Thói quen ăn uống của giới trẻ những năm gần đây khẩu vị càng ngày càng đậm đà hơn. Lẩu, canh thập cẩm Malatang, tôm hùm đất, đồ nướng, món ăn vặt, trà sữa… tất cả đều cực mặn, cực cay, cực ngọt hoặc nổi lớp dầu dày. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng “khẩu vị đậm” vượt quá mức độ cảm nhận hương vị tự nhiên có hại cho cơ thể. 

ăn lẩu
Sau bữa lẩu với đồng nghiệp, thị lực bình thường của người đàn ông đã gần như bị mù. (Ảnh minh họa: PHOUTHONG LOUANGKHOTH/ Shutterstock)

Một người đàn ông ngoài 30 tuổi sau khi tan sở đã cùng đồng nghiệp uống rượu và ăn lẩu. Sau khi về nhà, mắt anh sưng húp khó chịu. Không ngờ sau khi kiểm tra, anh phát hiện thị lực của mình đã tăng vọt từ 0 độ lên hơn 1000 độ, không chỉ khiến bác sĩ hoảng sợ mà anh còn suýt mất đi thị giác. 

Đối với nhiều người, ăn lẩu trong tiết trời se lạnh là chuyện bình thường, cảm giác ấm áp toàn thân sau khi ăn lẩu không chỉ là một loại hưởng thụ mà còn là cảm giác thỏa mãn. Tuy nhiên, kể cả khi thưởng thức đồ ăn ngon, vì sức khỏe của bản thân, bạn vẫn nên chú ý đến một chế độ ăn uống cân bằng. 

Người đàn ông khoảng 30 tuổi này vì là một thực khách thường xuyên ăn bên ngoài, nên đã rơi vào tình trạng ăn uống mất cân đối trong thời gian dài. Sau khi tan sở, anh hẹn đồng nghiệp đi ăn lẩu cay, sau đó tiếp tục uống rượu. Sau khi về đến nhà, anh cảm thấy khó chịu với đôi mắt sưng húp, nên vội vàng đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Chỉ sau đó anh mới phát hiện ra rằng thị lực bình thường ban đầu đã tăng vọt từ 0 độ lên 1000 độ chỉ trong một đêm. Cho dù có nhập viện điều trị thì cuối cùng thị lực của anh cũng chỉ hồi phục được 60% so với ban đầu. 

Trường hợp trên được bác sĩ chuyên khoa thận Hồng Vĩnh Tường (Đài Loan) chia sẻ trong chương trình Thầy thuốc hot. Sau khi về nhà nghỉ ngơi, người đàn ông vội vã đến bác sĩ vì cảm thấy không khỏe, đau vai và cổ, mắt sưng và mờ đến mức khó nhìn, cho rằng mình đã uống phải rượu giả. Xét cho cùng, việc thay đổi tầm nhìn từ bình thường sang gần như mù lòa là một điều đáng sợ đối với người bình thường. Sau khi kiểm tra tại phòng cấp cứu, người ta phát hiện ra rằng nồng độ ion natri trong máu của anh cao tới 155mEq/L, cao hơn nhiều so với chỉ số bình thường (135-145mEq/L).

Đối với hiện tượng hiếm gặp này, bác sĩ Hồng Vĩnh Tường giải thích rằng, đó không phải là đột quỵ ở mắt mà do áp suất thẩm thấu nồng độ cao của các ion natri gây ra, nước được hấp thụ vào tinh thể, dẫn đến độ cong tăng lên. Điều này không chỉ gây cận thị trên 1.000 độ mà còn có thể kéo theo các biến chứng kèm theo như tăng nhãn áp và các biến chứng khác. Sau khi được cấp cứu, thị lực của anh chỉ còn 60% so với ban đầu và anh trở thành bệnh nhân cận thị nặng. 

Người “khẩu vị đậm” nên uống nhiều nước 

Về phần tại sao người đàn ông suýt mù sau khi ăn lẩu cay, nhưng cuối cùng thị lực chỉ hồi phục được 60%? Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường chỉ ra rằng, vì anh ấy đã ăn ở ngoài trong một thời gian dài, cùng với khẩu vị thức ăn đậm, ăn ít rau và trái cây và hiếm khi uống nước. Nồi lẩu cay chỉ là “giọt nước làm tràn ly” mà thôi. Do hàm lượng natri trong lẩu cao nên dễ dẫn đến cao huyết áp, các bệnh về thận và tim. Vì vậy, những người thường thích khẩu vị đậm đà cần uống nhiều nước để ion natri dư thừa được bài tiết ra khỏi cơ thể. Nếu chúng bị tích tụ nhiều trong máu, có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc không thể cứu vãn. 

Hơn nữa, do giá thành của các loại lẩu nhỏ trên thị trường không cao nên để tiết kiệm chi phí, nhiều cửa hàng sử dụng trực tiếp bột canh để pha làm cốt lẩu. Loại súp này thường có màu sẫm, hơi đục và có mùi thơm nồng. Đối với nước dùng truyền thống được nấu từ rau củ, xương lợn hoặc xương gà, dù giá có cao hơn nhưng vẫn đáng đồng tiền bát gạo. Chỉ là nguyên liệu nhất định phải tươi mới, nếu không ăn lâu sẽ hại thân thể.