Bạn thường sẽ ăn gì khi bị cảm lạnh, đau đầu chóng mặt, đang ốm hoặc chán ăn? Một số người có thể nghĩ rằng ăn một chút đồ ngọt hoặc trái cây có vị chua sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng điều này chưa chắc đã tốt cho quá trình phục hồi của bạn, và tốt nhất là bạn nên tránh ăn 7 loại thực phẩm sau đây:

1. Đường tinh luyện

Khi cảm thấy không khỏe, bạn nên tránh thức ăn có chứa đường tinh luyện, ví dụ như kem. Những món ngọt này có lẽ khiến bạn cảm thấy ngon miệng nhưng lại có khả năng làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể và giảm hiệu suất hoạt động của các tế bào bạch cầu trong hệ miễn dịch.

bệnh tiểu đường loại 2
Bạn không nên ăn kem khi đang bị bệnh. (Ảnh: Shutterstock)

2. Rượu

Khi cảm thấy toàn thân ớn lạnh, có một số người nghĩ rằng uống một ly rượu ấm ngọt sẽ giúp cơ thể dễ chịu hơn. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng, tác giả của cuốn sách mang tên “The Diet Detox”, bà Brooke Alpert cho biết chúng ta cần tránh các chất cồn khi đang bị bệnh.

Mọi người đều biết rằng cần uống nhiều nước khi bị bệnh, còn rượu sẽ khiến cơ thể bị mất nước nên không có lợi cho việc phục hồi sức khỏe. Ngoài ra, rượu còn tạo ra phản ứng với thuốc kháng sinh, gây tổn thương dạ dày và gan.

Uong ruou 1 image
(Ảnh: Shutterstock)

3. Cà phê

Sau cả đêm bị ho không ngủ được, có lẽ bạn nghĩ sẽ cần uống cà phê vào ban ngày để giữ tỉnh táo. Thế nhưng tốt nhất bạn nên hạn chế uống cà phê khi đang bị bệnh, vì cà phê sẽ khiến cơ thể bị mất nước.

Chất caffeine có công dụng lợi tiểu, bình thường uống một ít cũng không sao, nhưng khi bị bệnh thì việc giữ lượng nước trong cơ thể là rất quan trọng. Bà Brooke cho biết bà chỉ uống tối đa 1 tách cà phê vào buổi sáng khi bị ốm, nhất là cần tránh dùng cà phê làm thức uống thay thế để bổ sung nước.

ca phe trung
(Ảnh: Shutterstock)

4. Thức ăn quá chua

Một vài loại thức ăn có vị chua tự nhiên như canh cà chua và nước cam có thể bổ sung vitamin vốn không có hại. Thế nhưng nếu bị viêm đường ruột hoặc có triệu chứng buồn nôn, nôn mửa v.v.. thì tốt nhất cần tránh các loại thực phẩm chua này. Chuyên gia dinh dưỡng Dr.Elizabeth Tratter cho biết các chất chua dễ làm tổn thương cổ họng khi bị nôn ói.

5. Thực phẩm đóng hộp

Thực phẩm đóng hộp không chỉ có chứa chất bảo quản, mà còn có rất nhiều muối nên có hàm lượng natri khá cao. Một cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Tim mạch của Đức cho thấy lượng natri vượt quá mức cho phép dễ làm rối loạn tế bào miễn dịch cũng như làm tăng phản ứng viêm. Vì vậy khi bị bệnh, chúng ta vẫn nên tự nấu những món ăn ít natri sẽ tốt cho sức khỏe hơn.

thuc pham dong hop
(Ảnh: heberhard / Pixabay)

6. Thực phẩm khô cứng

Nếu cảm thấy đau họng hoặc đang bị ho, tốt nhất là đừng nên ăn bánh mì nướng, bánh quy hoặc các loại thực phẩm vừa khô vừa cứng khác, vì chúng rất dễ khiến cổ họng khó chịu hơn. Ngược lại, những món ăn ướt và mềm như trứng gà, sữa chua, cháo yến mạch sẽ giúp cổ họng dễ chịu hơn.

Ngoài ra, có rất nhiều loại bánh quy chứa đường siro hoặc dầu hydro hóa, hai thành phần này đều sẽ làm tăng triệu chứng viêm.

7. Thực phẩm chiên rán

Ngay cả bánh quy và thực phẩm đóng hộp đều không dành cho người bệnh nên các loại thức ăn chiên rán như khoai tây chiên hay hamburger lại càng cần tránh xa. Các món ăn này rất dễ khiến triệu chứng viêm trong cơ thể trở nặng hơn. Vì vậy, tốt nhất là không ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ trước khi bạn hoàn toàn khỏi bệnh.

Các loại thức ăn cha mẹ không nên cho con nhỏ ăn trước khi đi ngủ
(Ảnh: Shutterstock)

Minh Ngọc (Theo Epoch Times)