Estrogen là nội tiết tố nữ liên quan đến các đặc điểm giới tính, sự phát triển ngực, lông nách và chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Điều quan trọng là cần kiểm soát và giữ được estrogen ở mức bình thường, vì quá nhiều estrogen có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Có hai trường hợp khiến nồng độ estrogen tăng lên một cách tự nhiên, đó là trong giai đoạn dậy thì và mang thai. Tuy nhiên, nồng độ estrogen vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi một số lý do khác như môi trường hoặc chế độ ăn uống. 

Ngày nay trong nguồn thực phẩm chúng ta sử dụng hằng ngày có thể chứa thuốc trừ sâu độc hại, thuốc diệt cỏ và hormone tăng trưởng, các nhân tố này đều dẫn đến việc tăng nồng độ estrogen trong cơ thể. Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác liên quan đến lối sống như lạm dụng thuốc và uống quá nhiều rượu. Các chứng bệnh tim, tiểu đường, béo phì, cao huyết áp và stress cũng góp phần làm rối loạn nội tiết tố nữ. 

Dưới đây là 8 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang bị dư thừa estrogen. Đừng ngại ngần đến gặp bác sĩ khi các dấu hiệu trở nên nổi cộm.

1. Sưng và đau ở ngực

Vùng ngực rất nhạy cảm với sự thay đổi hormone nên nhiều phụ nữ thường thấy đau ngực trong kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai. Nếu bạn cảm thấy ngực bị đau, đặc biệt là sưng hơn bình thường thì đó là dấu hiệu cho thấy lượng estrogen cao.

thừa estrogen
(Ảnh: Shutterstock)

2. Tâm trạng thay đổi thất thường

Estrogen tác động đến trạng thái tinh thần và cảm xúc của bạn. Điều này tương tự như hội chứng tiền kinh nguyệt. Bạn có thể cảm thấy chán nản, lo âu. Nếu cảm xúc trong ngày thay đổi thất thường mà không có lý do, ban đêm lại nóng trong người và đổ mồ hôi thì có thể bạn đang bị mất cân bằng nội tiết tố.

Bạn không muốn lão hóa sớm? Hãy tránh 7 điều sau
(Ảnh: Shutterstock)

3. U xơ vùng ngực

Khi cơ thể dư thừa estrogen, vùng ngực của bạn có thể xuất hiện các khối u xơ. Có cả các khối u lành tính và các khối u gây đau đớn. Nếu nhận thấy chúng xuất hiện trên ngực, bạn phải đến gặp bác sĩ ngay.

4. Rụng tóc

Khi bị rối loạn nội tiết tố estrogen, tóc bạn sẽ rụng nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên chứng rụng tóc cũng có thể chịu ảnh hưởng rất lớn từ gen di truyền, tức là nếu cha mẹ hoặc gia đình có người bị rụng tóc thì con cái sinh ra cũng có khả năng bị rụng tóc nhiều hơn. Bên cạnh đó, thức khuya, stress hay chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất… cũng làm tăng nguy cơ rối loạn nội tiết tố và khiến bạn bị rụng tóc.

thừa estrogen
(Ảnh: Shutterstock)

5. Tăng cân

Mặc dù bạn không ăn quá nhiều, cũng không nằm dài trên sofa cả ngày nhưng bạn bỗng nhận thấy vùng hông của mình ngày càng lớn hơn. Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng dư thừa estrogen. Một dấu hiệu khác là bạn có thể bị đầy hơi và khó giảm cân ngay cả sau khi ăn kiêng.

tang can
(Ảnh: Shutterstock)

6. Kinh nguyệt không đều

Estrogen dư thừa cũng có thể gây ra các vấn đề về kinh nguyệt, chẳng hạn như: chu kỳ bất thường, ra huyết giữa kỳ, đa kinh, khiến các triệu chứng tiền kinh nguyệt trở nên nặng hơn. 

Bạn có thể ăn một số loại thực phẩm giúp làm giảm nồng độ estrogen trong cơ thể như bông cải xanh, bắp cải, súp lơ, cải xoăn, các loại nấm, nho đỏ, hạt lanh, các loại ngũ cốc.

thừa estrogen
(Ảnh: Shutterstock)

7. Mệt mỏi

Những người bị mất ngủ thường thấy mệt mỏi vào sáng hôm sau, đây là chuyện bình thường. Nhưng nếu lối sống của bạn không thay đổi, mọi thứ vẫn hoạt động theo quy trình quen thuộc nhưng bạn lại thấy mệt mỏi gấp nhiều lần thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn cần kiểm tra nồng độ estrogen trong cơ thể mình.

8. Mất cân bằng giấc ngủ

mat ngu
(Ảnh: Shutterstock)

Quá nhiều estrogen có thể tác động đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Có người ngủ quá nhiều, có người không ngủ được, lại có người bất chợt buồn ngủ lúc nào không hay. Hãy kiểm tra lại mức estrogen nếu thói quen ngủ của bạn thay đổi đột ngột mà không có lý do hợp lý nào.

Theo Bright Side
Minh Minh

Xem thêm: