Các triệu chứng đau bụng có thể làm bạn lẫn lộn giữa những cơn đau thông thường với dấu hiệu sớm của bệnh nguy hiểm như ung thư dạ dày…

(ảnh: Shutterstock)
(ảnh: Shutterstock)

Những chứng bệnh dạ dày mãn tính như viêm loét dạ dày, viêm teo dạ dày, polyp dạ dày… đều đã được xếp vào loại ung thư dạ dày thời kỳ đầu. Những người có tiền sử gia đình bị đau dạ dày hoặc chính bản thân mình cũng có triệu chứng này thì nhất định phải đề cảnh giác, tránh để bi kịch bệnh tật xảy ra.

Dưới đây là 5 tín hiệu dự báo “ung thư dạ dày”:

1. Đau bụng trên

Đây là triệu chứng ung thư dạ dày thường gặp nhất. Ban đầu đôi khi sẽ cảm thấy âm ỉ đau, thường được chẩn đoán là viêm dạ dày hay loét dạ dày…

Vị trí cơn đau khác nhau là do các bệnh khác nhau (Ảnh: Internet)
Vị trí cơn đau khác nhau là do các bệnh khác nhau (Ảnh: Internet)

2. Tức bụng trên

Có cảm giác như no, nóng rát. Có thể chữa được tạm thời nhưng sẽ tái lại.

3. Những triệu chứng tiêu hóa không tốt như chán ăn, ợ chua

Biểu hiện ở cảm giác no tức sau khi ăn và chủ động giảm ăn, thường đi kèm với ợ chua.

4. Đại tiện ra phân đen hoặc ra máu

Nếu trong trường hợp không hề ăn thịt cá hay đậu hũ, hễ uống thuốc vào là đai tiện ra phân có màu đen thì nên sớm đến bệnh viện để khám.

5. Gầy, yếu và thiếu máu

Đây cũng là nhóm triệu chứng thường thấy. Người bệnh thường trở nên mệt mỏi do chán ăn, mất máu qua đường tiêu hóa.

Chú ý: Khi đau dạ dày, tức dạ dày hay đường tiêu hóa bất thường thì nên kịp thời đến bệnh viện để nội soi dạ dày hay làm xét nghiệm để làm rõ nguyên nhân. Trước khi phát bệnh, phòng bệnh là cách làm đúng đắn nhất.

>> 10 triệu chứng sớm của ung thư hầu hết mọi người đều bỏ qua

“Thời gian biểu” khoa học để bảo vệ dạ dày

7:00 Sáng sớm thức dậy uống một ly nước ấm

Uống nước vào sáng sớm có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, tránh các bệnh về tim mạch. Người khỏe mạnh bình thường chỉ cần uống nước lọc là được, không cần thêm muối. Người bị táo bón nên uống nước có pha mật ong.

Thói quen gây hại cho dạ dày (Ảnh: Internet)
Thói quen gây hại cho dạ dày (Ảnh: Internet)

8:00 Bữa sáng nên ăn thức ăn nóng

Rất nhiều người quan tâm đến bữa trưa và tối mà không chú ý đến bữa sáng. Theo khảo sát cho thấy, tỉ lệ mắc bệnh về gan và dạ dày lần lượt là 11.7% và 36% ở những người không ăn sáng. Một phần ăn sáng cân bằng dinh dưỡng nên có đủ các loại hạt, các sản phẩm từ sữa, thịt, sản phẩm từ đậu cùng với trái cây và rau.

12:00 Nên dùng canh trước khi ăn trưa

Trong trường hợp thức ăn khá khô và nước bọt tiết ra không đủ thì một chút nước canh sẽ có lợi cho việc tiêu hóa và hấp thu. Nước canh sẽ làm loãng nước bọt và dịch dạ dày, nhưng lại không ảnh hưởng nhiều đến dịch tiêu hóa ở ruột. Chú ý không nên trộn cơm và canh với nhau, cơm nếu không được nhai kỹ thì sẽ khó tiêu hóa.

19:00 Sau bữa ăn, tư thế thẳng đứng sẽ giúp tiêu hóa thuận lợi

Ở những người dễ tiết ra axit pantothenic hay dạ dày có cảm giác nóng rát thì nên hạn chế nằm, hoặc nửa nằm nửa ngồi sau khi ăn, nếu không sẽ dễ bị trào ngược thực quản khiến triệu chứng nặng thêm. Nên giữ người ở vị trí thẳng, đồng thời trong nửa giờ sau khi ăn không nên vận động mạnh vì sau khi ăn máu sẽ dồn về dạ dày và kích thích tiết axit hỗ trợ tiêu hóa, nếu vận động mạnh sẽ dễ gây khó tiêu.

22:00 Ăn nhẹ trước khi ngủ

Đối với người khỏe mạnh, không nên ăn thêm, bao gồm cả sữa, nước ép… bởi vì như vậy sẽ gây tiết axit dạ dày, dễ gây tổn thương cho dạ dày. Đối với người bị loét hay sau phẫu thuật dạ dày, nên chia thành nhiều bữa ăn, nhưng cũng không nên quá sát giờ đi ngủ.

Mạnh Lạc tổng hợp

Xem thêm: