Muối ăn (NaCl) là một chất điều vị, sinh ra vị mặn mà con người có thể cảm nhận được, là thứ không thể thiếu trong nấu ăn hàng ngày. Có nhiều nghiên cứu chứng minh việc ăn mặn ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch, nhưng bên cạnh đó, một chế độ ăn quá nhạt cũng không hoàn toàn tốt cho sức khỏe. 

20+ công dụng bất ngờ của muối trong đời sống
Muối là gia vị không thể thiếu trong đời sống hàng ngày và cũng là nguồn cung cấp clo và natri chính của cơ thể. Tuy nhiên, ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. (Ảnh: Shutterstock)

Natri trong muối là một trong những chất mà cơ thể không thể thiếu, nó là chất điện giải và dung môi thẩm thấu cần thiết của cơ thể. Tuy nhiên dùng nhiều muối ăn quá sẽ  làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ví dụ như chứng cao huyết áp ở trẻ nhỏ và người trưởng thành. Từ lâu đã có nghiên cứu về ảnh hưởng của muối ăn đối với sức khỏe con người, kết quả cho thấy, nhiều cơ quan y tế và các chuyên gia của nhiều nước đều kiến nghị mọi người hạn chế ăn những đồ ăn có chứa nhiều muối. Tổ chức Y tế Thế giới kiến nghị, người thành niên mỗi ngày nên nạp vào cơ thể khoảng 5 – 6 g muối ăn, tương đương khoảng 2000mg Natri.

Qua nghiên cứu thời gian dài với nhiều nghiên cứu đã chứng minh, thực phẩm chứa hàm lượng muối ăn cao có quan hệ trực tiếp tới huyết áp tăng cao. Thực phẩm chứa nhiều muối sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho thận, khiến cho canxi trong cơ thể liên tục mất, lâu dẫn sẽ dẫn đến loãng xương. Hàng loạt những nghiên cứu thực nghiệm về miễn dịch của cơ thể người và động vật cho thấy, thực phẩm chứa nhiều muối dễ làm gia tăng nguy cơ phát bệnh ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư bàng quang.

Tuy nhiên ăn nhạt quá cũng không tốt. Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Chò, Chủ nhiệm bộ môn Dinh dưỡng, Bệnh viện 103, Học viện Quân y cho biết: Nếu ăn ít muối quá, cơ thể có thể bị mệt mỏi, chán ăn, dẫn tới suy giảm các chức năng của cơ quan trong cơ thể và suy giảm sức khỏe nếu để tình trạng đó diễn ra trong thời gian dài.

Những người nên ăn nhạt

Người bị cao huyết áp chỉ dùng 2-3 gmuối/ngày và ăn hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều muối. Nên bỏ thói quen dùng thêm bát nước mắm trong bữa ăn, kể cả chấm rau luộc.

Người bị suy thận, suy tim cần thực hiện chế độ ăn nhạt tùy theo từng giai đoạn của bệnh; ở giai đoạn nặng phải ăn nhạt hoàn toàn, tức là không được sử dụng muối và mì chính trong chế biến cũng như tại bàn ăn, không dùng các loại thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối.

Người từ 45 tuổi trở lên cũng nên ăn hạn chế muối. Chỉ cung cấp cho cơ thể lượng muối theo khuyến cáo.

Người béo cần kiểm soát lượng muối hấp thu hàng ngày vì nếu không sẽ dễ bị tăng huyết áp.

Ăn nhiều muối cũng dẫn đến béo phì

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Học viện Y khoa Georgia và Viện Sức khỏe cộng đồng tại Đại học Georgia Regents, Mỹ, các thanh thiếu niên ăn nhiều muối có thể mắc bệnh béo phì và các chứng viêm.

Trong số 766 thiếu niên khỏe mạnh tham gia nghiên cứu, 97% cho biết họ đã sử dụng vượt quá ngưỡng quy định về muối ăn hàng ngày của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (1.500mg natri mỗi ngày). Những thiếu niên ăn nhiều muối này cũng có hàm lượng yếu tố hoại tử khối u alpha cao hơn, được tiết ra bởi các tế bào miễn dịch và góp phần vào việc phát triển các chứng viêm mạn tính cũng như các bệnh tự miễn như lupus và viêm khớp.

Có nghiên cứu chứng minh, đối với những người có thói quen sống tương tự nhau, người ăn nhiều muối, nguy cơ mắc tiểu đường tăng gấp 2 lần. Ngoài việc cho thêm muối khi nấu nướng, trong cuộc sống thường ngày còn có muối “ẩn hình” mà bạn không biết, khiến cho lượng muối ăn trong cơ thể tăng cao mà không hay biết, do đó mọi người cũng cần đặc biệt chú ý.

5 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đã ăn quá nhiều muối
(Ảnh: Shutterstock)

Thực phẩm ngầm chứa muối

1. Chế phẩm thịt gia công

Xúc xích giăm bông, thịt hun khói đều chứa hàm lượng muối cao.

2. Thực phẩm muối

Các loại dưa muối truyền thống có hàm lượng muối rất cao

3. Chất điều vị

100 g nước tương có chứa đến 15 – 20g muối, dầu hào, tương ớt, bột gà đều chứa lượng muối cao, rất dễ làm tăng lượng muối nạp vào cơ thể mà không biết.

4. Đồ ăn nhanh, thực phẩm ăn liền

Đồ ăn nhanh, thực phẩm ăn liền do ăn vào không thấy mặn, nên rất khó phát hiện. Trong đó có mì ăn liền, gà rán, pizza, hamburger, những thực phẩm này chứa lượng muối cao, ăn xong còn thấy khát.

5. Đồ ăn ngọt

Cảnh giác với muối được ẩn trong vị ngọt. Bánh gato, bánh mì, báng quy, kem, v.v, trong thành phần đều chứa hàm lượng natri không nhỏ.

6. Đồ ăn uống vặt

Khoai tây chiên, hạt điều, bỏng ngô, ô mai, thịt bò khô đều là những đồ ăn vặt chứa lượng muối tương đối cao. Còn có nước ép trái cây và rau quả, cà phê, nước uống tăng lực cũng đều có thành phần muối natri.

Thanh Xuân

Xem thêm: