Thận là cơ quan nội tạng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sống, giúp cân bằng hoạt động của cơ thể con người. Thận không chỉ bài tiết thay thế chất thải, mà còn cân bằng nước trong cơ thể, điều chỉnh các chất điện phân, duy trì sự ổn định axit-bazơ. Ngoài ra, thận cũng là một cơ quan cân bằng huyết áp, một khi thận xuất hiện vấn đề, ảnh hưởng sẽ mang tính hệ thống toàn cơ thể. Nếu bệnh thận diễn tiến đến mức suy thận là không thể đảo ngược tình hình, và cuối cùng bệnh nhân sẽ phải đối mặt với chứng urê huyết.

physiotherapy 2133286 640 image
Bàn chân ấm áp cho thấy thận khí đầy đủ, huyết mạch lưu thông (Ảnh: Pixabay)

Do đó, chúng ta đối với sức khỏe của thận không thể xem nhẹ. Thông thường khi thận xuất hiện bệnh tật, cơ thể sẽ có những biểu hiện ở các mức độ khác nhau, chẳng hạn như tăng hoặc giảm lượng nước tiểu, thay đổi khẩu vị… Ngoài ra, nếu như trên bàn chân có 4 biểu hiện sau đây, cũng có thể là tín hiệu thận bị tổn thương.

1. Phù chân bất thường

Thận là cơ quan chính phụ trách chuyển hóa nước trong cơ thể người. Nước dư thừa cần được theo các chất thải trong thận ra ngoài. Nếu thận xuất hiện vấn đề, lượng nước dư thừa đó sẽ tích tụ lại trong cơ thể không thể thoát ra ngoài được, theo máu chảy khắp toàn thân. Khi chúng ta đứng hoặc đi lại, thì do tác động của trọng lực, nước sẽ tích tụ trên bàn chân, từ đó xuất hiện tình trạng sưng phù ở chân.

Trong tình trạng nghiêm trọng, da chân ngày càng trong suốt, các cơ bị mất đi tính đàn hồi ban đầu, nếu thời gian hồi phục bị kéo dài ra sẽ kéo theo phát triển thành phù nề toàn thân.

2. Móng chân biến đổi

Móng chân của một người trưởng thành khỏe mạnh nên sáng bóng và bằng phẳng. Nếu móng chân xuất hiện các biểu hiện nhợt nhạt, mềm yếu, các đường ngang, lõm xuống…, đó có thể là dấu hiệu có vấn đề về thận. Đây là do sau khi thận mắc bệnh, không thể lọc và trừ bỏ độc tố trong máu, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu trong toàn cơ thể. Bàn chân nằm ở vị trí thấp nhất, ngón chân bị thiếu hụt chất dinh dưỡng gây ra những triệu chứng này.

Cũng tương tự như vậy, kinh lạc Trung y cho rằng móng chân là kênh phản ánh sức khỏe của thận. Một khi thận không bình thường, móng chân cũng sẽ phát sinh biến đổi.

3. Bàn chân lạnh bất thường

Kinh Túc Thiếu âm Thận bắt nguồn từ lòng bàn chân, độ ấm của bàn chân phụ thuộc vào sự nuôi dưỡng từ thận. Điểm này trong trung y là tương đồng với nhận thức của Tây y. Khoa học tin rằng bàn chân ấm áp hay lạnh lẽo chủ yếu phụ thuộc vào mức độ lưu thông máu trong cơ thể. Nếu bàn chân của bạn ấm áp, chứng tỏ thận khí sung túc đầy đủ, tuần hoàn máu tốt. Ngược lại khi chức năng thận bất thường, lượng máu cung cấp cho bàn chân sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến chân bị lạnh.

4. Đau gót chân

Thieu am than image
Vì kinh túc thiếu âm thận đi qua gót chân, nên đau gót chân có liên quan trực tiếp với tình trạng thận hư.

Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, bởi vì kinh túc thiếu âm thận đi qua gót chân nên đau gót chân có liên quan trực tiếp đến tình trạng thận hư. Do đó, khi xuất hiện tình trạng thận hư hoặc bệnh thận, tủy xương sẽ bị mất đi chất dinh dưỡng, đường kinh thận cũng sẽ yếu đi. Gót chân chịu áp lực của trọng lực khi đứng hoặc di chuyển, gót chân lại nằm trên đường kinh thận, nên nếu thận hư thì vị trí đầu tiên bị ảnh hưởng chính là gót chân.

Ngoài ra, khi một bệnh xảy ra ở thận, lượng máu cung cấp cho bàn chân sẽ bị ảnh hưởng và các mô ở trạng thái thiếu máu cục bộ cũng sẽ bị đau khi chúng ta hoạt động.

Tất nhiên, các triệu chứng trên chỉ là những tín hiệu bất thường từ cơ thể, không thể xem chúng như tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh thận. Nếu bạn muốn biết sức khỏe của thận, cần thông qua các cuộc kiểm tra có chuyên môn. Nếu bạn có các triệu chứng trên đây, kèm theo những thay đổi bất thường trong nước tiểu, bạn cần kịp thời gặp bác sĩ để kiểm tra.

Mộc Lan