Những người gan kém thường không dám ăn trứng, vì sợ cholesterol trong trứng dễ gây hại cho sức khỏe của gan. Điều này liệu có chính xác?

trứng luộc
Giá trị dinh dưỡng trong trứng rất phong phú, có thể thúc đẩy quá trình sửa chữa tế bào. (Ảnh: Timolina/ Shutterstock)

Người gan kém có nên ăn trứng luộc không?

Trên thực tế trứng rất giàu chất dinh dưỡng, người gan kém cũng có thể ăn trứng, bởi vì trứng rất giàu protein, có thể đẩy nhanh quá trình sửa chữa tế bào gan bị tổn thương, giúp nuôi dưỡng và bảo vệ gan.

Trứng luộc hoàn toàn không có dầu và muối, so với các phương pháp nấu ăn khác, dinh dưỡng của trứng luộc có thể nói là được bảo toàn hoàn toàn, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu và tiêu hóa tốt hơn. Cholesterol chứa trong trứng chủ yếu tồn tại trong lòng đỏ, là chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, khi ăn hợp lý còn giúp tổng hợp vitamin và dịch mật.

Do đó, ăn 1 quả trứng luộc mỗi ngày sẽ không gây gánh nặng cho gan mà ngược lại còn có thể giúp sửa chữa các tế bào gốc. 

Người gan kém nên chú ý khẩu phần ăn hợp lý về chất đạm, để phục hồi tế bào gan tổn thương tốt hơn. Trứng rất giàu đạm chất lượng cao, vì vậy, đối với người gan kém, ăn trứng luộc giúp dưỡng gan, sẽ không dễ làm tổn thương gan.

Giá trị dinh dưỡng cao trong trứng

cách luộc trứng, luộc trứng, bóc vỏ trứng
Luộc trứng là phương pháp chế biến hữu ích nhất để giữ lại các chất dinh dưỡng của trứng. (Ảnh: Shutterstock)

Trong trứng có chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, bao gồm protein, vitamin, chất béo, lecithin, kali, canxi, sắt và các chất dinh dưỡng khác. 

1. Chất đạm

Trứng rất giàu protein chất lượng cao, là thành phần quan trọng của các mô và tế bào cơ thể.

2. Cholesterol

Lòng đỏ trứng rất giàu cholesterol nên nhiều người lo sợ rằng ăn lòng đỏ trứng dễ làm tăng cholesterol. Nhưng thực tế không phải như vậy, việc bổ sung cholesterol hợp lý có thể cân bằng lượng lipid máu trong cơ thể.

3. Chất béo

Phần lớn chất béo tập trung ở lòng đỏ trứng, nhưng trong lòng đỏ trứng chủ yếu là axit béo không no, tan trong sữa, cho nên cơ thể có thể dễ dàng hấp thu và chuyển hóa.

4. Axit amin

Hàm lượng axit amin trong trứng cũng rất phong phú, là loại axit amin thiết yếu đối với cơ thể và có tỷ lệ hấp thụ lên tới 98%.

5. Các vi chất dinh dưỡng khác

Trứng rất giàu vitamin B, D, A, sắt, canxi, phốt pho và các chất dinh dưỡng khác, tất cả các chất dinh dưỡng này đều vô cùng toàn diện.

Các tác dụng tuyệt vời của trứng

1. Nuôi dưỡng trí não và trí tuệ

Trứng có tác dụng rất lớn đối với hệ thần kinh trung ương, sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Bên cạnh đó chất choline và lecithin trong trứng cũng có thể giúp cải thiện trí nhớ, giúp ích cho trí não và trí thông minh.

2. Cải thiện khả năng miễn dịch

Trứng rất giàu giá trị dinh dưỡng, có thể thúc đẩy quá trình sửa chữa tế bào và phục hồi tế bào gan. Hơn nữa, nó có thể thúc đẩy hiệu quả quá trình tái tạo tế bào gan, giúp tăng cường chức năng giải độc của gan, làm tăng hàm lượng protein huyết tương một cách hiệu quả, đồng thời giúp nâng cao khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cá nhân.

3. Chống lão hóa

Trứng rất giàu chất chống oxy hóa, ăn một lượng hợp lý có thể chống lại các gốc tự do có hại trong cơ thể một cách hiệu quả, từ đó giúp cơ thể đạt được tác dụng chống lão hóa.

3 điểm cần lưu ý khi ăn trứng

Trứng rất tốt nhưng cần lưu ý một số điểm dưới đây để đảm bảo giữ lại nhiều chất dinh dưỡng sau khi chế biến và lượng hấp thu được nhiều nhất:

1. Phương pháp nấu ăn

Luộc trứng là phương pháp chế biến hữu ích nhất để giữ lại các chất dinh dưỡng trong trứng.

2. Lượng ăn

Người bệnh gan tuy có thể ăn trứng vào thời gian bình thường nhưng không có nghĩa là ăn bao nhiêu cũng được. Mỗi ngày ăn 1 quả trứng là lượng hợp lý. 

Ăn quá nhiều chẳng những không thể bảo trì tốt gan, mà thậm chí còn dễ dàng khiến cho gan phải trao đổi chất một cách quá mức, tạo gánh nặng cho gan.

3. Không ăn trứng sống

cơm trộn, cơm trộn trứng sống, trứng gà
Nhiều loại trứng cho thấy đã được tiệt trùng vẫn chứa một số vi khuẩn nhất định, dễ tạo gánh nặng cho đường ruột và gan và khiến bệnh gan thêm trầm trọng. (Ảnh: Shutterstock)

Nhiều bạn yêu thích món ăn Nhật Bản và thường thích ăn trứng sống, nhưng không phải ai cũng có thể ăn trứng sống. Nhiều loại trứng sống cho thấy đã được tiệt trùng nhưng vẫn chứa một số vi khuẩn nhất định, thường xuyên ăn trứng sống như vậy dễ tạo gánh nặng cho đường ruột và gan, đồng thời cũng dễ làm trầm trọng thêm bệnh của bản thân người bệnh gan.