Sầu riêng, bơ, xoài, măng cụt, na, thanh long là các loại quả rất phổ biến ở Việt Nam. Ngoài hương vị thơm ngon, giá cả hợp lý, chúng còn mang đến cho chúng ta nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên nếu bạn ăn sai thời điểm thì các loại quả này sẽ mang lại tác hại xấu cho cơ thể.

1. Na

Một quả na kích cỡ trung bình (khoảng 150g) có chứa 36.6g carbohydrate, 56.3mg vitamin C, tương đương với 75% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày cho một người phụ nữ và 62% cho một người đàn ông. Một quả na có 6.8g chất xơ, tương đương 18% lượng chất xơ cần thiết cho một người lớn mỗi ngày.

Những loại quả thuộc họ Na có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, có ích cho quá trình điều trị y khoa và hỗ trợ dinh dưỡng. Ngoài ra, quả na còn chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, kẽm, kali, photphat, magie, sắt, vitamin B1, B2, B3, B5, B6,…

loại quả
(Ảnh: Shutterstock)

Quả na có hàm lượng lớn axit folic nên rất tốt cho phụ nữ mang thai. Na là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin A, B, C và  nhiều chất chống oxy hóa nên rất phù hợp với nhu cầu chăm sóc da cho chị em. Bên cạnh đó, na còn giúp ngừa bệnh hen suyễn, ổn định đường huyết, điều trị viêm nhiễm, hỗ trợ tiêu hóa. Người ăn kiêng có thể ăn na bởi chúng không chứa chất béo bão hòa và cholesterol.

Nhưng na rất ngọt, lượng đường cao nên cần chú ý cẩn trọng khi ăn vào buổi tối.

2. Thanh long

Quả thanh long hầu như không có chất béo tạo ra cholesterol nên sẽ giúp giảm lượng cholesterol trong máu. Hạt thanh long chứa các axit béo không bão hòa da như omega-3, omega-6 có tác dụng làm giảm triglyceride giúp giảm nguy cơ tim mạch.

Lượng vitamin C cao trong thanh long giúp kích thích hoạt động của các chất chống oxy hóa khác trong cơ thể, làm tăng cường khả năng miễn dịch. Ngoài vitamin C, thanh long còn chứa vitamin B1, B2 và B3 có lợi cho sức khỏe tổng quát.

loại quả
(Ảnh: Shutterstock)

Chất xơ trong thanh long giúp giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh như táo bón, hội chứng ruột kích thích và các bệnh nghiêm trọng hơn như ung thư kết tràng. Nhưng những người vốn đã bị rối loạn đường ruột, tiêu chảy thì nên tránh xa loại quả này sau bữa tối.

Thanh long có vị ngọt nhẹ nhưng là loại quả chứa rất nhiều đường. Thanh long có chứa nhiều đường glucose, người bệnh tiểu đường nếu sử dụng nhiều thanh long sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao.

3. Xoài

Một miếng xoài trung bình chứa 100 calo, 1g protein, 0.5g chất béo, 25g carbohydrate, 23g đường và 3g chất xơ. Khẩu phần này đáp ứng đủ nhu cầu hàng ngày về vitamin C, 35% vitamin A, 20% folate, 10% vitamin B6, 8% vitamin K và kali của cơ thể. Mà vitamin A là vitamin C đều là dưỡng chất thiết yếu đối với hoạt động của hệ miễn dịch.

Ăn xoài sẽ giúp bạn phòng tránh ung thư, đẹp da mượt tóc, giảm táo bón, duy trì chỉ số đường huyết an toàn, tốt cho sức khỏe mắt. Nhưng xoài cũng có chỉ số đường cao, không nên ăn nhiều xoài vào buổi tối, đặc biệt là với người mắc tiểu đường.

qua
(Ảnh: Shutterstock)

4. Măng cụt

Trong măng cụt chứa rất nhiều vitamin B1, C, chất đạm, chất béo, chất xơ, canxi, phốt pho, sắt, hỗn hợp kháng thể xanthones thiên nhiên có khả năng diệt khuẩn. Măng cụt thường được dùng để trị tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs), bệnh lậu, nấm, bệnh lao, rối loạn kinh nguyệt, ung thư, viêm xương khớp và nhiễm trùng đường ruột (kiết lỵ). Nhưng ăn măng cụt vào buổi tối dễ làm xanthones phát huy tác dụng và gây ngộ độc. Xanthones còn có thể gây ức chế thần kinh, làm bạn ngủ chập chờn, ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.

măng cụt, lợi ích của măng cụt
(Ảnh: Shutterstock)

5. Bơ

Quả bơ là loại thực vật giàu chất béo nhất trên thế giới. Bơ chứa axit oleic giúp làm giảm lượng cholesterol, ổn định mức độ glucose trong máu và tăng cường hệ miễn dịch. Thêm bơ vào chế độ ăn sẽ là nguồn bổ sung chất béo an toàn cho bạn.

Trong 100g thịt quả bơ chín có 60g nước, 2,08g protid, 20,10g lipid, 7,4g gluxit, tro 1,26g, các chất khoáng: Ca 12mg, P 26, Fe 0,6mg, vitamin A 205mg, B1 0,05mg, C 20mg, các aminoaxit: cystine, tryptophan.

Qua bo
(Ảnh: Shutterstock)

Trong quả bơ còn có nhiều chất kháng khuẩn. Ăn quả bơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp đôi mắt khỏe mạnh, vitamin B6 giúp các bà bầu bớt buồn nôn do nghén, vitamin E và kali còn chống được chứng yếu sinh lý ở nam giới. Nhưng bơ có hàm lượng mỡ thực vật cao nên không thích hợp để ăn nhiều vào buổi tối. Ngoài ra dù ăn ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày thì bạn cũng không nên ăn quá nhiều bơ trong một thời gian ngắn. Nếu cơ thể của bạn dễ ứng với chất latex thì không nên ăn bơ, hoặc hạn chế ăn bơ. Ăn nhiều có thể làm bạn bị dị ứng, đau bụng, đau đầu.

6. Sầu riêng

Trong 100g (tương đương khoảng 124 calo) sầu riêng có: Nước 66.8g, protein 2,5g, glucid 28.3g, lipid 1.6g, tro 0.8g. Các chất khoáng vi lượng: Ca 20mg, P 63mg, Fe 0,9 mg, K 601mg, muối Na 1mg; các vitamin: thiamin (B1) 0,027mg, riboflavin (B2) 0,29mg, niacin (B3) 1,2mg, acid ascorbic (C) 37mg, A 10 IU.

Sau rieng
(Ảnh: Shutterstock)

Sầu riêng rất giàu vitamin C nên sẽ giúp bạn khỏe mạnh chống lại bệnh tật, hỗ trợ chữa lành vết thương, giúp giảm cholesterol và cải thiện lưu lượng máu. Vitamin B trong loại quả này giúp ngăn ngừa lão hóa và bệnh tim, giúp tăng HDL (cholesterol tốt), thậm chí có thể giúp cải thiện tâm trạng, giảm bớt trầm cảm.

Chất folate (vitamin B9) trong sầu riêng giúp tạo ra hồng huyết cầu, một thành phần không thể thiếu trong máu, giúp lưu thông các khoáng chất cho cơ thể. Chất xơ trong sầu riêng sẽ giúp bạn trị bệnh táo bón. Nhưng vì hàm lượng đường quá cao, người bị huyết áp cao, huyết áp thấp, đường huyết cao, tim mạch không tốt, loét đường ruột không nên ăn sầu riêng vào buổi tối vì dễ gặp biến chứng.

Minh Minh

Xem thêm: