Nhân viên công sở thường xuyên cảm thấy mỏi mệt, toàn thân mất sức, có khả năng đã bị mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính. Ngoài áp lực nặng nề từ công việc, ăn uống thiếu điều độ cũng là nguyên nhân gây mệt mỏi, lúc này cần dùng chế độ ăn uống để cải thiện.

9 nguyên nhân gây mệt mỏi

1. Áp lực quá lớn

Tuyến thượng thận chịu trách nhiệm tiết adrenaline và cortisol (hormon chống stress), khi áp lực quá lớn hoặc bị kích động, hai loại hormon này sẽ tăng mạnh, cơ thể sẽ có một loạt các phản ứng. Nhưng khi căng thẳng kéo dài quá lâu, tuyến thượng thận sẽ bị quá tải, cuối cùng bị mệt mỏi không thể tiết ra đủ cortisol vào ban ngày nên gây mất sức và sự tăng tiết đột ngột vào ban đêm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Nguyên nhân, tác hại và cách đánh bại sự căng thẳng, mệt mỏi
(Ảnh: Pixabay)

2. Thiếu vitamin

Thiếu vitamin B1, B2 sẽ dẫn đến mất sức, dễ có cảm giác mệt mỏi, vì vậy ăn nhiều thực phẩm có B1, B2 sẽ giúp loại bỏ cảm giác mệt mỏi.

3. Ruột tích tụ quá nhiều chất độc

Bên trong ruột có chứa rất nhiều vi khuẩn, nhưng ở trong trạng thái cân bằng. Khi căng thẳng, chịu áp lực quá lớn hoặc ăn thức ăn lạnh, ăn quá nhiều thịt sẽ gây mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, tạo ra chất độc ở ruột, là nguyên nhân gây mệt mỏi.

tỳ vị kém
(Ảnh: Shutterstock)

4. Thường xuyên uống cà phê

Tuy cà phê có hiệu quả giúp tỉnh táo rất tốt, nhưng uống quá nhiều cũng sẽ có hại cho sức khỏe. Caffein trong cà phê có công dụng làm tỉnh táo, nhưng đồng thời cũng rất lợi tiểu, khi cơ thể bị mất nước quá nhiều mà không kịp bổ sung sẽ có cảm giác mệt mỏi.

Cà phê, uống cà phê, ngủ ngon
Thường xuyên uống cà phê cũng sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. (Ảnh: Shutterstock)

5. Thay đổi nội tiết tố

Nữ giới sau khi bước vào độ tuổi trung niên, hormone trong cơ thể sẽ có sự thay đổi lớn, cũng như dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, thần kinh căng thẳng sẽ gây ra những thay đổi về cảm xúc và gây mệt mỏi.

6. Thiếu máu do thiếu sắt

Đa phần nữ giới dễ bị mệt là vì thiếu máu do thiếu sắt, nguyên nhân chính của thiếu máu có liên quan đến kỳ kinh nguyệt. Cơ thể thiếu sắt sẽ gây thiếu máu, mà thiếu máu sẽ gây thiếu oxy, do đó khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

stress, căng thẳng, công việc
(Ảnh: Shutterstock)

7. Cơ thể thiếu kiềm, thừa axit

Độ chua do axit nhiều trong cơ thể tạo điều kiện cho virus, nấm và vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh trong môi trường axit. Điều này dẫn đến hệ miễn dịch suy giảm và làm cạn kiệt cơ thể, khiến cơ thể mệt mỏi thường xuyên.

8. Mất ngủ

Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc sẽ khiến cho bạn mệt mỏi và mất sức, tinh thần kiệt quệ.

mất ngủ, mệt mỏi
Mất ngủ là nguyên nhân khiến bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. (Ảnh: Shutterstock)

9. Uống thuốc

Uống thuốc sẽ giúp bạn khỏi bệnh nhưng một số loại thuốc gây tác dụng phụ là buồn ngủ hay mất ngủ, sẽ khiến cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi, mất sức.

uong thuoc image
(Ảnh: Shutterstock)

Đón đọc Phần 2: 6 loại thực phẩm giúp bạn cải thiện tình trạng mệt mỏi

Thanh Vân

Xem thêm: