Mỗi ngày, tay chúng ta sẽ vô tình tiếp xúc với một lượng vi khuẩn vô cùng lớn, nhưng mắt thường không thể nào nhìn thấy. Dưới đây là tổng hợp 10 nơi “bẩn” nhất mà chúng ta tiếp xúc gần như hàng ngày. 

noi ban nhat 2
Điện thoại, tiền, bàn phím máy tính, chìa khóa… đều là những nơi chứa rất nhiều vi khuẩn. (Ảnh: PhotoworldPro/ Shutterstock)

1. Giày

Mỗi đôi giày có hơn 420.000 con vi khuẩn, những đôi giày lâu ngày không được vệ sinh lại chất thành đống, số lượng vi khuẩn trên giá để giày nhiều không tưởng. Vì vậy nên cất giày bên ngoài nhà.

2. Túi xách

Tay cầm của túi xách là nơi bẩn nhất. Bạn nên dùng khăn giấy ẩm lau những chỗ thường xuyên chạm vào này.

3. Gối, giường đệm

Gối, ga trải giường có thể nói là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, trên gối cũng thường có lông tơ, bụi, mốc…  Không thường xuyên giặt vỏ gối còn có thể gây ra hen suyễn.

Vì vậy, nên thay và giặt vỏ gối, ga trải giường mỗi tuần một lần để tránh mạt bụi xâm nhập vào cơ thể, đồng thời giữ được làn da khỏe mạnh.

4. Bàn chải đánh răng

Bàn chải đánh răng để lâu trong nhà vệ sinh có trung bình khoảng 1 triệu vi khuẩn trên mỗi chiếc. Hơn nữa nếu bàn chải đánh răng của bạn để quá gần bồn cầu, rất nhiều vi khuẩn sẽ bay vào không khí mỗi khi bạn xả nước trong nhà vệ sinh, và chúng có thể dễ dàng bám vào các vật dụng gần đó.

Khuyến nghị bạn nên thay bàn chải đánh răng 3 tháng một lần, nếu không miệng có thể bị “bẩn” và nhiễm trùng vết thương.

5. Chìa khóa

Có rất nhiều vi khuẩn trên chìa khóa. Nó so với giấy vệ sinh còn nhiều hơn. Thỉnh thoảng nên vệ sinh sạch sẽ khăn giấy ướt có tẩm cồn, đồng thời lau bụi ở các rãnh khóa.

6. Điện thoại di động

Bàn tay bị bẩn thường chạm vào điện thoại di động, và điện thoại di động cũng được đặt ở nhiều nơi khác nhau. Sau đó sử dụng chiếc điện thoại di động này để thực hiện cuộc gọi, tất cả các loại vi khuẩn sẽ được chuyển sang da mặt. Ngay cả khi bạn rửa tay, chắc chắn sẽ có một ít mồ hôi và bụi bám trên đó, về lâu dài vi khuẩn sẽ dễ dàng phát triển.

7. Hộp điều khiển từ xa

Lý do cũng giống như của điện thoại di động. Điều khiển từ xa mà ngón tay bạn chạm vào hàng ngày thực sự có 70% khả năng sinh sản nhiều vi khuẩn trên bề mặt.

Nên xịt khử trùng 1 lần/tuần, khi không sử dụng có thể tháo pin để bảo vệ tuổi thọ của chúng.

8. Bàn phím

Tương tự như nguyên lý hoạt động của điều khiển từ xa, sau khi làm việc lâu, mồ hôi tay sẽ làm bẩn bàn phím. Ngoài ra, các khe hở giữa các phím rất dễ ẩn bụi và bám mảnh vụn thức ăn.

Nên thỉnh thoảng lật ngược bàn phím và lắc nhẹ để bụi và mảnh vụn thức ăn bên trong rơi ra ngoài. Hãy sử dụng khăn lau bụi để làm sạch các nút bàn phím và các khe hở của nút.

9. Bồn tắm

Bồn tắm không sạch là do nơi chất bẩn từ cơ thể còn lưu lại. Sau khi tắm, bất kỳ nước đọng nào còn sót lại trong bồn cũng có thể chứa nấm mốc hoặc vi khuẩn tụ cầu.

Nên lau khô bề mặt bồn tắm sau mỗi lần sử dụng để giảm sự phát triển của vi khuẩn. Đồng thời phải khử trùng thường xuyên, đối với bồn tắm chung của gia đình hàng ngày có thể khử trùng tối đa 3 lần/tuần.

10. Tiền 

siêu thị
Tiền được coi là thứ “siêu bẩn” bởi nó lưu hành đi khắp nơi như chợ, quán ăn, siêu thị…, ở mọi loại môi trường và qua tay của rất nhiều người. (Ảnh: Robert Kneschke/ Shutterstock)

Tiền được coi là thứ “siêu bẩn” bởi nó lưu hành đi khắp nơi như chợ, quán ăn, siêu thị…, ở mọi loại môi trường và qua tay của rất nhiều người.

Trong một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tập san học thuật PLOS ONE, các nhà nghiên cứu đã lấy các tờ 1 đô la từ một ngân hàng ở thành phố New York để xem những gì đang tồn tại trên đó. Kết quả là họ đã tìm thấy hàng trăm loại vi sinh vật. Nhiều nhất là những vi khuẩn gây ra mụn trứng cá, cũng như rất nhiều vi khuẩn hại cho da khác. Ngoài ra họ cũng xác định có tồn tại vi khuẩn âm đạo, vi khuẩn từ miệng, DNA từ vật nuôi và virus.

Vì vậy sau khi tiếp xúc với tiền, hãy cố gắng không chạm tay vào vết thương hở, mặt, mắt và miệng để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Có thể rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn ngay sau khi đụng vào tiền hoặc sử dụng thẻ ngân hàng để thanh toán khi cần thiết.

Trúc Nhi (t/h)