Gần đây, đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Thái Lan đã phải ngậm ngùi rút khỏi Giải bóng chuyền thế giới vì có 26 người dương tính với virus COVID-19 mặc dù trước đó đã tiêm vắc-xin Trung Quốc.

shutterstock 1905639958
Vắc-xin ngừa virus corona mới của Sinovac Trung Quốc. (Ảnh: gungpri / Shutterstock).

Kể từ ngày 20/4, đội tuyển bóng chuyền nữ Thái Lan đã bắt đầu tập huấn tập trung tại tỉnh Nakhon Pathom ở phía tây Bangkok để chuẩn bị cho Giải bóng chuyền thế giới tại thành phố Rimini, Ý vào ngày 25 tháng này. Cả đội bóng chuyền nữ và các nhân viên đều đã được tiêm vắc-xin Sinovac của Trung Quốc liều đầu tiên vào ngày 29/4.

Tuy nhiên, đến ngày 11/5, bốn huấn luyện viên có kết quả dương tính với COVID-19, do đó toàn bộ 37 người, bao gồm các cầu thủ bóng chuyền nữ, huấn luyện viên và nhân viên trong đoàn đã được tiến hành xét nghiệm axit nucleic. Kết quả cho thấy 22 người trong đoàn bị nhiễm virus và lập tức được đưa đến bác sĩ để theo dõi và điều trị, vậy nhưng sau đó, 4 thành viên khác của đội bóng chuyền nữ cũng được chẩn đoán dương tính với virus, nâng tổng số ca nhiễm lên 26 người.

Hôm 12/5, Hiệp hội bóng chuyền Thái Lan đã đưa ra thông báo, do số lượng lớn các ca nhiễm, đội tuyển bóng chuyền nữ Thái Lan đã quyết định rút khỏi Liên đoàn bóng chuyền thế giới và thông báo cho Liên đoàn bóng chuyền quốc tế.

Một số bác sĩ địa phương cho biết, theo kết quả của một nghiên cứu ở Chile, hiệu quả bảo vệ của vắc-xin Trung Quốc chỉ đạt 16% hai tuần sau khi tiêm liều đầu tiên, và chỉ đạt được 67% hai tuần sau khi tiêm liều thứ hai. Mặc dù một số vắc-xin khác có tác dụng bảo vệ 60 đến 70% ba tuần sau khi tiêm liều đầu tiên và 70 đến 75% hai tuần sau khi tiêm liều thứ hai, nhưng không có vắc-xin nào có hiệu quả bảo vệ 100%.

Trung tâm Dịch tễ Quốc gia Thái Lan khẳng định dù có tiêm vắc-xin cũng không có gì đảm bảo không bị lây nhiễm, hy vọng các bên có thể coi đây là lời cảnh báo và không nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch chỉ vì đã tiêm vắc-xin.

Chính quyền Bắc Kinh thúc đẩy “ngoại giao vắc-xin”

Khi dịch COVID-19 tiếp tục hoành hành, chính quyền Bắc Kinh đã tranh thủ thúc đẩy “ngoại giao vắc-xin”, nhưng tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin nội địa Trung Quốc vẫn luôn bị nghi ngờ. Đặc biệt trong những tháng gần đây, thường xuyên xuất hiện các ca dương tính mặc dù đã tiêm vắc-xin do Trung Quốc sản xuất trước đó.

Từ đầu tháng Hai, Pakistan đã sử dụng vắc-xin do Trung Quốc sản xuất, thì nay lại đang trải qua đợt dịch thứ 3. Tỷ lệ lây nhiễm trên toàn quốc đã tăng lên 11%, có thể nói là mức cao nhất kể từ khi xảy ra dịch bệnh.

Tổng thống Pakistan Arif Alvi và Thủ tướng Imran Khan đã được tiêm vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc nhưng đều cho kết quả dương tính với virus.

Hầu hết người dân ở Brazil, Chile và Thổ Nhĩ Kỳ đã được tiêm vắc-xin sản xuất tại Trung Quốc, nhưng số ca nhiễm ở các nước này đang tăng lên mỗi ngày.

Cựu Tổng thống Martin Vizcarra của Peru và phu nhân là những chính trị gia nước ngoài đầu tiên được tiêm vắc-xin của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vào ngày 25/4, ông Vizcarra đăng Twitter: “Mặc dù các biện pháp bảo vệ cần thiết đã được thực hiện để tránh mang virus về nhà, vợ tôi và tôi cũng đã cho kết quả dương tính”.

Vào ngày 5/3, đài truyền hình WillaxTV của Peru đã tiết lộ dữ liệu thử nghiệm lâm sàng vắc-xin COVID-19 do Đại học Cayetano Heredia và Tập đoàn dược phẩm quốc gia Trung Quốc (SinoPharm) cùng phát triển. Dữ liệu thử nghiệm cho thấy, vắc-xin bất hoạt do Viện Sản phẩm Sinh học Vũ Hán thuộc Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc phát triển chỉ có 11,5% hiệu quả chống lại virus COVID-19, trong khi hiệu quả của vắc-xin do Viện Hóa sinh Bắc Kinh phát triển là 33%.

Vương Quân, Vision Times

Xem thêm: