Thức khuya, ngủ không đủ khiến quá trình đào thải chất độc và phục hồi thương tổn bị ngăn trở, làm cho cơ thể mệt mỏi rã rời, lâu ngày sinh trọng bệnh. Ai cũng ít nhiều biết điều đó nhưng đôi khi hoàn cảnh bắt buộc, vẫn phải thức khuya thì cần làm thế nào để nhanh chóng khôi phục lại sinh lực?

(ảnh: Getty Images)
(ảnh: Getty Images)

Khi một người ngủ không đủ giấc hoặc ngủ không ngon giấc, dần dần sẽ làm cho tinh thần trở nên mệt mỏi, dẫn tới khả năng chú ý tập trung kém, đau đầu, chóng mặt, đau mỏi xương khớp, thậm chí mệt nhọc. Nếu một người thường xuyên bị mất ngủ, luôn ở trạng thái kiệt sức quá mức, sẽ dẫn tới biến đổi bệnh lý làm hao khí tổn thương huyết, làm tổn thương tới ngũ tạng. Tim mệt mỏi sẽ làm tổn thương tới huyết, gan mệt mỏi sẽ tổn thương tới thận, lách mệt mỏi sẽ tổn hại tới ăn uống, phổi mệt mỏi sẽ tổn thương tới khí, thận mệt mỏi sẽ tổn thương tới tinh lực, đó là nguồn họa sinh ra mọi loại bệnh tật.

Cách tốt nhất vẫn là ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc. Tuy nhiên đôi khi gặp phải tình huống bắt buộc thức đêm, thì hãy lưu ý một số điều sau, nhằm giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng nhất.

1. Tránh ăn đường và nhiều ngũ cốc

Đường và đồ ăn ngọt đều có thể nhanh chóng cung cấp nhiều năng lượng, đặc biệt là sau thức khuya, cảm thấy mệt mỏi, đói bụng mọi người đều muốn ăn. Nhưng theo chuyên gia về liệu pháp tự nhiên Josh Axe thì ăn đồ ngọt và ngũ cốc khiến đường huyết tăng cao, người sau thức khuya ăn vào càng cảm thấy tệ hơn.

Image result for best dessert
(Ảnh: Shutterstock)

Giáo sư dinh dưỡng Nathan Shier tại Đại học Indiana thì cho biết, ăn thực phẩm chứa nhiều đường khiến thân thể người tiết ra nhiều serotonin, gây nên tình trạng buồn ngủ. Đặc biệt là sau khi thức khuya vẫn cần tiếp tục học tập, thì nên tránh ăn đồ ngọt, ngũ cốc để không bị ngủ gật.

Để duy trì sự tỉnh táo có thể ăn thực phẩm chứa protein, chất xơ và chất béo lành mạnh. Thực phẩm giàu protein như thịt, phô mai, trứng gà có khả năng làm tăng cường trao đổi chất, nước trái cây tuy chứa đường nhưng có tác dụng kích thích hệ thần kinh, đồng thời cung cấp vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa rất tốt cho quá trình đào thải độc tố. Tuy nhiên nên tránh các loại nước trái cây công nghiệp có sẵn đường và các chất bảo quản.

Ngoài ra để duy trì thanh tỉnh thì nên ăn ít và ăn thành nhiều bữa, tránh ăn một lần quá nhiều.

2. Bổ sung vitamin B

Thức khuya khiến cơ thể tiêu hao nhiều vitamin B hơn bình thường, trong đó bao gồm cả vitamin B12 vốn rất trọng yếu trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Thiếu vitamin B12 không chỉ khiến cơ thể có cảm giác mệt mỏi, mà còn dẫn đến nhận thức suy giảm, tâm trạng ủ rũ.

Image result for thịt bò beefsteak, shutterstock
(Ảnh: Shutterstock)

Thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm gan bò, cá biển sardine, cá ngừ, tôm cua sò hến…

3. Dùng nhân sâm

Cortisol là hooc-môn do tuyến thượng thận tiết ra, có thể giúp bạn tỉnh giấc khi mặt trời mọc. Nồng độ cortisol thấp nhất vào lúc nửa đêm, sau thức khuya nồng độ cortisol lên cao khiến cơ thể cảm thấy căng thẳng, kích thích huyết áp tăng cao, gây lo âu, tâm trạng không ổn định, mệt mỏi kéo dài, tăng cân, đồng thời còn gây suy giảm miễn dịch, nên dễ mắc cảm cúm.

Image result for nhân sâm, shutterstock
(Ảnh: Shutterstock)

Những thảo dược thiên nhiên giúp điều tiết nồng độ cortisol bao gồm có nhân sâm, hương nhu tía, hoàng kỳ, rễ cam thảo, đông trùng hạ thảo, nhưng hiệu quả nhất là nhân sâm, có thể tăng cường chức năng não bộ, cải thiện hiệu suất công việc.

4. Ăn dầu dừa

Ăn nhiều loại mỡ không lành mạnh, có thể khiến con người chậm chạp, mụ mẫm. Tuy nhiên dầu dừa chứa các chất béo được đưa trực tiếp đến gan, chuyển hóa thành năng lượng ngay lập tức mà không bị tích trữ thành mỡ nên là nguồn cung cấp năng lượng tốt sau một đêm dài mệt mỏi.

5. Dành thời gian ngủ trưa

Bất kể là bồi bổ bằng thực phẩm nào, biện pháp bổ sung tốt nhất vẫn là giấc ngủ. Buổi trưa ngủ thêm một lát sẽ khiến tinh thần tỉnh táo, giúp bạn lấy lại năng lượng để vượt qua một ngày mới. Ngay cả đối với những người có thói quen sinh hoạt bình thường thì các nghiên cứu về não bộ cũng cho thấy rằng, nếu được ngủ trưa thì khả năng nhận thức sẽ tăng lên từ 4-6 lần so với khi không được ngủ. Điều này cũng có nghĩa giấc ngủ trưa có thể mang lại sự khác biệt tích cực cho các công việc trí óc hoặc mang tính sáng tạo.

Các bác sĩ tranh thủ ngủ trưa (Ảnh: Internet)
Các bác sĩ tranh thủ ngủ trưa (Ảnh: Internet)

Giấc ngủ trưa thông thường là 30 phút đến 1 tiếng. Tuy nhiên nếu bạn đã thức quá nhiều vào đêm trước thì có thể ngủ nướng hơn một chút, nhưng nên dậy trước 3 giờ chiều để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối.

6. Tập thể dục vừa phải

Nghiên cứu cho thấy tập thể dục, thể thao ở mức độ vừa có thể làm tăng cường tính thích nghi của hệ thần kinh, 20 phút vận động vừa phải sẽ giúp tăng cường khả năng học tập ghi nhớ của đại não, kích thích sáng tạo, do đó làm tăng hiệu suất công việc.

Khi vận động cũng chính là đang gửi một tín hiệu đến não bộ, rằng hiện tại là lúc cần tỉnh táo, không phải thời điểm để ngủ.

7. Thiền định

26 thien dinh phap luan cong 675x353 image

Sau thức khuya, để giữ tỉnh táo, có thể thử hít sâu, để não bộ như đang “dời sông lấp biển” sẽ có thể an tĩnh lại. Đặc biệt ngồi thiền là biện pháp tốt hơn cả.

Một nghiên cứu mới đây cho thấy luyện tập thiền định có thể làm giảm bớt nhu cầu ngủ. Đồng thời thói quen ngủ không tốt và căng thẳng quá mức cũng có mối liên quan, mà hít sâu, tập yoga, thiền định đều có tác dụng thư giãn, bài trừ lo âu sợ hãi, ổn định tinh thần.

Lời kết

Người xưa vẫn nói “thuốc bổ uống trăm thang cũng không bằng ngủ ngon một giấc”, nghĩa là một giấc ngủ ngon còn tốt hơn cả dùng thuốc bổ. Dậy sớm một chút thì không sao, nhưng ngủ muộn là điều cần tránh. Thức khuya thường xuyên sẽ làm đảo lộn nhịp sinh học của cơ thể, chắc chắn là điều không tốt. Do đó để tạo thói quen lành mạnh, nên đi ngủ đúng giờ, ngủ sớm trước 11h tối và tránh uống đồ kích thích (như cà phê, trà) trước giờ ngủ.

Kiên Thành

Xem thêm: