Thời điểm giao mùa khiến cơ thể ít nhiều có phản ứng, ho, cảm lạnh… Những bài thuốc chữa ho từ tỏi dưới đây tuy đơn giản nhưng rất hiệu nghiệm, tránh cho bạn một phen phải dùng thuốc Tây y.

Tỏi có màu trắng, là một vị thuốc giữ ấm, giúp loại bỏ được khí lạnh trong phổi, là vị thuốc kỳ diệu điều trị ho ngứa cổ họng!

Việc bạn cần làm là hãy lựa chọn một bài thuốc phù hợp với mình nhất:

Bài thứ 1: Tỏi tươi

Bóc vỏ củ tỏi ngậm trong miệng, thỉnh thoảng nhai một chút, để vị cay nồng của tỏi được xuất ra, nuốt dần xuống cổ họng, 1 tép tỏi ăn trong khoảng 1 giờ, có thể giúp giảm ngứa rát cổ họng hiệu quả.

Bài thứ 2: Tỏi + đường

Tỏi thuộc loại kháng sinh tự nhiên mạnh nhất (Ảnh: Shutterstock)
Tỏi thuộc loại kháng sinh tự nhiên mạnh nhất (Ảnh: Shutterstock)

Tỏi thêm đường viên đun sôi trong nước. Dùng 30 gram tỏi, 10 gram đường viên, thêm 200 ml nước, trước tiên cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun bằng lửa to, khi sôi giảm nhỏ lửa đun thêm vài phút, cho tới khi cạn còn 1 bát con nhỏ. Khi bé nhà bạn ho nhiều, mỗi ngày dùng 3 lần vào sáng, trưa, tối, ngày hôm sau sẽ thấy hiệu quả luôn, dùng liên tiếp 3 ngày sẽ khỏi bệnh.

Bài thứ 3: Tỏi nướng

Lấy khoảng 3 hoặc 4 nhánh tỏi, bóc vỏ, cắt thành từng lát mỏng. Buổi tối trước khi đi ngủ nướng những tép tỏi đó lên, sau khi vàng, dùng chày nghiền nhỏ, càng nhỏ càng tốt. Lấy 1 thìa cafe tỏi đã nghiền đó cho vào cốc, cho thêm 1 chút đường đỏ và 1 chút nước sôi để nguội, trộn đều lên và uống. Ngày dùng 1 đến hai cốc, uống liền trong 3 ngày, có thể điều trị ho hiệu quả.

Bài thứ 4: Tỏi hấp

Nước tỏi hấp. Khi trẻ nhỏ bị ho dùng từ 2 -3 tép tỏi, người lớn dùng khoảng từ 7 -8 tép tỏi, nghiền nhỏ, cho vào bát, thêm một vài viên đường, và lượng nước thích hợp khoảng 2/3 bát con; cho vào nồi đậy kín để hấp, sau khi nước sôi, giảm nhỏ lửa hấp trong 15 phút là được. Thực hiện ngày dùng 3 lần, không ăn cái chỉ uống nước.

>> Vì sao tống khứ mùi tỏi trong miệng khó đến vậy?

Bài thứ 5: Tỏi + gừng

Nước đường đỏ gừng tỏi. Nếu ho nặng, đờm nhiều màu trắng đục, là biểu hiện bị nhiễm lạnh rất nặng, nên uống nước đường có lẫn gừng tỏi. Với trẻ nhỏ dùng 3 lát gừng tươi, 3 tép tỏi, nửa thìa café đường đỏ; với người lớn dùng 7-8 lát gừng tươi, 7-8 tép tỏi, 1 thìa café đường đỏ, cho vào nồi lượng nước thích hợp, để lửa vừa phải đun trong 10 phút là được, trường hợp nghiêm trọng có thể dùng 1 ngày 3 lần.

Bài thứ 6: Trà tỏi

Bóc khoảng chục tép tỏi, ngâm vào ly nước, thêm lượng đường thích hợp, dùng nước ấm để ngâm, dùng thay trà ấm. Mỗi ngày dùng 1 lần, người ho nhiều ngày dùng 2 lần, phương pháp này có thể nhanh chóng giảm ho và đờm rất hiệu quả.

Bài thứ 7: Đắp tỏi vào chân

Dùng tỏi bó vào lòng bàn chân để giảm ho. Mỗi tối trước khi đi ngủ rửa sạch chân, cắt tỏi thành từng lát mỏng bó vào lòng bàn chân trên huyệt dũng tuyền (cách xác định vị trí: co bàn chân và các ngón chân lại, chỗ hõm xuất hiện ngay ở 1/3 trước gan bàn chân chính là vị trí của huyệt), dùng băng gạc y tế bó lại là được. Vì tỏi có thể kích ứng tới da, nên thời gian đắp vào không nên để quá lâu, tốt nhất sáng sớm khi tỉnh giấc nên bỏ ra.

Phương pháp này có hiệu quả nhất định đối với việc giảm ho, xuất huyết mũi, táo bón, liên tục áp dụng tròng vòng 7 -10 ngày, hiệu quả sẽ tốt hơn. Có thể khi đắp tỏi vào chân sẽ bị phồng nên, lúc đó nên tạm thời dừng lại đợi da hồi phục lại tiếp tục để không ảnh hưởng tới làn da.

Bài thứ 8: Rượu tỏi

Tỏi đập nhỏ và ngâm vào chai nhỏ như chai rượu thuốc, để miệng chai sát vào lỗ mũi, cố gắng hít hơi cay xộc lên mũi, có thể kích ứng vị giác, một ngày ngửi từ 4-5 lần, sau khi hết hơi cay xộc lên lại thay lượt tỏi mới. Không cần dùng chai quá to, miệng chai nhỏ vừa với lỗ mũi là được. Ngoài ra, cũng có thể bóc vỏ ngoài và rửa sạch tỏi, cho mật ong vào đó ngâm, đậy nắp lại ngâm trong vòng khoảng một tuần, lấy ra ăn.

Lưu ý: Nhiều người sợ mùi tỏi nên không dám ăn, tuy nhiên bạn chỉ cần ăn táo sau khi dùng thuốc tỏi là vấn đề sẽ được giải quyết.

Kiên Thành tổng hợp

Xem thêm: