Các loại bệnh mạn tính đa số thường lẳng lặng đến mà người bệnh không hay biết. Tuy nhiên trước khi gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, thường sẽ xuất hiện những dấu hiệu báo trước, nếu như chúng ta có thể nhận biết sớm và có những biện pháp xử lý kịp thời, chắc chắn có thể tránh được bệnh tình phát sinh.

woman 865021 640
(Ảnh: Pixabay)

Sáng sớm, trong 10 phút sau khi tỉnh dậy, thông thường cơ thể sẽ đưa ra 6 tín hiệu ám thị 6 loại bệnh: bệnh mạch vành tim, tiểu đường, mỡ máu, v.v. Những “tín hiệu phòng bệnh này” nhất định phải cảnh giác!

1. Sau khi tỉnh dậy thấy đói, tâm hồi hộp lo sợ

Khoảng thời gian từ 4 ~ 5 giờ sáng sau khi tỉnh dậy thường thấy đói, tâm hồi hộp lo sợ, toàn thân không có sức, nhưng sau khi ăn gì đó thì thấy đỡ hơn, lúc này bạn cần phải cẩn thận. Đây là cảnh báo về đường huyết, nếu tình hình này tiếp tục tái diễn trong thời gian dài, thì cần đến bệnh viện kiểm tra bệnh tiểu đường, để sớm phòng tránh.

Bệnh tiểu đường thời kỳ đầu có thể ăn nhiều các loại thực phẩm họ đậu, các loại đậu chứa nhiều chất xơ có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

2. Sau khi dậy tứ chi tê bì

Người bị tiểu đường, thiếu máu não sẽ xuất hiện hiện tượng chân tay tê bì, nếu như thường xuyên bị như thế này, bạn nhất định cần phải cảnh giác và sớm kiểm tra và có phương hướng điều trị.

3. Sáng thức dậy toàn thân toát mồ hôi

Theo đông y: người có dương khí hư nhược, khi ngủ thường hay toát mồ hôi. Buổi sáng khi tỉnh dây, toàn thân toát mồ hôi, thông thường là dương khí hư nhược, dễ bị cảm lạnh, do đó cần phải nâng cao khả năng miễn dịch.

Nhóm người có triệu chứng này, bình thường cần ăn nhiều củ từ, trứng gà; mùa đông có thể tẩm bổ bằng thịt dê, long nhãn.

4. Đầu choáng váng và đau

Sau một đêm ngủ, cơ thể sẽ cảm thấy tràn trề sinh lực, nhưng đối với những người sau khi tỉnh dậy có cảm giác đầu nặng và choáng váng, hoa mắt, nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra, thì rất có khả năng là dấu hiệu báo trước của chứng mỡ máu, xơ cứng động mạch.

Người bị cao huyết áp, mỡ máu cao, đường huyết cao, có thể ăn sắn dây hàng ngày bằng cách nấu súp, nấu cháo, sắn dây có tác dụng rất tốt đối với tim mạch.

5. Sau khi tỉnh dậy phù thũng

Thông thường, nơi bị phù thũng khác nhau sẽ cho thấy những tín hiệu bệnh tật khác nhau. Người trung, lão niên có sự trao đổi chất chậm, để tránh hiện tượng sưng nước, trước khi ngủ không nên uống quá nhiều nước.

Mắt sưng: tim có vấn đề

Phần mặt từ mắt trở xuống rất lỏng, nhão, thông thường sẽ không dễ xuất hiện tình huống phù lên, nếu buổi sáng sau khi tỉnh dậy một lúc mà mắt vẫn thấy sưng, thì cần xem lại tim có xuất hiện vấn đề gì không.

Toàn thân sưng phù: thận có vấn đề

Cơ thể sưng phù trong thời gian dài mà không thuyên giảm thì nhất định phải cảnh giác, cần phải kịp thời đến gặp bác sĩ để khám, kiểm tra bệnh về thận, tránh bệnh tình phát triển.

6. Các khớp cứng

Nhiều lúc, tỉnh dậy thấy các khớp tự nhiên cứng đờ. Nhưng khi hoạt động, lại cảm thấy đỡ, vì vậy nhiều người không chú ý đến điều này.

Thực ra, khớp bị cứng có nghĩa là bạn có thể đã bị viêm khớp. Thời kỳ đầu, chúng ta có thể dùng phương pháp xoa bóp và vận động các khớp, v.v. để chữa trị.

Ngoài ra, một người có cơ thể khỏe mạnh hay không, sức đề kháng mạnh yếu là do rất nhiều nhân tố như di truyền, ăn uống, sở thích, tập quán, tinh thần, môi trường xã hội tổng hợp và phát huy tác dụng.

***                     

Tiến hành “Điều trị tổng hợp”, liên tục năng cao khả năng đề kháng của cơ thể mới có thể có giúp bạn trường thọ.

1. Dinh dưỡng hợp lý là gốc rễ

Ăn uống hợp lý, cân bằng, vừa phải là để đảm bảo sức khỏe. Bên cạnh đó cũng cần chú ý an toàn vệ sinh thực phẩm; uống ít rượu hơn.

2. Ngủ đủ giấc là “là thuốc bổ tự nhiên” cho cơ thể

Ngủ đủ giấc là “thuốc bổ tự nhiên”, chất lượng giấc ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng miễn dịch mạnh hay yếu của cơ thể. Thời gian ngủ ngắn dài khác nhau tùy vào mỗi người, chỉ cần khi tỉnh dậy thấy tinh thần dễ chịu khoan khoái là được.

3. Mỗi ngày vận động không dưới 30 phút

Vận động thích hợp có thể khiến tế bào miễn dịch năng động hơn, làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm. Lượng vận động cần thích hợp với tình trạng mỗi người, chỉ có kiên trì tập luyện với mức độ vừa phải trong thời gian dài, thì mới là điều quan trọng giúp phòng ngừa bệnh tật.

4. Cười mỗi ngày

“Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ”, tâm trạng lạc quan có thể điều tiết hệ nội tiết thần kinh trong cơ thể, chức năng của hệ tim mạch, tấm lòng cởi mở cũng giúp chiến thắng bệnh tật. Ngược lại, người không biết đối đãi với thất bại trong cuộc sống thế nào dễ bị những biến cố thình lình ập đến làm cho suy sụp, các bệnh tật như suy nhược thần kinh, loét dạ dày, mạch máu não, ung thư đều có thể tìm đến.

5. Cuộc sống hành theo nề nếp

Cuộc sống hiện đại với tiết tấu nhanh cũng như thức khuya nhiều đã phá vỡ quy luật thông thường, làm đồng hồ sinh học trong cơ thể bị ảnh hưởng, từ đó khiến cho những bệnh thái không bình thường xuất hiện, như mất ngủ, khó chịu, mệt mỏi, bất an, v.v. Lâu dần, lực đề kháng đối với bệnh tật bị giảm sút, nhiều loại bệnh cũng bắt đầu tìm đến. Vì thế, điều quan trọng trong dưỡng sinh là cuộc sống, ngủ nghỉ, làm có quy luật.  

Thanh Xuân

Xem thêm: