng một chính sách thực tế và cởi mở” trong việc thuê các chuyên gia. “Mỗi đơn xin visa sẽ được xử lý phù hợp với luật pháp và chính sách di trú,” họ cho biết thêm.

Vấn đề này xảy ra khi căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh lan sang lĩnh vực báo chí vào đầu năm nay. Một tháng sau khi yêu cầu 5 cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc hoạt động tại Mỹ phải đăng ký là “phái bộ ngoại giao”, Hoa Kỳ thông báo các cơ quan này phải cắt giảm 40% số lượng nhân viên của họ. Trung Quốc nhanh chóng trục xuất phóng viên của New York Times, The Washington Post và The Wall Street để trả đũa.

Tuần trước Câu lạc bộ Phóng viên nước ngoài tại Hồng Kông đã ra thông báo phản đối sự chậm trễ này và cũng bày tỏ quan ngại về những tiếng nói hiếu chiến tại Bắc Kinh, bao gồm cả biên tập viên của Thời báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ đang kêu gọi trả đũa chống lại hoạt động truyền thông Hoa Kỳ tại Hồng Kông. Câu lạc bộ cũng kêu gọi cả Trung Quốc và Hoa Kỳ giảm các hành động ăn miếng trả miếng đối với các nhân viên truyền thông. 

Kể từ khi Luật An ninh quốc gia mới của Trung Quốc áp đặt lên Hồng Kông có hiệu lực vào ngày 1/7, Hồng Kông đang chứng kiến một cuộc đàn áp tự do ngôn luận chưa từng có, Taiwan News bình luận.

Ông trùm truyền thông Jimmy Lai đã bị bắt cùng với hai người con trai và bốn nhân viên của Apple Daily vào sáng thứ Hai (10/8). Sau đó hàng chục cảnh sát đã đột kích vào các trụ sở của tờ báo này lục soát. Dù không nêu ra bất kỳ bằng chứng nào, Văn phòng của Ủy viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hồng Kông vào ngày 11/8 tuyên bố ông Lai và một “nhóm nhỏ những kẻ gây rối chống Trung Quốc đã công khai thông đồng với các lực lượng bên ngoài gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.” 

Gia Huy, theo Taiwan News

Xem thêm:

Cập nhật lúc 12:06, 18/08/2020

Carrie Lam cắt đứt quan hệ với ĐH Cambridge, trả lại danh hiệu “Viện sĩ danh dự”

Nhà lãnh đạo Hồng Kông đã hủy bỏ danh hiệu “Viện sĩ danh dự” tại Trường Wolfson thuộc Đại học Cambridge và cắt đứt quan hệ với tổ chức giáo dục này vì cho rằng họ đã có những cáo buộc vô căn cứ về bà, theo SCMP.

carrie lam
Trưởng Đặc khu Hồng Kông Carrie Lam (Ảnh: Vision Times)

Trường đặc khu Hồng Kông Carrie Lam đã đưa ra lời phản đối sau khi trường đại học ở Anh bày tỏ lo ngại về vai trò của bà trong Luật An ninh quốc gia mà Bắc Kinh áp đặt lên Hồng Kông vào tháng 6.

Vào tối thứ Bảy (15/8), bà Lam cho biết trên trang Facebook của mình rằng bà đã viết thư cho trường đại học một ngày trước đó để từ bỏ danh hiệu “Viện sĩ danh dự” sau khi bị hủy visa Mỹ. Danh hiệu này thường được trao cho những người có thành tích xuất sắc và giữ vị trí cao. Bà Lam trước đó đã hoàn thành chương trình dành cho các nhà quản lý cấp cao của chính phủ ở đó vào năm 1982 và đã được trao danh hiệu vào năm 2017.

“Hiệu trưởng đã viết thư cho tôi vào tuần trước, nói rằng trường đại học tin rằng tôi đã đi lệch khỏi nguyên tắc tự do học thuật và tự do ngôn luận, trừng phạt những giáo viên đã chỉ trích chính phủ, cấm sinh viên hát và hô khẩu hiệu ở trường và thực thi Luật An ninh quốc gia bên ngoài Hồng Kông,” bà Lam viết.

Bà Lam đã mô tả những lời buộc tội trên là “vô căn cứ”. Bà cho biết trường đại học đã thừa nhận với bà rằng những cáo buộc dựa trên những gì họ “nghe thấy” và “những gì đã được báo cáo”, do đó bà cảm thấy thất vọng về việc nhà trường có thể vu khống ai đó thông qua tin đồn.

 “Rất khó để thuyết phục bản thân duy trì quan hệ với trường Wolfson thêm nữa, do đó tôi trả lại danh hiệu Viện sĩ danh dự ”, bà Lam nói.

Tờ SCMP trích dẫn một tuyên bố từ trường đại học cho biết: “Cơ quan quản lý đã nêu quan ngại với bà Carrie Lam về cam kết của bà đối với việc bảo vệ nhân quyền và tự do ngôn luận ở Hồng Kông sau các sự kiện gần đây ở đó. Đáp lại, bà Lam đã từ từ bỏ danh hiệu ‘Viện sĩ danh dự ‘của mình. Chúng tôi trước đó đã dự kiến sẽ xem xét lại danh hiệu này của bà Lam vào đầu tháng tới, nhưng giờ sẽ không cần làm như vậy nữa.”

Giáo sư Jane Clarke, hiệu trưởng trường Cao đẳng Wolfson, đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 1/7 để bày tỏ quan ngại về Luật An ninh mới.

“Trường Wolfson ủng hộ mạnh mẽ việc bảo vệ nhân quyền và quyền tự do ngôn luận của tất cả các thành viên. Theo đó, chúng tôi quan ngại sâu sắc bởi các sự kiện gần đây ở Hồng Kông sau khi Luật An ninh quốc gia được ban hành. Cơ quan quản lý sẽ xem xét vai trò của bà Lam như một thành viên danh dự của trường đại học,” ông nói.

Một nhóm có tên “Cambridge đứng lên với Hồng Kông” bao gồm nhiều sinh viên và cựu sinh viên Cambridge cho biết họ hoan nghênh trước thông tin rằng bà Lam đã huỷ bỏ danh hiệu, nhưng yêu cầu Trường Wolfson làm rõ liệu nó có bị thu hồi hay không.

Trong hai năm qua, đã có nhiều nhóm, các nhà lập pháp và cá nhân đã thúc giục trường tước bỏ danh hiệu của bà. Năm ngoái, ba nhà lập pháp Anh đã viết thư cho cả trường cao đẳng và Đại học Cambridge kêu gọi tổ chức này làm như vậy với cáo buộc lãnh đạo Hồng Kông “không đủ năng lực và không tiếp cận tích cực trong việc xử lý các cuộc biểu tình chống dẫn độ.”

Tuần trước, chính quyền TT Donald Trump đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với 11 quan chức địa phương và Trung Quốc Đại lục, bao gồm cả bà Lam.

Bộ Tài chính Hoa Kỳ tuyên bố bà Lam đã “thực hiện các chính sách thân Bắc Kinh đàn áp các quyền tự do và dân chủ,” trích dẫn vai trò của bà vào năm ngoái trong nỗ lực thông qua Luật dẫn độ và gần đây hơn là sự tham gia của bà vào việc “phát triển, thông qua hoặc thực hiện” Luật An ninh quốc gia.

Bà Lam đã mô tả các biện pháp trừng phạt là “đáng xấu hổ và đáng khinh bỉ,” và nói rằng chính quyền của bà sẽ không bị đe doạ trước những điều này.

Xuân Lan (theo SCMP)

Xem thêm:

Cập nhật lúc 12:38, 18/08/2020

Giấy phép cư trú cho người HK tại Đài Loan tăng gấp đôi trong nửa đầu 2020

Bất ổn và đàn áp ở Hồng Kông được coi là động lực chính để ngày càng nhiều cư dân Hồng Kông rời bỏ đặc khu và tìm kiếm định cư từ các quốc gia khác, trong đó có Đài Loan.

ROC MOI National Immigration Agency entry 20170107
Sở di trú quốc gia Đài Loan (Ảnh: Wikipedia)

Theo CNA đưa tin hôm 15/8, số lượng người Hồng Kông nhận được giấy phép cư trú tại Đài Loan đã tăng gấp đôi trong nửa đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, trong vòng nửa đầu năm 2020, đã có tổng cộng 3.161 người từ Hồng Kông nhận được giấy phép cư trú tại Đài Loan, tăng 116% so với 1.464 người đăng ký so với cùng kỳ năm 2019, theo Sở Di trú Quốc gia.

Trước đó, lượng người Hồng Kông tìm cách định cư tại Đài Loan đã tăng từ 4.148 trong năm 2018 lên 5.858 người trong năm 2019 trong bối cảnh các cuộc biểu tình lớn chống lại Luật dẫn độ liên tiếp nổ ra trong nhiều tháng tại đặc khu. Luật này sau đó đã bị bãi bỏ, nhưng đã được thay thế bằng Luật An ninh quốc gia có hiệu lực từ ngày 1/7 năm nay.

Dựa trên các Quy định về Thường trú hoặc Thường trú cho Người dân ở Khu vực Hồng Kông và Khu vực Ma Cao, có 16 cách khác nhau để đăng ký cư trú tại Đài Loan.

Những điều này bao gồm đăng ký với tư cách là người có quan hệ huyết thống hoặc vợ/chồng của một người Đài Loan; với tư cách là một người có tay nghề cao có chứng chỉ do chính phủ Hồng Kông/Ma Cao cấp trong một lĩnh vực chuyên ngành; với tư cách là một người có thành tích đặc biệt trong một lĩnh vực cụ thể; hoặc với tư cách là một doanh nhân đầu tư 6 triệu Đài tệ (204.079 USD) trở lên ở Đài Loan.

Các nhà quan sát cho rằng sự gia tăng rõ rệt của tình trạng bất ổn ở Hồng Kông, cùng với việc Trung Quốc và chính quyền địa phương của Đặc khu hành chính liên tiếp có các động thái trấn áp người bất đồng chính kiến đã dẫn đến nhiều lo ngại cho người dân về tương lai của nhà nước pháp quyền ở thành phố này.

Thanh Thuỷ

Xem thêm:

Cập nhật lúc 01:44, 18/08/2020

Google ngừng trả lời yêu cầu cung cấp dữ liệu từ chính quyền Hồng Kông

Công ty Google hôm thứ Sáu (14/8) cho biết họ sẽ không cung cấp dữ liệu theo yêu cầu từ chính quyền Hồng Kông sau khi Trung Quốc ban hành Luật An ninh quốc gia mới, theo Washington Post.

Embed from Getty Images

Trong tuyên bố qua email, Google khẳng định đã không cung cấp bất kỳ dữ liệu nào kể từ khi luật mới có hiệu lực vào đầu tháng 7 và sẽ không trực tiếp trả lời các yêu cầu như vậy.

“Như mọi khi, các nhà chức trách bên ngoài Hoa Kỳ có thể tìm kiếm dữ liệu cần thiết để điều tra tội phạm thông qua các thủ tục ngoại giao,” Google nói thêm. 

“Google đã xem xét tất cả các yêu cầu về dữ liệu người dùng và từ chối “những yêu cầu có phạm vi quá rộng” để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng,” công ty cho biết.

Theo tờ Washington Post, động thái của Google có ngụ ý rằng công ty hiện sẽ đối xử với Hồng Kông giống như Trung Quốc Đại lục trong các sự vụ như vậy.

Google đã thông báo với cảnh sát Hồng Kông vào thứ Năm (13/8) rằng tất cả các yêu cầu về dữ liệu sẽ cần phải chiểu theo Hiệp ước Tương trợ Tư pháp với Hoa Kỳ, tức cần phải đưa qua Bộ Tư pháp Hoa Kỳ xem xét. 

Vào tháng 7, Facebook, Google và Twitter đã dừng việc xử lý các yêu cầu của chính phủ về dữ liệu người dùng ở Hồng Kông sau khi Trung Quốc ban hành Luật An ninh quốc gia gây tranh cãi.

Các công ty công nghệ này từ lâu hoạt động tự do tại Hồng Kông, nơi Internet không bị chặn bởi tường lửa như ở Trung Quốc Đại lục.

Luật An ninh quốc gia đã vấp phải sự chỉ trích từ chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump và làm gia tăng căng thẳng Mỹ – Trung sau quyết định của Washington chấm dứt quy chế đặc biệt của đặc khu.

Hôm 7/8 vừa qua, Mỹ tuyên bố chế tài 11 quan chức cấp cao của Hồng Kông và ĐCSTQ, bao gồm cả Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga với lý do “phá hoại tự do chính trị của Hồng Kông.” Tài sản tại Mỹ của 11 người trong danh sách bị chế tài sẽ bị đóng băng.

Thanh Thuỷ

Xem thêm:

Cập nhật lúc 16:00, 15/08/2020

TT Trump lên án các cuộc tấn công gần đây vào tự do báo chí Hồng Kông

Tổng thống Donald Trump hôm thứ Năm (13/8) đã lên án các cuộc tấn công vào tự do báo chí tại Hồng Kông. Ông gọi hành động bắt giữ ông trùm truyền thông Jimmy Lai (Lê Trí Anh) và cảnh sát bố ráp vào tòa soạn báo của ông này gần đây là “điều kinh khủng”.

Embed from Getty Images

Trả lời câu hỏi của phóng viên tờ The Epoch Times trong buổi họp báo hôm 13/8, ông Trump nói: “Tôi ghét phải thấy những gì đang xảy ra với Hồng Kông, bởi vì tự do là điều tuyệt vời”.

Bình luận nêu trên của Tổng thống Trump đến vài ngày sau khi cảnh sát Hồng Kông bắt giữ ông Jimmy Lai, 71 tuổi, nhà sáng lập tờ nhật báo ủng hộ dân chủ Apple Daily. Ông Lai bị giới chức Hồng Kông cáo buộc thông đồng với các thế lực bên ngoài vi phạm luật an ninh quốc gia mới mà Bắc Kinh đã áp đặt lên Hồng Kông từ đầu tháng Bảy. Gần 200 cảnh sát cũng đã bố ráp vào tòa soạn báo Apple Daily trong ngày 9/8.

>>Ông trùm truyền thông ủng hộ dân chủ Hồng Kông đã bị bắt

Ông Lai là một trong những tiếng nói chỉ trích thẳng thắn Bắc Kinh nhất tại Hồng Kông và ông nhận được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng. Ông đã được tại ngoại vào đêm 11/8 sau khi nộp tiền bảo lãnh. Theo truyền thông Hồng Kông, ông Jimmy Lai đã được thả và lên xe trở về nhà vào lúc 0:32 sáng ngày 12/8 (giờ Hồng Kông).

Tôi nghĩ đó là một điều kinh khủng”, ông Trump nói về việc giới chức Hồng Kông tấn công vào tự do báo chí.

Chúng tôi đã trao nhiều ưu đãi rất lớn cho Hồng Kông, vì dân chủ. Chúng tôi bây giờ đã rút lại tất cả những ưu đãi này, và Hồng Kông sẽ không thể cạnh tranh với Mỹ”, ông Trump nói thêm.

Chúng tôi đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho người dân tới đó, cho các công ty tới đó. [Nhưng bây giờ], chúng tôi đã rút lại tất cả những thứ đó. Và xét từ quan điểm kinh tế, nước Mỹ sẽ là bên hưởng lợi lớn”, ông Trump nhấn mạnh.

Tổng thống Trump hồi tháng Bảy đã ký lệnh hành pháp hủy bỏ đối xử ưu tiên của Mỹ dành cho Hồng Kông. Động thái này của ông chủ Tòa Bạch Ốc là nhằm buộc chế độ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những hành động áp bức đối với người dân Hồng Kông.

Ông Trump cũng đã ký dự luật Nhân quyền Hồng Kông thành luật và sau đó chính quyền Mỹ đã căn cứ vào luật này để áp đặt chế tài lên nhiều quan chức và tổ chức Hồng Kông và Trung Quốc đại lục vì liên quan đến bóp nghẹt tự do Hồng Kông.

Như Ngọc

Xem thêm:

Cập nhật lúc 12:54, 14/08/2020

Lê Trí Anh: Truyền thông phải cố gắng tiếp tục, dũng cảm đối diện áp bức

Gần đây, cảnh sát Hồng Kông đã nhân danh Luật An ninh Quốc gia áp đặt từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) để bắt giữ 10 lãnh đạo cấp cao của Next Digital gồm cả nhà sáng lập Lê Trí Anh (Jimmy Lai), Giám đốc điều hành Trương Kiếm Hồng (Zhang Jianhong)… Hiện nay những người bị bắt đã được tại ngoại, hai lãnh đạo của Next Digital là Lê Trí Anh và Trương Kiếm Hồng đã trở lại làm việc tại tòa nhà trụ sở Apple Daily.

jimmy Lai shutterstock 1787055674
Ông chủ của Apple Daily Lê Trí Anh đã được trả tự do, trở lại làm việc tại tòa nhà Next Digital, ông gửi lời cảm ơn đến người dân Hồng Kông và nói rằng Apple Daily sẽ tiếp tục con đường. (Ảnh: Yung Chi Wai Derek / Shutterstock)

Thông tin cho biết, doanh nhân Lê Trí Anh được tại ngoại với điều kiện tại ngoại là 300.000 Đô la Hồng Kông và 200.000 người bảo lãnh. Sau một đêm nghỉ ngơi, ông đã trở lại làm việc tại Tòa nhà Next Digital vào lúc 12 giờ trưa nay ngày 12/8. Theo ghi nhận, dù trải qua hai ngày bị nhà cầm quyền hạch sách nhưng ông vẫn giữ phong độ và kiêu hãnh. Khi Lê Trí Anh bước vào tòa nhà văn phòng đã có đông đảo nhân viên chào đón vỗ tay, ông gửi lời cảm ơn đến mọi người và nói rằng rất vui khi có thể trở lại làm việc.

Trong vụ việc nhà cầm quyền đàn áp truyền thông này, đông đảo người dân Hồng Kông đã tuyên bố rằng dù Apple Daily có in báo trắng thì họ cũng sẽ mua. Hôm qua, Apple Daily đã in tới 550.000 bản và đã bán hết sạch.

Ông Lê Trí Anh đã gửi lời cảm ơn tới người dân Hồng Kông và nói rằng Apple Daily sẽ tiếp tục con đường đã đi.

p2752491a640224238
Vào tối ngày 11/8, có nhiều người cầm trên tay phiên bản A3 của tờ Apple Daily có in “Không sợ bị đàn áp” đứng chờ sẵn bên ngoài Sở cảnh sát Mong Kok để đón ông Lê Trí Anh được thả, mọi người hô vang khẩu hiệu “Hãy ủng hộ Apple Daily đến cùng” (Nguồn: Ảnh chụp màn hình quay tại hiện trường)

Về việc liệu ông có lo lắng các cơ quan truyền thông khác sẽ bị đàn áp theo cách tương tự, Lê Trí Anh cho biết, hoàn cảnh này các tổ chức truyền thông càng phải cố gắng tiếp tục. Hiện nay, việc làm truyền thông ngày càng khó khăn, nhưng không thể chạy trốn trước áp bức mà phải dũng cảm đối diện, tuy nhiên điều quan trọng nhất là sự ủng hộ của đông đảo công chúng. Đối với vấn đề an toàn cá nhân, ông nói một cách dửng dưng rằng “ông sẽ không lo lắng”.

Tại tòa nhà Next Digital, khi ông Lê Trí Anh bước ra khỏi thang máy để vào văn phòng làm việc đã thấy có nhiều nhân viên có mặt vỗ tay chào đón và tặng hoa. Mọi người hào hứng hô vang “Cố lên” để động viên nhau. Sau đó hai lãnh đạo của Next Digital (Lê Trí Anh và Trương Kiếm Hồng) đã ôm nhau. Trong khi ông tiến về phía văn phòng vẫn không quên cổ vũ nhân viên “hãy cùng nhau tiếp tục”, còn mỉm cười nói rằng “may mắn thay lần này đã không bị chính quyền đưa đến Đại Lục”, cho biết Apple Daily được người dân Hồng Kông yêu mến như vậy thì không thể làm cho mọi người thất vọng.

Tương tự, một lãnh đạo khác của Next Digital là ông Trương Kiếm Hồng cũng đã được trả tự do, có điều kiện bảo lãnh 100.000 Đô la Hồng Kông và có người bảo đảm. Ông Trương Kiếm Hồng cũng đã trở lại làm việc tại tòa nhà Next Digital và cũng được các đồng nghiệp ra đón cổ vũ. Ông nói với các nhân viên rằng trong đồn cảnh sát ông được ăn uống đầy đủ và không bị ngược đãi.

Khuya ngày 11/8 khi Trương Kiếm Hồng rời sở cảnh sát, ông đã cảm ơn những người dân Hồng Kông đã bảo vệ Apple Daily, qua đó cho biết Apple Daily sẽ tiếp tục nỗ lực để đền đáp. Ông cho biết trong suốt cuộc đời làm ngành truyền thông thì lần này là tình huống tồi tệ nhất, dưới sức ép của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khiến hoạt động quảng cáo bị ảnh hưởng, các lãnh đạo cấp cao bị trấn áp. Nhưng tình hình hiện nay đang thử thách liệu mỗi người làm truyền thông và tổ chức truyền thông có thể dũng cảm chống lại áp lực và giữ vững ý chí vì chính nghĩa dấn thân hay không.

Một diễn biến khác liên quan, Hội sinh viên của Đại học Tân Á Châu (New Asia College Students’ Union) đã đưa ra tuyên bố rằng “Gian nan ta tiến lên, nhọc nhằn ta quyết chí” không chỉ là nguyên tắc của tiên sinh Trương Kiếm Hồng mà còn khắc họa đúng tinh thần của “Đại học Tân Á Châu”. Qua đó, Hội này còn cho biết “thời kỳ hỗn loạn ngày nay xuất hiện những kẻ muốn cưỡng đoạt ý chí tự do của thành phố chúng ta, thời khắc này Đại học Tân Á Châu càng cần gánh vác trách nhiệm đấu tranh đến cùng vì lý tưởng dân chủ và tự do.”

Facebook: Đại học Tân Á Châu:

【新亞書院學生會就張劍虹學兄被捕之聲明】港公安於周一拘捕了壹傳媒十數位高層,並試圖用港版國安法條文以治被捕人士。在被扣留超過30小時後,被捕人士陸續獲准保釋,其中壹傳媒行政總裁張劍虹先生獲釋後面對媒體道「艱險我奮進,困乏我多情」。此話來…

Posted by 新亞學生會 NASU on Tuesday, August 11, 2020

Tùng Nhi

Xem thêm:

Cập nhật lúc 09:31, 14/08/2020

Người Hồng Kông chống chính quyền qua thị trường chứng khoán

Cảnh sát Hồng Kông đã lấy lý do nghi ngờ vi phạm Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông để bắt giữ ông Lê Trí Anh (Jimmy Lai) và một số lãnh đạo cấp cao của Next Digital. Khoảng 200 cảnh sát đã đến khám xét Tòa nhà truyền thông Next Digital, đã được mô tả là “ngày đen tối nhất” trong ngành truyền thông Hồng Kông, nhưng sự việc đã một lần nữa quy tụ ý chí phản kháng của người dân Hồng Kông. Ngoài việc xếp hàng qua đêm để mua Nhật báo Apple (Apple Daily) ủng hộ tự do báo chí, giá cổ phiếu của Next Digital đã tăng vọt trong hai ngày liên tiếp, chuyển từ “penny stock” thành “cent stock”. Nhà văn Đào Kiện (Chip Tsao) nổi tiếng tại Hồng Kông mô tả đây là “cuộc trưng cầu dân ý chứng khoán” do Chính quyền An ninh Khu Hành chính mở ra.

p2751901a48761000 ss
Tờ Nhật báo Apple được xuất bản như thường lệ vào ngày 11/8. Trang nhất đưa tin về vụ bắt giữ ông chủ Lê Trí Anh, kèm theo tựa đề “Chắc chắn Apple sẽ tiếp tục”. (Ảnh: Public Domain).

Ngày 10/8, Ban An ninh Quốc gia của Cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ ông Lê Trí Anh và hai con trai của ông, một số lãnh đạo cấp cao của Nhật báo Apple, cùng 10 người khác bao gồm nhà đấu tranh dân chủ Chu Đình (Agnes Chow), đồng thời dàn dựng màn trình diễn “thanh tra” tờ báo kéo dài 9 tiếng, gây chấn động cả Hồng Kông. Tuy nhiên Nhật báo Apple nhấn mạnh không sợ bị đàn áp, sẽ xuất bản như thường lệ vào thứ Ba (11/8), trong khi cộng đồng mạng đã khởi xướng chiến dịch mua báo và tuyên bố rằng dù Apple in báo trắng cũng sẽ mua hết để thể hiện sự ủng hộ.

Người dân nhiều nơi xếp hàng mua báo từ sáng sớm

Hôm thứ Ba (11/8) trang nhất của tờ Nhật báo Apple đăng tin ông Lê Trí Anh bị bắt, kèm theo hàng chữ lớn “Chắc chắn Apple phải tiếp tục!”. Thông tin cho biết lượng báo in của tờ báo tăng vọt từ 70.000 lên 550.000 tờ. Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin, tại một sạp báo ở Mong Kok từ lúc 2 giờ sáng đã có hàng chục người dân xếp hàng chờ mua và trong khoảng nửa giờ đã mua hết các tờ báo, một sạp báo khác trong cùng quận đã mua 300 bản và trong nửa giờ bán được hơn 200 bản, trong đó nhiều người mua một lúc hàng chục bản cho biết sẽ phân phát cho những khu phố không mua được báo, lý do là “ủng hộ Apple, ủng hộ tư do báo chí Hồng Kông”. Nhiều người lên án nhà cầm quyền đàn áp chính trị, chỉ ra Hồng Kông mà họ biết không phải như thế, tự nhiên bất ngờ bị đàn áp chính trị, khủng bố trắng, ngày càng trắng trợn hơn, quá đáng hơn.

Ở khu Tung Chung, một phụ nữ đã đợi cả 2 tiếng đồng hồ để mua một bản Nhật báo Apple. Cô trả lời phỏng vấn của Vision Times rằng không biết trong tương lai sẽ còn được đọc Nhật báo Apple  hay không, dù hàng ngày Nhật báo Apple ra báo trắng thì cô cũng mua để thể hiện sự ủng hộ. Cô tố cáo hắc cảnh đã cử hơn 200 cảnh sát đi bắt ông Lê Trí Anh và những người khác: “Bạn nhận tiền lương từ tiền của người dân thì phải phục vụ người dân chứ? Bạn lại đi bắt bớ một cách mù quáng… sớm muộn cũng bị quả báo, mình làm trời thấy!”

Trong một cửa hàng tiện lợi ở Tuen Mun, chỉ thoáng chốc vào buổi sáng đã bán hết báo. Một thanh niên đã mua hai tờ Nhật báo Apple, nói rằng “Lịch sử sẽ ghi lại việc cảnh sát Hồng Kông bắt giữ ông Lê Trí Anh và khám xét tòa soạn”. Một quý ông khác mua Nhật báo Apple trả lời phóng viên Vision Times rằng, tôi đã quan tâm đến vấn đề thời sự hơn một năm nay, về những vấn đề quan trọng tôi đặc biệt cảnh giác với hành vi xuyên tạc của một số tờ báo. Ông cũng lên án hành vi của nhà cầm quyền cho 200 cảnh sát đến trấn áp tòa soạn Nhật báo Apple.

Vụ việc đã gây hiệu ứng mà nhà cầm quyền không mong đợi, giúp Nhật báo Apple nhanh chóng cháy hàng tại các cửa hàng tiện lợi ở nhiều quận khác nhau, nhiều người dân có tiền mà không mua được. RFA đưa tin, có nhà hàng đặt Nhật báo Apple ngoài cửa hàng để phát miễn phí, nhân viên nhà hàng cho biết: “Hồng Kông không thể chỉ đọc một loại báo, đây là quyền tự do báo chí của chúng tôi, ngay cả quyền tự do đơn giản như vậy mà không có thì hãy nghĩ xem xã hội này trông như thế nào?”

Đẩy mạnh mua cổ phiếu Next Digital để hỗ trợ

Ngoài việc mua Nhật báo Apple, một số nhà đầu tư còn kêu gọi người dân Hồng Kông mua cổ phiếu của Next Digital để thể hiện ủng hộ. Nhật báo Apple đưa tin vào thứ Hai (10/8), giá cổ phiếu của Next Digital đã tăng hơn 1,8 lần. Vào đêm hôm đó có thông tin ông Lê Trí Anh và hai người con trai đã bị cảnh sát Hồng Kông bắt giữ, đồng thời vào cùng ngày cảnh sát đã thực hiện lệnh khám xét văn phòng của công ty, nhưng sự cố không gây bất cứ ảnh hưởng nghiêm trọng nào đối với hoạt động bình thường hàng ngày của tập đoàn.

Tính đến thứ Ba (11/8), giá cổ phiếu của Next Digital vẫn đang tăng, từng có lúc tăng gấp gần 6,6 lần, vào buổi chiều hôm đó đã đạt mức cao nhất là 1,96 đô la Hồng Kông (HKD), chỉ trong hai ngày giao dịch mà giá cổ phiếu tăng hơn 20 lần, mức giá trị thị trường đã từng có lúc vượt qua Đài truyền hình TVB. Cuối phiên ngày 11/8 giá cổ phiếu trên thị trường của Next Digital ở mức 1,1 HKD, tạo doanh thu 4,265 tỷ HKD, đứng thứ ba trên thị trường chứng khoán Hồng Kông, chỉ đứng sau Tencent và Meituan. Số lượng giao dịch cả ngày là 142.900 cổ phiếu, trong đó nhà đầu tư mua bán lẻ chiếm 75%. Chỉ trong hai ngày, cổ phiếu của Next Digital đã chuyển từ “penny stock” thành “cent stock”.

Nhật báo Apple đưa tin giá cổ phiếu Next Digital tăng vọt, nhiều nhà đầu tư săn lùng mua cổ phiếu để ủng hộ Nhật báo Apple, có người cho biết đã bỏ ra 10.000 HKD để mua tư cách thành viên VIP của Nhật báo Apple…

Chính quyền mở “trưng cầu dân ý chứng khoán” ở Hồng Kông

Trên Facebook cá nhân, nhà văn và nhà bình luận thời sự Đào Kiệt đã chia sẻ về hiện tượng giá cổ phiếu của Next Digital tăng vọt. Ông viết một cách mỉa mai: “Chính quyền An ninh Quốc gia của Đặc khu Hành chính đã mở ‘đợt trưng cầu dân ý thị trường chứng khoán’ Hồng Kông, khiến một số lượng lớn các nhà đầu tư nhỏ lẻ (thường là những người lớn tuổi không quan tâm chính trị, đầu cơ vào cổ phiếu chỉ vì giá cả) ủng hộ ‘phần tử thông đồng với các thế lực nước ngoài’. Các quỹ nước ngoài, tức là các thế lực tài chính nước ngoài đứng đầu can thiệp vào thị trường chứng khoán Hồng Kông… Chính phủ An ninh Quốc gia Hồng Kông do bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đứng đầu có nên đưa ra tuyên bố: Sở Giao dịch Chứng khoán, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán, và các công ty môi giới chứng khoán lớn đều vi phạm Luật An ninh Quốc gia, đã trực tiếp hoặc gián tiếp ủng hộ kẻ thông đồng với các thế lực nước ngoài?”

Hôm thứ Hai (10/8) tác gia chuyên mục tài chính Muddy Water cũng đã mua vào cổ phiếu của Next Digital để thể hiện sự ủng hộ. Anh nói rằng quan sát thấy các quỹ đổ vào từ mọi hướng, có cả công ty chứng khoán ở Đài Loan, “Bản thân ông Lê Trí Anh và toàn bộ hội đồng quản trị đều bị bắt, đây là sự cố chưa từng có. Một sự kiện chưa từng có đương nhiên sẽ gây phản hồi chưa từng có, hiện tượng phản hồi này chính là làn sóng mọi người đổ xô mua cổ phiếu của Next Digital.”

Bloomberg: Chứng khoán trở thành vũ khí phản kháng mới

Hiện tượng các nhà đầu tư ủng hộ Nhật báo Apple  cũng thu hút sự chú ý của giới truyền thông nước ngoài. Hãng tin Bloomberg (Mỹ) có bài chỉ ra rằng những người ủng hộ nền dân chủ ở Hồng Kông đang sử dụng một loại vũ khí phản đối mới: tài khoản giao dịch trên thị trường chứng khoán của họ. Người Hồng Kông đã mua cổ phiếu của Next Digital để bày tỏ ủng hộ ông Lê Trí Anh, khiến trong hai ngày cổ phiếu công ty này tăng hơn 2.000%, đạt mức cao nhất trong 6 năm qua.

Bài báo dẫn lời ông Bành Vĩ Tân (Castor Pang Wai Sun), người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Core Pacific-Yamaichi Int’l ở Hồng Kông, cho biết: “Có một lượng lớn các nhà đầu tư nhỏ lẻ mua vào cổ phiếu của Next Digital…”

Bloomberg cho biết, bất chấp những hạn chế vì quy định về cách ly xã hội do dịch bệnh cũng như Luật An ninh Quốc gia áp đặt, các động thái được khởi xướng từ các diễn đàn trực tuyến đã khiến giá cổ phiếu của Next Digital tăng vọt, chứng tỏ rằng các quan chức Bắc Kinh không dễ dàng có thể trấn áp được người Hồng Kông phản kháng lại sự kiểm soát của chính quyền Đại Lục.

Hà Giai Huệ

Xem thêm:

Cập nhật lúc 16:05, 15/08/2020

Nhà hoạt động dân chủ Chu Đình có biệt danh mới: “Hoa Mộc Lan”

Chu Đình (Agnes Chow), nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông 23 tuổi, đã được những người ủng hộ đặt cho biệt danh mới là “Hoa Mộc Lan” (the real Mulan) sau khi bị cảnh sát Hồng Kông bắt giữ ngày 10/8 với tội danh vi phạm Luật An ninh Quốc gia.

Nhà hoạt động dân chủ Chu Đình
(Ảnh: Iris Tong/Wiki)

Cô Chu nằm trong số 10 người bị bắt ngày 10/8. Theo thông tin trên Facebook Chu Đình, cô đã bị cảnh sát đưa đi khỏi nơi ở với cáo buộc “kích động ly khai” theo Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông. Nếu bị kết án, cựu Phó Thư ký của Đảng Demosisto này có thể bị kết án chung thân. Tuy nhiên, gần nửa đêm ngày 11/8, cô đã được phê chuẩn nộp tiền bảo lãnh tại ngoại và rời khỏi sở cảnh sát.

Việc cô bị bắt giữ đã dấy lên làn sóng ủng hộ từ người dân Hồng Kông. Nhiều người đã bày tỏ quan điểm với hashtag #FreeAgnes.

Vì sao là Hoa Mộc Lan?

Nhân vật Hoa Mộc Lan trong lịch sử Trung Hoa là một cô gái hiếu thảo đã giả trai, thay cha tòng quân, lập công lớn chống giặc ngoại xâm. Câu chuyện này đã trở nên nổi tiếng trên thế giới sau khi hãng Disney ra mắt bộ phim hoạt hình cùng tên năm 1998.

Phiên bản người đóng đã ra mắt đầu năm 2020 với diễn viên nữ chính là ngôi sao điện ảnh ở Đại lục – Lưu Diệc Phi.

Từ tháng 6/2019, người dân Hồng Kông đã xuống đường quy mô lớn để biểu tình, bày tỏ sự phản đối với Luật dẫn độ. Các cuộc biểu tình sau đó đã chuyển sang phong trào dân chủ, phản đối chính phủ thân Bắc Kinh và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Đã xảy ra nhiều vụ va chạm bạo lực leo thang giữa các thanh niên biểu tình và cảnh sát Hồng Kông cùng các lực lượng vũ trang khác do ĐCSTQ đưa tới.

Ngày 14/8, diễn viên Lưu Diệc Phi đã chia sẻ lại trên Weibo cá nhân hình ảnh của Nhật báo Nhân Dân của ĐCSTQ có dòng trạng thái: “Tôi ủng hộ cảnh sát Hồng Kông”. Lưu Diệc Phi cũng kèm theo bình luận “Tôi cũng ủng hộ cảnh sát Hồng Kông.”

Tuyên bố của Lưu Diệc Phi trên Weibo Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của truyền thông ở nước ngoài, kéo theo làn sóng trút giận vào hãng Disney trên mạng xã hội.

Nhà hoạt động dân chủ Chu Đình
Bộ phim mới “Hoa Mộc Lan” của Lưu Diệc Phi bị cộng đồng mạng tuyên bố tẩy chay

Bộ phim sau đó đã trở thành một biểu tượng chính trị – với người dân ở đại lục ủng hộ Lưu Diệc Phi, còn người ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông kêu gọi tẩy chay.

Hãng Disney gần đây đã thông báo bộ phim chỉ được công chiếu hạn chế do đại dịch COVID-19, tuy nhiên sẽ được đưa lên dịch vụ truyền hình internet Disney+.

Nhiều người đã so sánh Chu Đình và Lưu Diệc Phi, nói rằng nhà hoạt động dân chủ Chu Đình mới là nhân vật đã đứng lên chiến đấu cho vùng đất quê hương mình.

“Chu Đình đã thể hiện sự can đảm chân chính,” một người dùng Twitter nhận xét. “Chu Đình là Hoa Mộc Lan của tôi.”

“Chu Đình mới là Hoa Mộc Lan thực sự. Cô ấy tốt hơn nhiều so với Lưu Diệc Phi vốn ủng hộ cảnh sát Hồng Kông tàn bạo. Cô Chu can đảm và sẵn lòng chiến đấu vì tự do,” một người dùng khác viết.

Chu Đình là ai?

Chu Đình có thể nói lưu loát tiếng Anh, tiếng Quảng Đông (vốn là tiếng Trung ở Hồng Kông) và tiếng Nhật. Cô đã từng đến thăm Nhật Bản và có khá nhiều fan hâm mộ ở đó. Cô cũng thường xuyên đăng Twitter tiếng Nhật nhưng đã dừng lại từ ngày 30/6 khi Luật An ninh quốc gia có hiệu lực.

Một vài hãng truyền thông Nhật còn gọi cô bằng nickname mỹ miều là “thánh nữ dân chủ.”

Cô Chu đã tham gia phong trào dân chủ ở Hồng Kông từ khi còn rất trẻ, tham gia vào nhóm Học dân tư triều (tạm dịch: Phong trào tư tưởng của những người học thức, tiếng Anh: Scholarism) từ khi mới 15 tuổi. Phong trào này biểu tình chống lại kế hoạch đưa “giáo dục đạo đức và quốc gia” vào trường công ở Hồng Kông. Các sinh viên lo ngại rằng chính quyền đang khởi đầu áp dụng nền giáo dục ngột ngạt ở đại lục vào Hồng Kông. Kế hoạch của nhóm là tổ chức biểu tình tọa kháng quy mô lớn năm 2012, và chính quyền Hồng Kông đã phải rút lại kế hoạch giáo dục trên.

Chính trong những cuộc biểu tình này mà cô đã gặp Hoàng Chi Phong. Cả hai trở thành những nhân vật chủ chốt trong phong trào Biểu tình Ô dù năm 2014 – yêu cầu người dân Hồng Kông được chọn ứng cử viên để bầu làm lãnh đạo.

Cuộc biểu tình đã không thành công, nhưng nó đã tạo ra một thế hệ lãnh đạo trẻ mới, và giúp người Hồng Kông gom rút nhiều kinh nghiệm cho các cuộc đại biểu tình năm 2019, ví dụ như áp dụng triết lý “hãy như nước” của Lý Tiểu Long vào biểu tình.

Năm 2016, cô Chu, Hoàng Chi Phong và La Quán Thông đã thành lập Đảng Demosisto ủng hộ dân chủ.

Nhà hoạt động dân chủ Chu Đình
Chu Đình trong một hoạt động quảng bá trên đường phố năm 2017 (Ảnh: Tang Huiyun của VOA)

Năm 2018, cô Chu cố gắng tranh cử ở địa phương. Cô đã từ bỏ quốc tịch Anh và hoãn lại kỳ thi đại học, nhưng cuối cùng vị trí ứng cử của cô đã bị bác bỏ vì cô ủng hộ “quyền tự quyết” của Hồng Kông.

“Điều quan trọng nhất không phải liệu tôi có thể tranh cử trong tương lai hay không, mà là liệu các quyền cơ bản nhất và dự do của người Hồng Kông có thể được đảm bảo hay không,” cô Chu phát biểu khi đó.

Trong đại biểu tình năm 2019, vào tháng 8, Chu Đình đã bị bắt vì cáo buộc tham gia và kích động biểu tình trái phép trước sở cảnh sát Hồng Kông vào tháng 6.

Từ ngày 30/6/2020, Luật An ninh quốc gia được chính quyền Hồng Kông đưa vào áp dụng. Đó cũng là khi Đảng Demosisto tuyên bố tan rã. Cô Chu và thành viên sáng lập Hoàng Chi Phong quyết định ở lại Hồng Kông, còn La Quán Thông (Nathan Law) đã rời đi tới Anh Quốc vì lo ngại bị chính quyền Bắc Kinh bỏ tù.

>> Luật An ninh quốc gia Hồng Kông tạo ra kỷ nguyên đàn áp mới

Cô Chu đã cho biết trên Facebook rằng lần bị bắt mới đây là “đáng sợ nhất” đối với cô.

“Từng bị bắt 4 lần, đây là lần đáng sợ nhất. Nhưng ngay cả khi ở trong sở cảnh sát, tôi vẫn được luật sư của mình cho biết tình cảm và sự lo lắng mà mọi người dành cho tôi,” cô nói.

“Con đường [phía trước] sẽ khó khăn. Mọi người bảo trọng.”

Theo BBC, The Guardian,
Phong Trần tổng hợp

Cập nhật lúc 16:05, 15/08/2020

Hồng Kông: Nội tình diễn biến trong thời gian ông Lê Trí Anh bị câu lưu

Tại Hồng Kông, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thực thi Luật An ninh Quốc gia đã đẩy mạnh thanh trừng phe dân chủ, mới đây trong một đợt trấn áp đã bắt giữ 10 người bao gồm ông Lê Trí Anh (Jimmy Lai) người sáng lập Tập đoàn Next Digital. Nguyên nhân bắt giữ được nhà cầm quyền quy kết nghi nhờ vi phạm Luật An ninh Quốc gia và tham gia vào một số hoạt động mờ ám. Ngày 11/8, ông Lê Trí Anh bị áp giải lên du thuyền của ông ở quận Sai Kung để tìm bằng chứng, sau hơn 41 giờ khống chế đã cho phóng thích vào đêm khuya. Trước “thanh tra” ráo ​​riết của cảnh sát tại Tòa nhà Next Digital, tờ Apple Daily đã cáo buộc rằng việc cảnh sát thu giữ tài liệu tin tức là lạm quyền, vi phạm lệnh cấm của tòa án.

mfile 1542822 1 L 20200810121213
Ông Lê Trí Anh (Jimmy Lai) bị cảnh sát bắt giữ. (Ảnh cắt từ video trực tiếp của Apple Daily / RTHK).

Ông Lê Trí Anh – người sáng lập Next Digital đã được được tại ngoại, sáng ngày 12/8 ra khỏi Sở cảnh sát Mong Kok. Ông không trả lời các câu hỏi của phóng viên mà chỉ vẫy tay chào giới truyền thông và những người có mặt ủng hộ mình, sau đó lên xe riêng và rời đi. 

Trợ lý của Lê Trí Anh: nỗi xấu hổ này đã dành cho kẻ khác

Tờ Apple Daily đưa tin, sau khi bị bắt vào sáng ngày 10/8, ông Lê Trí Anh đã bị cảnh sát Hồng Kông giam giữ qua đêm. Đến 10 giờ sáng ngày 11/8, ông lại bị áp giải lên xe cảnh sát, rời khỏi Sở cảnh sát Mong Kok và đưa đến Câu lạc bộ Du thuyền Quận Sai Kung. Khi bước xuống xe, ông bị còng tay và được một số cảnh sát áp giải lên du thuyền riêng để tìm kiếm bằng chứng.

Sau 35 phút trên du thuyền, ông Lê Trí Anh lại được áp giải về trở lại chiếc xe hơi. Khi các phóng viên hỏi thì ông Lê Trí Anh nói rằng mình “có thể sống sót”. Sau đó, xe của cảnh sát lại đưa ông trở về Sở cảnh sát Mong Kok. Trợ lý Mark Simon của ông Lê Trí Anh đã viết trên mạng xã hội Twitter rằng, ông Lê đã bị còng tay ngay trước công chúng và đưa lên du thuyền của ông, hành động này chỉ có thể xem là thừa cơ hội để xúc phạm làm nhục ông. “Nhưng sau khi người dân Hồng Kông đẩy giá cổ phiếu của Next Digital lên và mua sạch báo Apple Daily, tôi nghĩ rằng nỗi nhục phải xấu hổ này đã dành cho kẻ khác”. Cư dân mạng cũng bình luận về những cách làm của cảnh sát Hồng Kông như “bêu giễu theo phong cách Cách mạng Văn hóa của Cộng sản Trung Quốc”, “Làm nhục người già hơn 70, hành vi vô nhân tính, họ tự tát vào mặt!”…

Chu Mục Dân (Samuel Chu) lại bị truy nã

Theo thông tin, nhà cầm quyền căn cứ theo Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông, cáo buộc ông Lê Trí Anh là nghi phạm các tội như cấu kết với nước ngoài hoặc các thế lực nước ngoài, có nhiều hoạt động mờ ám. Hai con trai của ông và 4 lãnh đạo cấp cao của Next Digital cũng bị bắt giữ với nghi ngờ tội danh tương tự.  

Trong cùng thời gian này, với cáo buộc nghi ngờ tội danh tương tự, nhà cầm quyền còn bắt một số người khác như cô Chu Đình (Agnes Chow) cựu thành viên tổ chức Demosistō, anh Lý Tôn Trạch (Zhongze Li) cựu thành viên Học dân tư triều (Scholarism), và Lý Vũ Hiên (Edward Lei) là phóng viên ITV của Anh.

Ngày 11/8, các nguồn tin từ truyền thông Hồng Kông như Stand News, HK01, Now News Channel… cho biết thêm, trong sự kiện Lê Trí Anh còn có thêm hai người bị phát lệnh truy nã, bao gồm Tổng trưởng “Ủy ban Dân chủ Hồng Kông” (Hong Kong Democracy Council) Chu Mục Dân (Samuel Chu), và Lưu Tổ Địch (Liu Zudi) là thành viên của StirFryChannel (Lưu Tổ Địch 26 tuổi đã rời Hồng Kông đến Anh vào đầu năm nay). 

Nghi ngờ hỗ trợ kinh phí cho StirFryChannel

Theo các nguồn tin khác như của Đài phát thanh thương mại (881903.com), và i-CABLE News Channel… cho biết, những người như Lê Trí Anh và Chu Đình… trong vụ án nghi ngờ vi phạm Luật An ninh Quốc gia là dính líu đến tổ chức trực tuyến StirFryChannel.  Do hơn một năm qua tổ chức này thường xuyên kích động dư luận thông qua mạng internet, đồng thời hợp tác với những người ở nước ngoài để thúc đẩy các tổ chức nước ngoài viết báo cáo về tình hình Hồng Kông và vận động nước ngoài xử phạt Hồng Kông. Họ bị tình nghi phạm tội cấu kết với nước ngoài gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.

Về phần ông Lê Trí Anh và một số lãnh đạo cao cấp của Next Digital, họ bị nghi ngờ tài trợ cho StirFryChannel, đã tài trợ hơn một triệu nhân dân tệ thông qua các tài khoản trong và ngoài nước và giao dịch cổ phiếu.

Ngày 11/8, StirFryChannel đã đưa ra một tuyên bố trên Telegram, nói rằng một số người bị bắt chỉ vì vào hồi tháng 11 năm ngoái họ đã hỗ trợ “Đội giám sát bầu cử quốc tế” để kiểm tra cuộc bầu cử hội đồng quận ở Hồng Kông, đã mạnh mẽ chất vấn Luật An ninh Quốc gia của Trung ương. StirFryChannel tuyên bố nguồn quỹ của tổ chức luôn được lưu trữ trong các ngân hàng nước ngoài, nhấn mạnh sẽ không lùi bước và sẽ tiếp tục chiến đấu.

Cảnh sát hành động trái phép

Ngoài ra, tờ Apple Daily cũng đưa tin rằng vào ngày 10/8, cảnh sát Hồng Kông tiến vào Tòa nhà Next Digital để tìm kiếm bằng chứng nhưng ban đầu họ đã không xuất trình lệnh của tòa án. Sau đó, cảnh sát thậm chí đã lạm quyền khi khám xét tủ tài liệu quan trọng của bộ phận biên tập không thuộc phạm vi nội dung cho phép. Tổng biên tập La Vĩ Quang (Luo Weiguang) của Apple Daily chia sẻ qua Đài phát thanh thương mại Hồng Kông rằng cảnh sát lạm quyền, cho biết rằng tầng hai của Tòa nhà thuộc phạm vi ban biên tập, nếu cảnh sát muốn khám xét phòng của người có liên quan thì không được mở rộng phong tỏa đối với các nhóm thông tin khác, hành động như vậy là vô lý.

Ông cũng nói rằng khi cảnh sát lấy đi thông tin từ Quỹ Apple Daily, không loại trừ liên quan các tài liệu tin tức, như các báo cáo về tin tức, nhân thân và tài chính, vì quỹ này có nhiều tài khoản vãng lai. Thậm chí cảnh sát đã thu giữ một máy chủ trong tòa nhà và ít nhất 30 hộp tài liệu, ông cho biết những tài liệu tin tức trong đó vẫn đang được các đồng nghiệp tìm hiểu. Công ty đang làm việc với các luật sư để nghiên cứu các bước hành động tiếp theo liên quan đến việc cảnh sát lạm quyền.

Công đoàn của Next Digital: Xâm phạm một số bộ phận quan trọng

Trả lời phỏng vấn của Đài phát thanh Hồng Kông, Chủ tịch Công đoàn của Next Digital là Phạm Bá Linh (Pan Bolin) cho biết, từ đoạn phim phát sóng trực tiếp cho thấy cảnh sát đã khám xét các phòng làm việc của Ban Tài chính và Kinh tế, Tin tức Hồng Kông, Ban Chính trị và Phỏng vấn Giám đốc, đồng thời cho kiểm tra các tủ hồ sơ, đã xâm phạm một số bộ phận quan trọng nhất. Do công việc của các bộ phận tin tức này liên quan đến các phóng sự điều tra và thông tin nhạy cảm, tạm thời không biết liệu có thông tin nào đã bị lấy đi hay không. Điều này đặt ra câu hỏi về việc liệu có còn tự do báo chí ở Hồng Kông hay không, đồng thời động thái cũng gây lo lắng về tác động vào niềm tin của những người được phỏng vấn và độc giả đối với Apple Daily. Nhưng ông nhấn mạnh rằng các nhân viên của Apple Daily sẽ tuân thủ nguyên tắc làm việc, tiếp tục làm những gì họ nên làm.

Ông Từ Cẩn Thân (James To) – nghị viên Hội đồng Lập pháp thuộc phe Dân chủ nói rằng lệnh khám xét của tòa án đã quy định rằng phạm vi khám xét không bao gồm các tài liệu tin tức, nếu cảnh sát chạm vào bất kỳ tài liệu tin tức nào vượt quá phạm vi của lệnh khám xét, họ có thể bị truy cứu theo pháp luật. Phóng viên có quyền bảo vệ tài liệu tin tức, và có quyền giám sát hoặc quay phim quá trình tìm kiếm.

Giám đốc Tin tức Đại học Hồng Kông: Cảnh tượng chưa từng thấy ở các chế độ độc tài

Liên quan sự kiện này, trong một cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh Hồng Kông vào ngày 10/8, ông Thụy Khải Đức (Keith Richburg) – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Báo chí và Truyền thông của Đại học Hồng Kông cho biết rằng ông chưa bao giờ thấy các cuộc khám xét tương tự ngay cả trong các chế độ độc tài, mô tả rằng quyền tự do báo chí ở Hồng Kông đã chính thức bị khai tử, đã bị Chính phủ Trung ương cùng Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) và đồn cảnh sát bóp chết. Ngày hôm sau (11/8), ông một lần nữa công bố trên mạng xã hội, kêu gọi cộng đồng quốc tế không cho phép Trung Quốc áp chế nền dân chủ Hồng Kông bằng quyền lực toàn trị. Ông lên án rằng hành động của cảnh sát là đàn áp và quấy rối Apple Daily, và không loại trừ khả năng đó là đòn trả đũa đối với lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào 11 quan chức ở Trung Quốc và Hồng Kông. Ông nhấn mạnh rằng tất cả các thông tin của Apple Daily đều hợp pháp, nếu đưa tin như vậy cũng bị xem là một hình thức thông đồng nước ngoài thì rõ ràng như vậy là khai tử đối với tự do báo chí và tự do ngôn luận.

Y Bình

Xem thêm: Bản tin chọn lọc sáng 12/8/2020

Cập nhật lúc 16:05, 15/08/2020

Ông Jimmy Lai được tại ngoại sau 41 giờ bị cảnh sát Hồng Kông bắt giữ

Cảnh sát Hồng Kông hôm 10/8 đã dùng danh nghĩa Luật An ninh Quốc gia để bắt giữ 10 người, bao gồm ông Lê Trí Anh (Jimmy Lai) – người sáng lập Next Digital và nhiều quản lý cấp cao của tập đoàn truyền thông này, cả hai con trai của ông Lê Trí Anh là Lê Kiến Ân và Lê Diệu Ân cũng bị bắt giữ. Ông Lê Trí Anh sau khi bị giam giữ hơn 41 tiếng đồng hồ, đến nửa đêm ngày 11/8 ông đã được bảo lãnh tại ngoại. Bên cạnh đó, nhiều người bị bắt trong ngày 10 cũng đã được thả sau khi nộp tiền bảo lãnh.

Screen Shot 2020 08 12 at 02.38.48
Ông Lê Trí Anh (Jimmy Lai) được tại ngoại sau khi nộp tiền bảo lãnh vào tối ngày 11/8. (Ảnh cắt từ video của Apple Daily).

Theo thông tin cập nhật, ông Lê Trí Anh đã được bảo lãnh tại ngoại và lên xe trở về nhà lúc 0:32 sáng ngày 12/8.

Lúc 23:09 ngày 11/8, Tổng giám đốc Apple Daily Trương Kiếm Hồng được phê chuẩn bảo lãnh tại ngoại và rời sở cảnh sát.

Lúc 23:09, nhà hoạt động dân chủ Chu Đình được phê chuẩn nộp tiền bảo lãnh tại ngoại và rời khỏi sở cảnh sát.

Lúc 22:50 ngày 11/8, Giám đốc điều hành Next Digital Hoàng Vĩ Cường được phê chuẩn nộp tiền bảo lãnh tại ngoại.

Lúc 22:40 ngày 11/8, Tổng Giám đốc Công ty Hoạt họa Next Digital Ngô Đạt Quang được phê chuẩn nộp bảo lãnh tại ngoại.

Lúc 22:10 ngày 11/8, con trai cả ông Lê Trí Anh là Lê Kiến Ân được luật sư tháp tùng rời khỏi sở cảnh sát.

Lúc 21:55 ngày 11/8, trang Facebook Chu Đình cho biết, đội ngũ luật sư đang xử lý trình tự bảo lãnh cho cô, dự kiến trong tối cùng ngày cô có thể rời khỏi sở cảnh sát. Theo Apple Daily đưa tin, hiện Hoàng Chi Phong đang đợi bên ngoài sở cảnh sát, Anh tiết lộ điều kiện bảo lãnh Chu Đình là phải nộp 20.00 đô la Hồng Kông tiền bảo lãnh và 180.000 đô la Hồng Kông tiền đảm bảo nhân sự, đồng thời bị tịch thu hộ chiếu.

Apple Daily đưa tin, khoảng 7 giờ tối ngày 11/8, con trai thứ của ông Lê Trí Anh là Lê Diệu Ân được sự tháp tùng của vợ và luật sư, đã được phê chuẩn nộp tiền bảo lãnh, đồng thời rời khỏi sở cảnh sát. Giám đốc Tài chính Next Digital Chu Đạt Quyền cũng đã nộp 200.000 đô la Hồng Kông tiền bảo lãnh để được tại ngoại.

Ngày 10/8, trong số 10 người bị bắt còn có thành viên của Câu chuyện Hồng Kông (Hong Kong House of Stories) Lý Vũ Hiên, cựu thành viên của Học dân tư triều Lý Tông Trạch và cựu Phó Thư ký của Đảng Demosisto Hồng Kông Chu Đình. Đội ngũ Lam chau từng tích cực thúc đẩy dân chủ Hồng Kông trong phong trào Chống dự luật Dẫn độ hồi năm ngoái, mới đây đã đăng thông tin trên mạng xã hội cho biết, có người bị bắt chỉ vì dùng danh nghĩa cá nhân. Trong thời gian bầu cử hội đồng cấp quận vào tháng 11 năm ngoái, họ đã mời nhân sĩ nước ngoài đến khu thị sát Hồng Kông, và hiện giờ họ bị bắt vì Luật An ninh Quốc gia. Đội ngũ này cho biết, đối mặt với sự đe dọa của chính quyền, họ sẽ tiếp đấu tranh và sẽ không chùn bước.

10 người bị bắt hôm 10/8 bao gồm: ông Lê Trí Anh – người sáng lập Next Digital; Lê Kiến Ân – con trai cả của ông Lê Trí Anh; Lê Diệu Ân – con trai thứ của ông Lê Trí Anh; ông Trương Kiếm Hồng – Tổng giám đốc hành chính của Next Digital; ông Chu Đạt Quyền – CEO kiêm Giám đốc Tài chính của Next Digital; ông Hoàng Vĩ Cường – Phó Tổng giám đốc hành chính Next Digital; ông Ngô Đạt Quang – Tổng Giám đốc Công ty Hoạt họa Next Digital; thành viên tổ chức Câu chuyện Hồng Kông Lý Vũ Hiên; thành viên tổ chức Học dân tư trào Lý Tông Trạch; cựu thành viên đảng Demosisto Chu Đình.

Trí Đạt

Xem thêm:

Cập nhật lúc 06:28, 12/08/2020

Nhà hoạt động dân chủ Chu Đình bị cảnh sát Hồng Kông bắt giữ

Hôm nay (10/8), cảnh sát Hồng Kông đã tiến hành một hoạt động quy mô lớn và bắt giữ 9 người trong đó có ông trùm truyền thông Jimmy Lai (Lê Trí Anh), người sáng lập Next Media với tội danh vi phạm Luật An ninh Quốc gia. Vào buổi tối cùng ngày, cảnh sát cũng đã bắt giữ Chu Đình (Agnes Chow), một cựu thành viên của Đảng Demosistō Hồng Kông.

Theo thông tin mới cập nhật trên Facebook Chu Đình, cô đã bị cảnh sát đưa đi khỏi nơi ở với cáo buộc “kích động ly khai” theo Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông. Luật sư cho biết cảnh sát đã đến nơi ở của cô với lệnh khám xét được ban hành vào ngày 6/8.

【突發更新】ADMIN:現時已確認周庭根據《國安法》下「煽惑分裂」罪名被捕。在場律師指警方正以一份8月6日發出的搜查令,在周庭住所進行搜索。Facebook營運方經我方同意後,即將停權周庭的個人Facebook及Instagr…

Posted by 周庭 Agnes Chow Ting on Monday, August 10, 2020

Chu Dinh bi bat
Chu Đình bị cảnh sát đưa đi tối ngày 10/8 (Ảnh: Facebook Chu Đình)
Chu Dinh bi bat 2
Chu Đình bị cảnh sát đưa đi tối ngày 10/8 (Ảnh: Facebook Chu Đình)

Lúc 8:30 tối ngày 10/8, Facebook của Chu Đình cho biết “Một nhóm cảnh sát đã đến nhà của Chu Đình và không biết liệu họ có hành động bắt giữ hay không. Được biết, Chu Đình vẫn chưa rời khỏi nơi cư trú và luật sư đang gấp rút đến đó. Mọi tin tức sẽ được cập nhật trong thời gian sớm nhất.”

【突發】ADMIN:現時一批警員到達周庭家中,未知是否採取拘捕,據知周庭現時仍未離開住所,律師正趕往。如有任何消息將盡快更新。

Posted by 周庭 Agnes Chow Ting on Monday, August 10, 2020

Một số người hàng xóm cho biết khoảng 8 giờ tối, có khoảng 3 – 4 xe ô tô cá nhân chạy vào khu nhà, và khoảng hơn 10 người đã vào để khám xét, luật sư cũng đến nơi ở của Chu Đình để tìm hiểu tình hình.

Hôm qua, Chu Đình cho biết trên Facebook rằng cô nhận thấy có một số người đàn ông lạ lảng vảng bên ngoài nhà mình từ sáng đến tối. Họ liên tục sử dụng điện thoại di động để ghi lại hình ảnh tình trạng bên trong nhà cô, có vẻ như họ thay phiên nhau làm việc này, hành động vô cùng lạ lùng.

Chu Đình nói rằng đây là lần đầu tiên xảy ra việc này ở nơi cô đã sống hơn 20 năm. Cô nói thẳng: “Tôi luôn làm mọi việc một cách trung thực, vì vậy xin đừng sử dụng những thủ đoạn thấp kém này.” Chu Đình cho biết, rất nhiều người hỏi cô liệu có sợ hay không, “Nhiều người đàn ông thế này vây quanh nhà, còn muốn chụp ảnh nơi ở của mình, nếu nói tôi hoàn toàn không kinh sợ thì là đang lừa bạn. Là có chút sợ hãi, nhưng tôi sẽ chỉ làm những việc mà bản thân mình tin tưởng.”

Trí Đạt

Xem thêm:

Cập nhật lúc 14:58, 11/08/2020

CNN: Số phận người tập Pháp Luân Công Hồng Kông sau Luật An ninh

Ngày 19/7 vừa qua, CNN đăng tải một bài báo có tựa đề “Liệu một nhóm tín ngưỡng muốn hạ bệ Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể tiếp tục tồn tại ở Hồng Kông?” (Can a religious group that wants to bring down China’s Communist Party survive in Hong Kong?) của tác giả James Griffiths. Bài báo nêu ra thực tế đáng lo ngại của những người tập Pháp Luân Công tại Hồng Kông sau khi Luật An ninh Quốc gia bắt đầu được áp dụng và nhiều nhà hoạt động đã bắt đầu bị bắt giữ.

CNN: Số phận người tập Pháp Luân Công Hồng Kông sau Luật An ninh
Một trạm đường phố của Pháp Luân Công tại Hồng Kông treo cao biểu ngữ “Trời diệt Trung Cộng” (Nguồn: Adrian / Vision Times tiếng Trung).

Ông James Griffiths, một tác giả, nhà báo lâu năm của CNN tại Hồng Kông cho biết, mặc dù Pháp Luân Công bị cấm và đàn áp dã man tại Trung Quốc đại lục kể từ năm 1999, môn tập này vẫn tiếp tục phổ biến công khai tại đặc khu hành chính Hồng Kông suốt 21 năm qua nhờ các biện pháp bảo vệ nhân quyền dưới nguyên tắc “Một quốc gia, hai chế độ”.

Ông James Griffiths cho biết: “Trong nhiều thập kỷ, các cuộc kháng nghị của người tập Pháp Luân Công về chính quyền Trung Quốc đã trở thành một cảnh tượng phổ biến trên đường phố Hồng Kông, với các hoạt cảnh dựng lại cảnh phẫu thuật đẫm máu để nâng cao nhận thức về các cáo buộc thu hoạch nội tạng, họ cũng phát miễn phí tờ báo Epoch Times có liên quan tới người tập Pháp Luân Công. Những người kháng nghị cũng đặc biệt hướng tới các chính trị gia Trung Quốc và các văn phòng của Trung Quốc đại lục trong thành phố, và thường xuyên tham gia các cuộc diễu hành kháng nghị chính quyền.” Đây là một sự khác nhau cực kỳ rõ ràng về sự tự trị tương đối của Hồng Kông so với những phần còn lại của Trung Quốc đại lục, theo ông James Griffiths nhận xét.

Tuy nhiên, sự tự do này đang bị đe dọa dưới Luật An ninh Quốc gia mới được thông qua tại Hồng Kông vào tháng 6. Các hoạt động trước đây vốn được xem là tự do, thì nay có thể bị quy kết là “các hành vi ly khai, lật đổ quyền lực nhà nước” “gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia”.

CNN dẫn lại lời của bà Ingrid Wu, phát ngôn viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Hồng Kông: “Luật An ninh Quốc gia mới sẽ như một con dao sắc bén treo trên đầu hiệp hội và trên đầu của mọi người tập Pháp Luân Công tại Hồng Kông. Chúng tôi rất quan ngại.”

Sơ lược về Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông

Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông được thông qua trong một nỗ lực để tránh lặp lại thất bại của Dự luật dẫn độ năm 2019. Theo đó, việc cố gắng thông qua Dự luật dẫn độ Hồng Kông đã khiến cho một cuộc biểu tình với quy mô lớn, kéo dài nhiều tháng nổ ra tại Hồng Kông. Trước đó nữa, việc cố gắng can dự vào việc bầu cử tại Hồng Kông của chính quyền Đại lục đã khiến cho cuộc biểu tình Dù vàng diễn ra vào năm 2014.

Với việc soạn thảo và thông qua một cách bí mật và nhanh chóng, Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông dựa trên các quan điểm gây tranh cãi và không thuyết phục về chủ quyền và quyền bảo lưu, đã phá vỡ quy trình lập pháp và không phù hợp với các quy định của Luật Cơ bản và Tuyên bố chung Trung-Anh tại Liên Hợp Quốc. Đồng thời, người Hồng Kông chưa bao giờ được tham vấn ý kiến và không có tiếng nói khi thông qua luật này.

Luật An ninh Quốc gia này làm các biện pháp bảo vệ nhân quyền trong hệ thống pháp luật của Hồng Kông mất đi hiệu lực. Nếu được coi là cần thiết, thì lệnh đình quyền giam giữ (habeas corpus), quyền phản đối việc bắt giữ bất công trước tòa, sẽ bị từ chối nhằm cho phép việc giam giữ vô thời hạn công dân Hồng Kông mà không cần một phiên tòa xét xử nhanh. Điều kiện để được tại ngoại cũng đã khác. Ngay cả khi một người bị giam giữ không có rủi ro trốn đi, thì người đó vẫn có thể bị giam giữ nếu bị coi là “có thể phạm các tội” về an ninh quốc gia khác. Một phiên tòa công khai hoặc phiên tòa xét xử với bồi thẩm đoàn có thể bị từ chối đối với một số trường hợp.

Khi định nghĩa về các hành vi phạm tội liên quan đến bí mật quốc gia, khủng bố và ly khai, Luật An ninh Quốc gia sử dụng từ ngữ rộng hơn nhiều so với chuẩn mực quốc tế. Do đó luật này được hiểu là một hình thức kiểm soát tư tưởng với mục đích làm câm lặng những người bất đồng chính kiến. Người Hồng Kông đột nhiên nhận ra rằng họ đang sống trong một môi trường xã hội và văn hóa chính trị của “khủng bố đỏ” cộng sản.

Pháp Luân Công được bảo vệ tại Hồng Kông nhiều năm qua

Trong bài báo đăng trên CNN, ông James Griffiths nhận xét Hồng Kông từ lâu đã là nơi trú ẩn an toàn cho những nhóm người không thể hoạt động công khai ở Trung Quốc, từ các phong trào tôn giáo bị cấm và các tổ chức phi chính phủ về quyền lao động, cho đến các công ty công nghệ lớn bị chặn bởi tường lửa Vạn lý trường thành (The Great Firewall). Do đó, mặc dù chính quyền Hồng Kông của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cam kết Luật An ninh Quốc gia chỉ gây ảnh hưởng tới một nhóm nhỏ, thì số phận của những người tập Pháp Luân Công và của các nhà hoạt động nhân quyền khác sẽ “kiểm chứng những lời cam đoan đó một cách toàn diện nhất”.

Ông James Griffiths nhắc lại một vụ việc trong quá khứ liên quan tới những người tập Pháp Luân Công tại Hồng Kông. Theo đó, sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc bắt đầu không lâu, những người theo tập đã bắt đầu kháng nghị tại Văn phòng Liên lạc Hồng Kông. Đây có thể nói là bộ mặt của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Hồng Kông, từ lâu là biểu tượng cho thế lực của Bắc Kinh đối với thành phố này.

dieuhanh hk
Lễ diễu hành của người tập Pháp Luân Công tại Hồng Kông hôm 27/4/2019. (Ảnh: Epoch Times)

Cảnh sát sau đó đã được huy động để giải tỏa những người tập Pháp Luân Công, và buộc tội họ gây cản trở, cùng với các tội danh khác. Vụ kiện cuối cùng đã kết thúc tại Tòa phúc thẩm, nơi các thẩm phán cấp cao của Hồng Kông ra phán quyết mạnh mẽ ủng hộ quyền biểu tình và kháng nghị của người tập Pháp Luân Công tại Hồng Kông. Kể từ đây, người tập Pháp Luân Công có được một cơ sở pháp lý mạnh mẽ cho những hành động tiếp theo của họ.

Khởi xướng phong trào thoái Đảng và biểu ngữ “Trời diệt Trung Cộng”

Nói riêng về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, có thể nói đây là cuộc đàn áp nhân quyền lớn nhất thế kỷ 21, dù là tính về số lượng người bị đàn áp, các phương thức đàn áp, lượng tài chính dùng trong cuộc đàn áp hay mức độ tàn ác của cuộc đàn áp.

Trước khi nổ ra chiến dịch đàn áp, số lượng người theo tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc Đại Lục đã đạt đến hơn 70 triệu người. Nhìn từ thực trạng chính sách đàn áp và liên đới (một người bị bắt, cơ quan và gia đình họ đều chịu liên đới), có thể thấy rằng số người bị đàn áp không chỉ là 70 triệu. Ngoài ra, theo lời của các quan chức ĐCSTQ, chi phí cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã vượt quá một cuộc chiến tranh. Không nghi ngờ gì, cuộc đàn áp này được duy trì bằng cách sử dụng ngân sách dành cho các lĩnh vực khác của xã hội.

Bên trong cuộc đàn áp, tội ác giam giữ, tra tấn, lạm dụng tình dục là vô cùng tàn bạo, nhưng tà ác nhất là việc mổ cướp nội tạng tươi từ người tập Pháp Luân Công trong khi họ vẫn còn sống, sau đó phi tang xác chết. Điều này đã được nhiều báo cáo chỉ ra, trong đó đáng chú ý là một Tòa án Nhân dân độc lập và uy tín tại London đã xác nhận hành vi thu hoạch nội tạng này của ĐCSTQ. (Xem bài: Tòa án: Trung Quốc thu hoạch nội tạng, phạm tội ác Chống lại loài người)

Tháng 11 và tháng 12/2004, thời báo Epoch Times, một cơ quan truyền thông do người Hoa ở hải ngoại xây dựng (từng đặc biệt chú ý vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công), công bố loạt bài xã luận: Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau được gọi tắt là Cửu Bình. Loạt 9 bài bình luận này đã vạch rõ nguồn gốc, bản chất và lịch sử tội ác từ xưa đến nay của ĐCSTQ, giúp cho nhiều người dân Trung Quốc hiểu được bộ mặt thật của Đảng, đồng thời lần đầu tiên kêu gọi tất cả người dân Trung Quốc thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc và các tổ chức liên đới của nó (Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên tiền phong). Cửu Bình sau này trở thành một cuốn sách được truyền tay rộng rãi và bí mật tìm đọc nhiều nhất tại Trung Quốc Đại Lục. (Xem video tiếng Việt tại đây)

Bấy giờ cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã diễn ra được 5 năm, từ chỗ có hơn 70 triệu người tập luyện vào năm 1999, họ đã trở thành nhóm người yếu thế nhất trong xã hội Trung Quốc, phải đối mặt với việc bị mất gia đình, nhà cửa, bị giam giữ, tra tấn, làm nhục và thậm chí bị giết hại trong tù. Vậy nên vào thời điểm đó, đây là nhóm người trải nghiệm rõ nhất bản chất tà ác của ĐCSTQ.

Nhiều người tập Pháp Luân Công từ Trung Quốc Đại Lục trốn thoát ra nước ngoài hoặc trốn đến Hồng Kông, Thái Lan, Đài Loan… Tại đây, họ bắt đầu dựng lên những trạm thông tin đường phố. Những người này giải thích rằng họ không có mong muốn quyền lực chính trị, cũng không thù địch với người dân Trung Quốc, nhưng tội ác ngút trời của ĐCSTQ là không sách nào chép hết, từ các phong trào như “tam phản”, “ngũ phản”, Đại nhảy vọt, Cách mạng Văn hóa, thảm sát Thiên An Môn, cho đến đàn áp Pháp Luân Công… ước tính gần 100 triệu người Trung Quốc đã bị giết hại, cả dân tộc Trung Quốc đều trở thành nạn nhân.

Hưởng ứng Cửu Bình, những người tập Pháp Luân Công trốn thoát khỏi Trung Quốc cùng với cộng đồng hải ngoại đã thành lập các trung tâm Thoái Đảng đường phố bên ngoài Trung Quốc và nhân rộng mô hình này. Đồng thời cũng trong quá trình này, biểu ngữ “Trời diệt Trung Cộng” ra đời và được treo trên các trung tâm thông tin của người tập Pháp Luân Công. Đặc biệt tại Hồng Kông, trong nhiều năm trời, biểu ngữ “Trời diệt Trung Cộng” cũng được treo công khai trên đường phố và được mang theo trong các cuộc diễu hành của người tập Pháp Luân Công.

Sự phát triển khiến ĐCSTQ sợ hãi

Năm 2019, Hồng Kông nổ ra phong trào chống Dự luật Dẫn độ, suy nghĩ của người dân Hồng Kông đã thay đổi đáng kể. Thế hệ dân chủ cũ có thể có những ảo tưởng về vấn đề “chung sống” với ĐCSTQ, hy vọng thông qua giao lưu hữu hảo để đổi lấy nền dân chủ cho Hồng Kông. Tuy nhiên, thế hệ trẻ đã từ bỏ suy nghĩ này. Qua các cuộc biểu tình Dù Vàng và phong trào chống Dự luật Dẫn độ, họ cho rằng ĐCSTQ phản bội tín nghĩa, là thủ phạm phá hoại dân chủ, nhân quyền và pháp trị của Hồng Kông. Với họ, chỉ bằng cách làm ĐCSTQ tan rã thì Hồng Kông mới có thể có tự do thực sự.

Trong phong trào biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ từ ngày 9/6 đến ngày 10/9, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ 2.379 người. Ngoài ra, có đến hơn 108 trường hợp “tự tử”, đa số là các vụ “nhảy lầu” và hầu hết đều rất đáng ngờ. Điều đáng nói là phía cảnh sát Hồng Kông thường xuyên kết luận vụ án một cách vội vã. Trong sự đàn áp khủng bố đó, những người trẻ tuổi Hồng Kông đã cho người dân trên toàn thế giới thấy được một tinh thần đáng kính. Cũng trong hoàn cảnh này, một sự việc chấn động đã xảy ra: Một tấm áp phích khổng lồ do người Hồng Kông thiết kế được giăng trên bức tường Lennon (bức tường dân chủ), có hình nền là Thiên An Môn bị sét đánh gãy làm đôi, bên dưới là hàng chữ: “Trời diệt Trung Cộng, toàn Đảng chết hết”. Mặc dù ĐCSTQ đã nhanh chóng sai người dùng vải đen che lấp tấm áp phích này, nhưng sau đó, các áp phích tương tự đã xuất hiện trên nhiều bức tường Lennon ở nhiều khu khác nhau và phiên bản điện tử cũng được lưu hành rộng rãi trên phần mềm trò chuyện dành cho điện thoại di động.

Ngoài ra, trong hoạt động biểu tình còn có các nhóm đi phân phát áp phích, tờ rơi “Trời diệt Trung Cộng”, được nhiều người hưởng ứng. Trong các hoạt động hội họp và diễu hành luôn có những người giương cao áp phích “Trời diệt Trung Cộng”, gây hiệu ứng mạnh mẽ. Khẩu hiệu “Trời diệt Trung Cộng” bắt đầu in sâu vào tâm khảm mọi người, được giăng trên khắp các đường phố, trên mặt đất và trên các bức tường tại Hồng Kông. Mặc dù một số đã bị chính phủ gỡ bỏ, nhưng rồi không lâu sau đó lại xuất hiện. Dường như hầu hết mọi người ở Hồng Kông đều tán đồng và khao khát lời tiên tri “Trời diệt Trung Cộng” sẽ trở thành hiện thực.

CNN: Số phận người tập Pháp Luân Công Hồng Kông sau Luật An ninh
Một tấm áp phích “Trời diệt Trung Cộng” được đặt bên lề đường trong một lần biểu tình (Nguồn: Michelle / Vision Times).
Troi diet Trung Cong 8
Trong cuộc diễu hành, người dân Hồng Kông giương cao tấm áp phích “Trời diệt Trung Cộng” (Nguồn: Adrian / Vision Times tiếng Trung)
Troi diet Trung Cong 67jpg
Khẩu hiệu “Trời diệt Trung Cộng” ở khắp mọi nơi trên đường phố Hồng Kông (Nguồn: Michelle / Vision Times tiếng Trung).
CNN: Số phận người tập Pháp Luân Công Hồng Kông sau Luật An ninh
Khẩu hiệu “Trời diệt Trung Cộng” ở khắp mọi nơi trên đường phố Hồng Kông (Nguồn: Michelle / Vision Times tiếng Trung).
“Trời diệt Trung Cộng” và phong trào thoái xuất khỏi ĐCSTQ
Khẩu hiệu “Trời diệt Trung Cộng” ở khắp mọi nơi trên đường phố Hồng Kông (Nguồn: Michelle / Vision Times tiếng Trung).
Troi diet Trung Cong 6
Khẩu hiệu “Trời diệt Trung Cộng” ở khắp mọi nơi trên đường phố Hồng Kông (Nguồn: Michelle / Vision Times tiếng Trung).
Troi diet trung cong 3
Khẩu hiệu “Trời diệt Trung Cộng” được in trên đường phố ở Hồng Kông (Nguồn: Michelle / Vision Times tiếng Trung).

Tại sao ĐCSTQ nhất thiết muốn thông qua Luật An ninh Quốc gia bất chấp việc biết trước sẽ bị các cường quốc phương Tây chế tài? Điều đáng nói là theo thỏa thuận với Anh, ĐCSTQ có thể chờ đến năm 2047 và “danh chính ngôn thuận” mà phá bỏ cơ chế “Một quốc gia hai chế độ”, vì thỏa thuận chỉ có thời hạn 50 năm. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã không thể chờ, hay nói cách khác, nó không dám chờ.

Một trong số các nguyên nhân ít được mọi người để ý nhưng mang tính rất then chốt, chính là sự xuất hiện lượng lớn các biểu ngữ “Trời diệt Trung Cộng” trong cuộc biểu tình Hồng Kông. Yếu tố này đã chạm đến nỗi sợ hãi lớn nhất, động đến tử huyệt của ĐCSTQ. Vì vậy, bất chấp cách nhìn của quốc tế vốn đã bất lợi sau COVID-19, ĐCSTQ vẫn kiên quyết thông qua Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông.

CNN: Số phận người tập Pháp Luân Công Hồng Kông sau Luật An ninh
Người biểu tình dùng sơn đen viết chữ ‘Trời diệt Trung Cộng’. (Ảnh: Epoch Times)

Bên cạnh đó, còn có một vấn đề khác khiến ĐCSTQ run sợ không kém. Các trung tâm Thoái Đảng đường phố của Pháp Luân Công tại các quốc gia bên ngoài Đại Lục duy trì liên tục trong nhiều năm, đồng thời ảnh hưởng ngược lại Trung Quốc Đại Lục. Người Đại Lục cũng vượt tường lửa, lên website tuidang.org để tuyên bố thoái xuất.

“Trời diệt Trung Cộng” và phong trào thoái xuất khỏi ĐCSTQ
Số lượng người thoái Đảng đăng tải công khai trên trang web tuidang.org.

Đến ngày 21/4/2005, số người tuyên bố thoái Đảng và các tổ chức liên đới đạt mốc 1 triệu. Đến ngày 22/4/2006, số người tuyên bố thoái tiến gần tới mốc 10 triệu. Đến khoảng tháng 2/2009, con số vượt mức 50 triệu. Ngày 7/8/2011, số người thoái đạt 100 triệu. Con số là 200 triệu vào tháng 4/2015, 300 triệu vào 2018, và tới 18/7/2020, đã có hơn 360 triệu người Trung Quốc tuyên bố thoái xuất khỏi chế độ.

Nguy cơ với người tập Pháp Luân Công từ Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông

Ông James Griffiths cho rằng có rất nhiều điểm bất lợi đối với người tập Pháp Luân Công tại Hồng Kông chiểu theo Luật An ninh Quốc gia. Chẳng hạn luật này quy định về việc “lật đổ cốt lõi quyền lực tập trung trung ương của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. Tuy nhiên, diễn giải theo cách hiểu của chế độ Trung Quốc, thì chính quyền Trung Quốc là một thể thống nhất không thể tách rời với ĐCSTQ. Vì vậy, chế độ có thể diễn giải rằng việc thuyết phục người dân thoái Đảng là vi phạm luật An ninh Quốc gia.

“Tình thế của người tập Pháp Luân Công ở Hồng Kông biến chuyển như thế nào trong những tháng tới và có bao nhiêu sự đàn áp [Pháp Luân Công] xuất phát từ đại lục [nhắm tới Hồng Kông] là một điều rất quan trọng”, bà Sarah Cook, một nhà nghiên cứu cấp cao tại tổ chức hoạt động nhân quyền Freedom House (Ngôi nhà Tự do) nhận xét. Sarah Cook là nhà nghiên cứu chuyên sâu về đàn áp tôn giáo tại Trung Quốc, là tác giả của báo cáo “Cuộc chiến vì linh hồn Trung Hoa: Hồi sinh tôn giáo, Đàn áp và Phản kháng dưới thời Tập Cận Bình”.

Bà Sarah Cook phân tích, bất kỳ sự hạn chế nào đối với Pháp Luân Công tại Hồng Kông “sẽ là một dấu hiệu xấu và là tiền thân đáng lo ngại cho một cuộc đàn áp đối với cộng đồng tôn giáo rộng lớn hơn ở Hồng Kông”.

“Tại Trung Quốc, chúng tôi đã chú ý hết lần này đến lần khác kể từ năm 1999, cái cách họ tạo ra luật lệ, thủ đoạn và thậm chí cả lực lượng an ninh, để đàn áp Pháp Luân Công. Rồi sau đó những điều này được mở rộng sang các nhóm khác”, bà Cook giải thích thêm. “Không may thay, có lẽ chỉ là vấn đề thời gian trước khi chúng ta thấy điều đó lặp lại ở Hồng Kông.”

Bài báo của CNN viết, những người tập Pháp Luân Công, cũng như nhiều nhóm phản đối chính quyền ĐCSTQ, có thể sẽ không cảm thấy ngay lập tức việc luật An ninh Quốc gia nhắm đến họ, nhưng họ đã sẵn sàng cho cả những điều tồi tệ hơn. Sau nhiều năm bị đàn áp ở Trung Quốc, giờ đây họ đã chuẩn bị cách thức hoạt động ngầm đằng sau hậu trường nếu một cuộc đàn áp xảy ra.

Ông Zhang, phát ngôn viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Hoa Kỳ, cho CNN biết, thậm chí bên trong Trung Quốc, mọi người vẫn “tiếp tục tập luyện Pháp Luân Công một cách riêng tư và nhiều người ra ngoài và phổ biến thông tin một cách bí mật để giúp những người Trung Quốc khác nhìn thấu những lời dối trá và che đậy của ĐCSTQ.”

Bà Ingrid Wu, phát ngôn viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Hồng Kông thì cho biết một số người tập Pháp Luân Công ở Hồng Kông có thể sẽ tị nạn ở nước ngoài nếu luật pháp nhắm vào họ. “Cộng đồng Pháp Luân Công rất đa dạng; mỗi người tự đưa ra quyết định dựa trên gia đình và các tình huống khác”, bà Wu nói. “Nhưng hầu hết người tập Pháp Luân Công mà tôi biết có kế hoạch ở lại Hồng Kông. Chúng tôi cảm thấy có trách nhiệm tiếp tục nỗ lực hòa bình để nâng cao nhận thức về cuộc đàn áp và kêu gọi công lý, và nói với thế giới những gì đang xảy ra ở Hồng Kông. “

Minh Nhật

Cập nhật lúc 06:30, 12/08/2020

Ông trùm truyền thông ủng hộ dân chủ Hồng Kông đã bị bắt

Cảnh sát Hồng Kông sáng 10/8 đã bắt giữ trùm truyền thông, nhà hoạt động dân chủ Jimmy Lai với cáo buộc ông này thông đồng với nước ngoài vi phạm luật an ninh quốc gia Hồng Kông vừa có hiệu lực từ đầu tháng Bảy.

Embed from Getty Images

Apple Daily, trực thuộc toàn đoàn truyền thông Next Digital do ông Jimmy Lai làm chủ, và đài truyền hình TVB đã đưa tin ông Jimmy Lai bị bắt.

Ông Mark Simon, nhà điều hành cao cấp tại Next Digital đã đăng lên Twitter xác nhận: “Vào lúc này, ông Jimmy Lai đã bị bắt vì thông đồng với các quyền lực nước ngoài”.

Ông Mark Simon đăng tweet tiếp theo cho biết: “Đến lúc này, cảnh sát đang ở trong nhà của ông Lai và con trai của ông để lục soát… Các thành viên khác của tập đoàn [truyền thông này] đã bị bắt hoặc bị đưa đi chất vấn. Hiện nay, đã có một nhóm phóng viên báo chí tại nhà Mr. Lai, vì vậy thông tin sẽ được đăng tải”.

Chính quyền Trung Quốc đơn phương áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hồng Kông từ đầu tháng Bảy. Bắc Kinh gọi luật an ninh này là “thanh gươm Damocles” đang treo trên đầu của những người chỉ trích chế độ Trung Quốc mạnh mẽ nhất.

Các nhà hoạt động dân chủ và các chính phủ nước ngoài cũng đã lên tiếng bày tỏ lo ngại rằng luật an ninh Hồng Kông sẽ được Bắc Kinh sử dụng để làm câm lặng tự do, dân chủ tại hòn đảo bán tự trị mà họ được Anh Quốc trao trả chủ quyền từ năm 1997.

Tập đoàn truyền thông và tờ Apple Daily của ông Jimmy Lai đã hậu thuẫn mạnh mẽ các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông trong năm 2019 và từ nhiều năm qua vẫn đóng vai trò trung tâm trong phong trào dân chủ của Hồng Kông.

Theo Bloomberg, ông Jimmy Lai trước đó hồi tháng Hai cũng đã bị cảnh sát Hồng Kông bắt vì tình nghi ông tham gia vào một cuộc tụ tập bất hợp pháp trong năm 2019 và dọa nạt một phóng viên vào hai năm trước đó. Ông Lai đã được bảo lãnh tại ngoại sau lần bắt giữ đó.

Như Ngọc

Xem thêm:

Cập nhật lúc 06:30, 12/08/2020

Mỹ tuyên bố chế tài 11 quan chức Hồng Kông và ĐCSTQ

Ngày 7/8, Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố, chiểu theo sắc lệnh hành chính được Tổng thống Trump ký trong năm nay, sẽ tiến hành chế tài quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và quan chức chính phủ Hồng Kông tham gia và phá hoại tự trị mức độ cao của Hồng Kông; 11 người được liệt vào danh sách này như Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga, Chủ nhiệm Văn phòng liên lạc Trung ương tại Hồng Kông Lạc Huệ Ninh, Chủ nhiệm Văn phòng sự vụ Hồng Kông & Ma Cao Hạ Bảo Long, v.v.

Lâm Trịnh Nguyệt Nga
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nằm trong danh sách chế tài mới nhất của Mỹ vì liên quan đến phá hoại tự do chính trị tại Hồng Kông. (Ảnh cắt từ video).

Theo Bloomberg đưa tin, hôm thứ Sáu (7/8), Bộ Tài chính Mỹ cho biết, Mỹ tuyên bố chế tài 11 quan chức cấp cao của Hồng Kông và ĐCSTQ, bao gồm: Phó Chủ nhiệm Văn phòng sự vụ Hồng Kông & Ma Cao Trương Hiểu Minh; Chủ nhiệm Văn phòng Sự vụ Hồng Kông & Ma Cao Hạ Bảo Long; Chủ nhiệm Văn phòng liên lạc Trung ương tại Hồng Kông Lạc Huệ Ninh; Giám đốc Văn phòng An ninh Quốc gia tại Hồng Kông Trịnh Nhạn Hùng; Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga; Cục trưởng Cục Bảo an Hồng Kông Lý Gia Siêu; Giám đốc Sở Cảnh vụ Hồng Kông Đặng Bính Cường; cựu Giám đốc Sở Cảnh vụ Hồng Kông Lư Vĩ Thông; Vụ trưởng Tư pháp Hồng Kông Trịnh Nhược Hoa; Cục trưởng Cục Sự vụ Hiến pháp và Đại lục Tăng Quốc Vệ; Tổng thư ký Ủy ban An ninh Quốc gia Hồng Kông Trần Quốc Cơ. Nguyên nhân chế tài là vì những người này phá hoại tự do chính trị của Hồng Kông.

Bộ trưởng Tài Chính Mỹ Steven Mnuchin nói trong một tuyên bố rằng, Mỹ đứng cùng người dân Hồng Kông chế tài những người phá hoại tự trị của Hồng Kông.

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga bị chế tài là vì đã trực tiếp chấp hành chính sách của Bắc Kinh, đàn áp tự do của người Hồng Kông, phá hoại tiến trình dân chủ của Hồng Kông.

Theo báo cáo, tài sản tại Mỹ của 11 người trong danh sách bị chế tài sẽ bị đóng băng.

Trước đó, ngày 31/7, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga trả lời phỏng vấn của phóng viên đã nói rằng bà không có tài sản ở Mỹ, và cũng không có nhu cầu đến Mỹ, nếu đối phương không cấp visa thì sẽ không đến Mỹ. Ngoại giới dự đoán phương án tiếp sau chế tài sẽ lần lượt được công bố.

Chế tài này được đưa ra căn cứ vào một sắc lệnh hành chính mà Tổng thống Trump đã ký vào tháng trước, sắc lệnh này có mục đích trừng phạt Bắc Kinh đàn áp những nhân sĩ dân chủ Hồng Kông.

Từ khi Bắc Kinh cưỡng chế áp đặt Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông tới nay, chính quyền Tổng thống Trump vẫn luôn đe dọa sẽ có hành động. Cộng đồng quốc tế cũng liên tiếp lên án Luật An ninh Quốc gia này của ĐCSTQ; nhiều người Hồng Kông đã xuống đường biểu tình vào ngày đầu tiên thực thi luật này, tức ngày 1/7.

Sau khi Luật An ninh Quốc gia được thực thi, chế độ thẩm tra chính trị tại Hồng Kông ngày càng nghiêm trọng, gần đây chính phủ Hồng Kông đã tước đoạt tư cách tham gia tranh cử của 12 ứng cử viên phe dân chủ tranh cử vào Hội đồng Lập pháp, đồng thời cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp cũng bị trì hoãn một năm; truyền thông thân Cộng cũng đưa tin cho biết cảnh sát Hồng Kông dùng danh nghĩa Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông để truy nã 6 người Hồng Kông ở nước ngoài, trong đó có 1 công dân Mỹ và 1 người Hồng Kông hiện đang ở Đức, hành động này khiến cộng đồng quốc tế bất mãn, Đức đã chấm dứt thỏa thuận dẫn độ với Hồng Kông.

Trí Đạt

Xem thêm:

Cập nhật lúc 06:38, 10/08/2020

Hồng Kông: Kết tội 24 nhà đấu tranh vì vi phạm “Luật An ninh quốc gia”

Gần đây, dựa theo “Luật An ninh Quốc gia” mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới áp đặt tại Hồng Kông, nhà cầm quyền đã cáo buộc những người phe dân chủ Hồng Kông tham gia hoạt động tưởng nhớ vào ngày kỷ niệm 31 năm nổ ra biến cố Thiên An Môn (4/6/1989) là tụ tập bất hợp pháp, tính đến ngày 6/8 đã có tới 24 người bị cảnh sát buộc tội.

p2705315a92179568
Vào ngày 4/6 (từ trái sang) những nhà đấu tranh dân chủ Hồng Kông tiêu biểu như Sầm Ngạo Huy, La Quán Thông, Hoàng Chi Phong, Hà Quế Lam, Viên Gia Uy… đã tham gia tưởng niệm sự kiện Thiên An Môn (4/6/1989) tại Công viên Victoria. Hiện nay họ bị buộc tội tụ tập bất hợp pháp (Ảnh: Pang Dawei/Vision Times).

Năm nay, vào ngày kỷ niệm 31 năm nổ ra biến cố ĐCSTQ đàn áp phong trào dân chủ tại Thiên An Môn ngày 4/6/1989, lần đầu tiên cảnh sát Hồng Kông cấm tổ chức tưởng nhớ biến cố Thiên An Môn năm 1989 (Memorials for the Tiananmen Square protests of 1989) ở Công viên Victoria, nhưng vào đêm hôm đó vẫn có một số lượng lớn người dân đến đây đốt nến tưởng nhớ. Sau vụ việc, 13 người tiêu biểu như Chủ tịch và Phó Chủ tịch của Hồng Kông Alliance (Liên minh Hồng Kông ủng hộ các phong trào dân chủ yêu nước của Trung Quốc) là Lý Trác Nhân (Lee Cheuk-yan) và Hà Tuấn Nhân (Albert Ho), người sáng lập Next Media Group Lê Trí Anh (Jimmy Lai)… đã bị buộc tội xúi giục người khác tham gia tụ tập trái phép. Tính đến ngày 6/8, có tới 24 người đã bị cảnh sát buộc tội tụ tập bất hợp pháp, bao gồm cả Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), những người đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ của phe dân chủ như Hà Quế Lam (Gwyneth Ho) và Trương Côn Dương (Sunny Cheung)… Họ lên án đây là một làn sóng thanh trừng mới đối với những nhà đấu tranh dựa theo theo Luật An ninh Quốc gia mà ĐCSTQ mới áp đặt vào Hồng Kông.

Tối ngày 6/8, Hồng Kông Alliance đã phát hành một thông cáo báo chí đề cập đến những người nhận được thông báo “cố ý tụ tập trái phép” ở Công viên Victoria vào ngày 4/6/2020, bao gồm Chủ tịch của Hồng Kông Alliance Lý Trác Nhân và 10 ủy viên Thường vụ của tổ chức này là Hà Tuấn Nhân, Trâu Hạnh Đồng, Thái Diệu Xương, Trương Văn Văn Quang, Mai Hải Hoa, Doãn Triệu Kiên, Triệu Ân Lai, Lương Diệu Trung, Lương Cẩm Uy, Lương Quốc Hoa; và 13 nhà dân chủ là Quách Vĩnh Kiện, Trần Hạo Hằng, Hồ Chí Vĩ, Chu Khải Địch, Lương Quốc Hùng, Hà Tú Lan, Lương Khải Tinh, Sầm Ngạo Huy, Hà Quế Lam, Viên Gia Uy, Hoàng Chi Phong, La Quán Thông và Trương Côn Dương. Lý Trác Nhân bị buộc thêm tội danh “người tổ chức tụ tập trái phép” và sẽ nhận được trát hầu tòa vào ngày 15/9.

Trước đó, những thành viên quan trọng của tổ chức Hồng Kông Alliance bao gồm Chủ tịch và Phó Chủ tịch là Lý Trác Nhân và Hà Tuấn Nhân cùng những ủy viên Thường vụ của tổ chức, người sáng lập Next Media Group Lê Trí Anh, Chủ tịch Đảng Lao động Quách Vĩnh Kiến (Kwok Wing-kin), và Phó triệu tập viên Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền Trần Hạo Hằng (Figo Chan)… đã bị cáo buộc “xúi giục mọi người tham gia tưởng nhớ ngày 4/6 mà chưa được phê duyệt”.

 

Hồng Kông Alliance lên án cảnh sát lạm quyền

Hồng Kông Alliance đã phản đối và lên án cảnh sát lạm quyền, nhắc lại rằng công dân Hồng Kông có quyền tập hợp và diễu hành dưới sự bảo vệ của Luật Cơ bản, và cảnh sát đã viện cớ dịch bệnh để đàn áp cấm đoán mọi người tưởng niệm vào ngày 4/6 là muốn dập tắt ánh nến ở Công viên Victoria đã duy trì 30 năm qua, thắt chặt không gian tự do của người dân Hồng Kông. Tổ chức Hồng Kông Alliance nhấn mạnh việc tham gia tưởng nhớ những nạn nhân Thiên An Môn là vô tội, Hồng Kông Alliance không sợ hãi phải đối mặt với thanh trừng và trấn áp chính trị.

Nhiều nhân vật ủng hộ dân chủ cũng thông báo tin tức liên quan trên các trang mạng xã hội. Hà Quế Lam, một cựu phóng viên của tờ Stand News vừa được bầu với số phiếu cao trong cuộc bầu cử sơ bộ phe dân chủ, đã viết: “Quả nhiên ngày tính sổ này đến rất nhanh”. Cô chỉ ra những động thái của nhà cầm quyền kết hợp thao túng nghị trình của “Hội đồng Lập pháp lâm thời” (hủy bỏ cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp), và đẩy mạnh thanh trừng đấu tranh của phe dân chủ.

Trong khi Hoàng Chi Phong viết trên Facebook rằng anh không ngờ mới ngày hôm qua rời tòa án thì ngày nay lại phải đứng trước một phiên tòa khác, nhà cầm quyền muốn mọi người phải mệt mỏi vì ứng phó với hoạt động tư pháp. Nhưng anh cho biết, ý chí đấu tranh của mọi người sẽ không vì vậy mà nản chí. Anh cũng nói rằng quá trình xét xử rất dài và lo lắng rằng ngay cả khi vụ án bao vây trụ sở cảnh sát kết thúc thì Bộ trưởng Tư pháp vẫn sẽ sử dụng trường hợp này để hạn chế mọi người liên quan được xuất cảnh nhằm ngăn chặn mọi người hoạt động liên kết với cộng đồng quốc tế.

 

Lo lắng cảnh sát sử dụng biện pháp truy tố để hạn chế xuất cảnh

Trong một cuộc phỏng vấn với Nhật báo Apple (Hồng Kông), nhà hoạt động Trương Côn Dương (Sunny Cheung), người đã từng ra nước ngoài để vận động hành lang và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ của phe Dân chủ ở Kowloon West, cho biết rằng anh đã chuẩn bị sẵn tinh thần cho hoạt động thanh trừng của cảnh sát sau ngày 4/6. Điều này rõ ràng là lợi dụng thời điểm công chúng bận rộn chống lại dịch bệnh và bầu không khí chính trị suy yếu để bắt giữ và đàn áp họ về mặt chính trị. Nhưng anh sẽ không quá lo lắng, sẽ bình thản đối mặt.

Cũng trả lời tờ Apple, nghị viên Sầm Ngạo Huy (Lester Shum) của quận Tsuen Wan từng là thủ lĩnh sinh viên của Phong trào Ô dù cho rằng anh không ngạc nhiên trước việc bị cảnh sát bất ngờ thanh trừng, còn cáo buộc tội lần này không đáng kể, chỉ nhằm quấy rối các nhà dân chủ. Anh ta nói rằng tôi không quan tâm đến các cáo buộc, nhưng lo lắng rằng cảnh sát sẽ tịch thu hộ chiếu của các bị cáo bằng cách lợi dụng các tội danh để hạn chế quyền tự do xuất cảnh của họ.

Ánh nến ở Công viên Victoria là bằng chứng về tội ác của ĐCSTQ

La Quán Thông, người đang bị truy nã bởi Đạo luật An ninh Quốc gia và đang ở Vương quốc Anh, đã lên tiếng qua mạng xã hội rằng tầm quan trọng của ánh nến Công viên Victoria: “Đó là bằng chứng quan trọng về chế độ tàn bạo của ĐCSTQ. Chừng nào người dân Hồng Kông tiếp tục hoạt động tưởng nhớ sẽ luôn là lời nhắc nhở quan trọng cho cộng đồng quốc tế ngăn chặn ĐCSTQ”. Do đó, Bắc Kinh đã ra lệnh truy đuổi phe dân chủ tham gia tổ chức tưởng nhớ và buộc tội hơn 20 người. Anh cho biết: “Cuối cùng, những người nói sự thật và bảo vệ sự thật phải chịu áp lực nặng nề nào?”

Ủy viên Hội đồng quận Kwun Tong là Lương Khải Tinh (Jannelle Rosalynne Leung) cũng đã chia sẻ trên Facebook rằng ngày 4/6 là ngày khai sáng chính trị cho hai thế hệ người Hồng Kông, và đó cũng là bằng chứng sắt đá về bản chất tà ác của ĐCSTQ. Sau Luật An ninh Quốc gia, nhà cầm quyền Bắc Kinh ngay lập tức hủy bỏ các cuộc bầu cử dân chủ mà nhân dân đã trao quyền, lập tức thanh trừng những người đấu tranh dân chủ trên quy mô lớn. Họ biến luật pháp thành công cụ, còn người dân chỉ có ý chí chiến đấu bất khuất. “Dù bị vô số đàn áp, chúng tôi chỉ có thể cắn răng chịu và tiếp tục chiến đấu cùng những người bị nạn.”

Y Bình

Cập nhật lúc 14:17, 10/08/2020

Nhóm nghị sĩ Anh kêu gọi trừng phạt cảnh sát Hồng Kông

Nhóm nghị sĩ liên đảng của Anh chỉ ra bằng chứng những người sơ cứu liên tục đối mặt với sự tàn bạo của cảnh sát trong các cuộc biểu tình.

canh sat Hong Kong bat nguoi bieu tinh
Quốc hội Trung Quốc thúc đẩy Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông, gây phản ứng mạnh mẽ từ người dân Hồng Kông (Yu Gang/Epoch Times).

Nhóm nghị sĩ liên đảng của Vương quốc Anh (All-Party Parliamentary Group – APPG) tại Hồng Kông hôm thứ Ba (ngày 4/8) đã tiết lộ kết quả của cuộc điều tra kéo dài 5 tháng về việc lạm dụng quyền lực của cảnh sát Hồng Kông, qua đó kết luận rằng cơ quan thực thi pháp luật của thành phố đã vi phạm “các nguyên tắc nhân đạo.”

Báo cáo điều tra đã tập trung vào cách cảnh sát Hồng Kông đối xử với các nhân viên cứu trợ nhân đạo tuyến đầu trong các cuộc biểu tình kéo dài hàng tháng. 

Theo báo cáo, những người làm công tác sơ cứu đã phải đối mặt với sự đe dọa, quấy rối cũng như tổn hại về thể chất và tâm lý, điều này đã ảnh hưởng đến khả năng của họ trong việc hỗ trợ y tế cho những người biểu tình bị thương.

Tháng 8 năm ngoái, Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã cảnh báo rằng cảnh sát Hồng Kông đang sử dụng vũ khí “theo cách bị cấm dựa trên các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế”, như bắn hơi cay vào các khu vực kín hoặc trực tiếp bắn vào người biểu tình. Khi xung đột giữa cảnh sát và người biểu tình leo thang, những người sơ cứu và nhà báo tại hiện trường bắt đầu đối mặt với các cuộc tấn công bừa bãi của cơ quan thực thi pháp luật.

Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra việc lạm dụng bằng những lời nói tục từ cảnh sát đối với nhân viên cứu trợ và nhà báo. 

Báo cáo cũng liệt kê bằng chứng rõ ràng về việc từ chối cho phép điều trị y tế đối với những người biểu tình bị thương. Ví dụ, vào ngày 31 tháng 8 năm 2019, khi cảnh sát ập vào ga MTR Prince Edward, xịt hơi cay bừa bãi và đánh đập dân thường, họ cũng chặn không cho nhân viên y tế được vào bên trong. Ngay cả sau khi xe cứu thương đến, các nhân viên y tế đã được thông báo rằng không có thương vong nào trong nhà ga.

Để đảm bảo Anh Quốc hoàn thành trách nhiệm của mình theo quy định trong Tuyên bố chung Trung – Anh, APPG khuyến nghị nên tạo ra một cơ chế điều tra cho Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Hồng Kông. Ngoài ra, nhóm cho biết Vương quốc Anh nên nhanh chóng áp đặt các biện pháp trừng phạt theo Luật Magnitsky đối với các nhà lãnh đạo Hồng Kông cho phép cảnh sát sử dụng bạo lực bất hợp pháp, bao gồm cảnh sát trưởng và Trưởng Đặc khu Carrie Lam.

APPG cũng nhấn mạnh rằng Vương quốc Anh phải đảm bảo rằng chính sách của quốc gia về nhập cư ở nước ngoài của Anh không được áp dụng cho những người đã tán thành Luật An ninh quốc gia của Bắc Kinh đối với Hồng Kông. Báo cáo cũng kêu gọi hợp tác với chính quyền thành phố về tăng cường bảo vệ quyền con người theo yêu cầu trong tuyên bố chung.

Xuân Lan (theo Taiwan News)

Xem thêm:

Cập nhật lúc 13:56, 06/08/2020

Pháp tạm dừng phê duyệt hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông

Chính phủ Pháp hôm thứ Hai (3/8) cho biết họ sẽ tạm dừng phê duyệt hiệp ước dẫn độ đã ký với Hồng Kông năm 2017. Trước đó, Anh, Úc, Canada, New Zealand và Đức đã đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông sau khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia lên hòn đảo bán tự trị này.

Embed from Getty Images

AFP dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Pháp phát đi hôm 3/8 cho hay: “Do những diễn tiến mới nhất, Pháp sẽ không tiếp tục tiến trình phê duyệt hiệp ước dẫn độ đã được ký kết vào ngày 4 tháng 7 năm 2017 giữa Pháp và Đặc khu Hồng Kông”.

Bộ Ngoại giao Pháp đã chỉ trích mạnh mẽ luật an ninh quốc gia mới, gọi luật này làm xói mòn nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”… và các quyền tự do cơ bản của người dân Hồng Kông.

Luật này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp của chúng tôi”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Pháp nói thêm.

Tháng trước, Anh Quốc đã đình chỉ “ngay lập tức và vô thời hạn” hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông nhằm đáp trả việc Bắc Kinh áp đặt luật an ninh mới lên hòn đảo bán tự trị này. Đức cũng đã đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông sau khi chính quyền Đặc khu quyết định hoãn một năm cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp.

>>Đức đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông

Canada, Úc và New Zealand cũng đã đình chỉ các hiệp ước dẫn độ của họ với Hồng Kông sau khi Bắc Kinh cố gắng bóp nghẹt quyền tự trị và tự do của lãnh thổ cựu thuộc địa Anh Quốc.

Chính quyền Trung Quốc đã chỉ trích mạnh mẽ động thái của các quốc gia phương Tây và gọi đó là hành vi “can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ” của nước này.

Sáng thứ Hai (3/8), Trung Quốc đã tuyên bố đình chỉ hiệp ước dẫn độ của Hồng Kông với New Zealand. Trước đó, Bắc Kinh cũng đã đình chỉ hiệp ước dẫn độ của Hồng Kông với Canada, Anh Quốc và Úc.

Xuân Thành

Cập nhật lúc 16:03, 04/08/2020

Ngoại trưởng Mỹ lên án Hồng Kông hoãn bầu cử Hội đồng Lập pháp

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vào cuối ngày thứ Bảy 1/8 (giờ Mỹ) đã nói rằng “không có lý do hợp lý nào” để Hồng Kông hoãn một năm cuộc bầu cử cơ quan lập pháp.

Embed from Getty Images

Trong tuyên bố phát đi hôm 1/8 ông Pompeo cho hay: “Nếu làm thế, thì có lẽ Hồng Kông sẽ không bao giờ có thể bầu cử lại nữa. Hành động đáng tiếc này xác nhận rằng Bắc Kinh không có ý định duy trì các cam kết mà họ đã hứa với người dân Hồng Kông và Vương Quốc Anh theo Tuyên bố Chung Trung – Anh, một hiệp định đã đăng ký với Liên Hiệp Quốc, và Luật Cơ bản”.

Trước đó, hôm thứ Sáu (31/7), chính quyền Đặc khu Hồng Kông đã loan báo rằng họ sẽ hoãn cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp vì đại dịch virus corona. Cuộc bầu cử bày ban đầu dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 6/9 tới đây. Chính quyền Đặc Khu viện dẫn các rủi ro về sức khỏe cộng đồng và áp lực đặt lên các chiến dịch tranh cử và cử tri bởi các yêu cầu giãn cách xã hội và các hạn chế đi lại.

>>Bà Carrie Lam viện Luật Khẩn cấp để hoãn bầu cử Hội đồng lập pháp

Văn phòng Sự vụ Hồng Kông và Ma Cao chịu trách nhiệm báo cáo cho Hội đồng Nhà nước Trung Quốc nói rằng quyết định hoãn cuộc bầu cử cơ quan lập pháp Hồng Kông “phản ánh thái độ trách nhiệm cao đối với sinh mạng và sức khỏe của cư dân Hồng Kông. Nó là rất cần thiết, hợp lý và hợp pháp”.

Tuy nhiên, các nhóm ủng hộ dân chủ cho rằng quyết định hoãn bầu cử là một phần của nỗ lực của Bắc Kinh nhằm ngăn cản các ứng viên phe đối lập thách thức những ứng viên được chính quyền Trung Quốc ủng hộ.

Theo hãng tin Bloomberg, Nhà lập pháp đối lập Fernando Cheung nói rằng quyết định hoãn bầu cử của chính quyền Đặc khu là vi hiến. “Đại dịch rõ ràng được sử dụng như là một cái cớ. Lý do thực sự của việc hoãn bầu cử là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sợ rằng họ sẽ thua đau, giống như những gì đã xảy ra trong cuộc bầu cử cấp quận [tại Hồng Kông] vào tháng Mười Một năm ngoái”, ông Fernando Cheung nói.

Trong tuyên bố tối 1/8, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nhấn mạnh: “Nhiều thập kỷ qua, người dân Hồng Kông đã nhiều lần thể hiện khát vọng và khả năng của họ để tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng. Chúng tôi kêu gọi các nhà chức trách Hồng Kông hãy xem xét lại quyết định của mình”.

Cuộc bầu cử này nên được tổ chức gần với ngày 6/9 nhất có thể và theo một cách thức phản ánh được ý chí và khát vọng của người dân Hồng Kông. Nếu chúng không được tổ chức, thì thật đáng tiếc Hồng Kông sẽ tiếp tục hành trình hướng tới trở thành một thành phố cộng sản khác tại Trung Quốc”, ông Pompeo nói thêm.

Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Kayleigh McEnany hôm 31/7 cũng đã lên án quyết định hoãn bầu cử của chính quyền Đặc khu Hồng Kông.

Bà Kayleigh McEnany cho hay: “Chúng tôi lên án quyết định của chính quyền Hồng Kông về việc hoãn một năm cuộc bầu cử hội đồng lập pháp và loại bỏ các ứng viên phe đối lập. Hành động này làm xói mòn các tiến trình dân chủ và tự do mà đã củng cố cho sự thịnh vượng của Hồng Kông, và đây là hành động gần nhất trong danh sách ngày càng tăng về các lời hứa bị Bắc Kinh phá bỏ. Bắc Kinh đã hứa trong Tuyên bố Chung Trung- Anh rằng họ sẽ trao quyền tự trị và tự do cho người dân Hồng Kông tới năm 2047”.

Bloomberg dẫn khảo sát do Chương trình Ý kiến Công chúng Hồng Kông thực hiện từ ngày 27/7 đến 30/7 với 8.805 đáp viên cho thấy khoảng 55% đáp viên cho rằng cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp nên được diễn ra theo kế hoạch vào ngày 6/9 bất chấp đại dịch virus corona. Khoảng 21% đáp viên nghĩ rằng cuộc bầu cử này nên được hoãn không quá 6 tháng.

Xuân Thành

Xem thêm:

Cập nhật lúc 15:12, 03/08/2020