Gần như tuyệt đại đa số các bé đều rất thích thú khi xem TV. Nhiều người lớn thì dùng TV để thay cho người giữ trẻ, dụ các bé ăn nhanh, ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, tác hại của TV thật không đơn giản như bạn vẫn nghĩ!

(ảnh: Flickr)
(ảnh: Flickr)

Chỉ bằng việc bấm nút điều khiển từ xa, bật TV lên và thế là bạn đã ở trong một thế giới khác. Xem TV có thể thực sự gây nghiện đối với một số người, nó âm thầm cướp đi thời gian và sinh lực của chúng ta. Đối với trẻ em thì càng tệ hơn nữa, có thể dẫn đến nguy cơ gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe.

1. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc trẻ em xem TV nhiều có khả năng mắc bệnh tim mạch cao hơn 18% cho mỗi tiếng mà trẻ ngồi trước màn hình so với những đứa trẻ khác. Tác hại của việc dành quá nhiều thời gian để xem TV được đánh giá là tương đương với những nguy cơ do lối sống thụ động, ít vận động gây ra.

2. Đảo lộn thói quen nghỉ ngơi

Xem TV quá nhiều sẽ làm đảo lộn thói quen nghỉ ngơi vốn cần phải có, khiến sức khỏe của trẻ cũng bị tác động nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, tiếp xúc với ánh sáng từ TV quá nhiều sẽ làm não phải hoạt động quá nhiều, đồng thời làm hạn chế khả năng sản xuất melatonin – một loại hormone được sản xuất vào ban đêm, có tác dụng giúp con người ta có thể ngủ ngon hơn. Chính vì vậy mà việc trẻ xem TV quá nhiều sẽ khiến trẻ bị mệt mỏi và ngủ không sâu giấc. Hormone tăng tưởng cũng bị ảnh hưởng, từ đó tác động xấu đến phát triển chiều cao của trẻ.

3. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Theo một số kết quả nghiên cứu về tác hại của xem TV với trẻ em cho thấy những đưa trẻ dành quá nhiều thời gian xem TV có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 lên tới 14% cứ mỗi 2 giờ xem TV so với những đứa trẻ khác.

4. Xem TV nhiều dễ mắc bệnh béo phì

Cả người lớn lẫn trẻ em đều có thể bị béo phì nếu dành nhiều thời gian để xem TV. Ngồi hàng giờ liền trước màn hình TV sẽ làm chậm khả năng trao đổi chất của cơ thể, khiến chất béo được dự trữ nhiều hơn thay vì bị đốt cháy.

5. Giảm khả năng tập trung

Trẻ em xem TV quá nhiều cũng thường có xu hướng mắc các bệnh về thần kinh và khó có khả năng tập trung như những đứa trẻ bình thường khác. Bên cạnh đó, các hình ảnh chuyển động quá nhanh cũng như sự thay đổi âm thanh một cách thường xuyên cũng được cho là có hại cho trẻ nhỏ.

Khi xem TV, sóng Alpha của não hoạt động mạnh hơn. Đây là loại sóng giúp tạo ra cảm giác thư giãn. Nhưng đồng thời, sóng Beta cũng giảm đi – loại sóng giúp tập trung và tỉnh táo. Về lâu dài khả năng phản xạ sẽ bị suy giảm nếu xem TV quá nhiều.

(ảnh qua goodytips.com)
(ảnh qua goodytips.com)

6. Kìm hãm sự phát triển của hệ thần kinh

Các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng xem tivi không có lợi cho trẻ em dưới hai tuổi. Trẻ nhỏ cần phải được học hỏi nhiều hơn thông qua việc tương tác với mọi người xung quanh thay vì chỉ dán mắt vào màn hình TV. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ dưới 2 tuổi không nên xem TV quá 2 tiếng mỗi ngày.

7. Căng thẳng cho mắt, cận thị

Mắt sẽ hoạt động quá tải và bị căng thẳng nếu trẻ xem TV liên tục trong một thời gian dài. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý không để trẻ xem TV trong phòng tối, thiếu ánh sáng quá lâu. Nhất là khi TV có vấn đề về hình ảnh, âm thanh mà chưa kịp đem sửa chữa kịp thời sẽ rất dễ ảnh hưởng tới mắt của trẻ. Tỉ lệ cận thị ở trẻ đang là báo động ở tất cả các quốc gia, không phải do chúng học nhiều, đọc nhiều, mà là do các thiết bị điện tử.

>> Cận thị: Nguyên nhân chính không phải do học nhiều, mà là thiếu hoạt động ngoài trời

8. Gia tăng hành vi cư xử hung hăng

TV tác động tiêu cực đến những cảm xúc vốn rất nhạy cảm của trẻ, khiến trẻ dễ có xu hướng nổi giận, thiếu kiềm chế hoặc trở nên hung hăng hơn trong cách cư xử của mình. Khi bị “cưỡng chế” khỏi cái TV, nhiều bé quên mất cách hành xử thông thường cần có.

9. Ảnh hướng phát triển tâm sinh lý

Nhiều chương trình không được thiết kế để xem gia đình. Cảnh “người lớn” thường xuyên được chiếu trên truyền hình có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em. Đặc biệt là các loại phim ảnh hiện nay mà được bật cho cả gia đình xem, rất nhiều là tâm lý tình cảm, đan xen với bạo lực và các thủ đoạn cạnh tranh.

11. Giảm sự tương tác với xã hội và môi trường sống bên ngoài

Xem TV nhiều, trẻ sẽ không còn thời gian cho những hoạt động tương tác với bạn bè. Trong khi đó, vui chơi với bạn đồng trang lứa có vai trò thiết yếu cho việc phát triển các kỹ năng xã hội, giúp định hình tính cách của trẻ trong tương lai.

Đồng thời, khi xem TV quá nhiều, trẻ có thể sẽ hình thành những nỗi sợ hãi khác nhau hoặc trở nên ức chế về mặt cảm xúc. Việc thiếu khả năng thể hiện cảm xúc theo cách lành mạnh có thể dẫn tới những rắc rối về tâm lý như thường có tâm trạng thất vọng hoặc có những hành vi gây hấn.

Lời kết:

Theo các nhà khoa học, cơ thể con người không được thiết kế cho việc phải ngồi trong một thời gian quá lâu. Qua tivi, trẻ có thể thu được một số kiến thức, nhưng rất nhiều là không cần thiết cho sự phát triển tâm lý và sự hình thành nhân cách ở trẻ. Chính vì vậy, nếu cứ chăm chú mãi vào chiếc TV trong nhiều giờ liền, trẻ sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh cả từ góc độ thể xác lẫn tinh thần.

 Tú Linh

Xem thêm: