Sau khi phát hiện vắc-xin Oxford-AstraZeneca có liên quan đến chứng huyết khối ở người trẻ, vào ngày 7/4, Cơ quan Quản lý Dược phẩm và các sản phẩm Y tế Anh (MHRA) đã thông báo, những người dưới 30 tuổi sẽ được cung cấp vắc-xin Pfizer hoặc Moderna thay vì vắc-xin AstraZeneca.

AstraZeneca khong tim thay bang chung cho thay vac xin COVID 19 lam tang nguy co dong mau 1
(Ảnh minh họa: Steve Heap/Shutterstock)

Có tác dụng phụ “hiếm gặp” nhưng lợi ích vẫn nhiều hơn là rủi ro

Ngày 7/4, truyền thông Anh đưa tin, một đánh giá của Cơ quan Quản lý Dược phẩm và các sản phẩm Y tế Anh (MHRA) cho thấy, đối với hầu hết mọi người, lợi ích của việc tiêm chủng vẫn lớn hơn rủi ro. Tuy nhiên, cũng khuyến cáo rằng những người dưới 30 tuổi nên được tiêm phòng bằng vắc-xin Pfizer hoặc Moderna. Đây là một đòn giáng mạnh vào việc thúc đẩy tiêm chủng ở Anh.

Trước đó, thử nghiệm tiêm chủng AstraZeneca cho trẻ em Anh đã bị đình chỉ trong khi các cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành.

Phó Giám đốc Y tế Vương quốc Anh, Giáo sư Jonathan Van-Tam cho biết tại một cuộc họp báo: “Chương trình vắc-xin của Vương quốc Anh thực sự đã đạt được thành công lớn. Nếu bạn nói với tôi, đến tháng 3/2021, chúng ta vẫn không cần phải điều chỉnh hướng đi, điều này cũng làm tôi kinh ngạc.” Ý nói rằng rằng đề xuất thay đổi trong việc triển khai tiêm chủng là bình thường trong y học.

Tiến sĩ June Raine, giám đốc điều hành MHRA, nói rằng đối với những người trẻ tuổi, những rủi ro liên quan đến việc tiêm AstraZeneca cần được “cân nhắc một cách cẩn thận hơn” so với những người lớn tuổi. Bà nhấn mạnh rằng chứng huyết khối xảy ra ở “một số rất ít” những người được tiêm chủng.

Bà Raine cho biết có bằng chứng cho thấy có “khả năng cao” vắc-xin có liên quan đến chứng huyết khối hiếm gặp, nhưng cũng nói thêm rằng tác dụng phụ của vắc-xin AstraZeneca là “cực kỳ hiếm gặp”“cần phải làm nhiều việc hơn để xác định liệu có phải vắc-xin chắc chắn đã gây ra những tác dụng phụ này”.

Bà nói: “Sự cân bằng giữa lợi ích và rủi ro đã biết vẫn rất thuận lợi cho đa số người dân.”

Tính đến ngày 31/3, MHRA đã nhận được 79 báo cáo về huyết khối với số lượng tiểu cầu thấp, tất cả đều đã được tiêm phòng lần đầu. Trong số 79 người này, có 19 người tử vong, nhưng nguyên nhân của từng trường hợp vẫn chưa được xác định.

79 trường hợp này xảy ra ở 51 phụ nữ và 28 nam giới, độ tuổi từ 18 đến 79 tuổi. MHRA cho biết, trong số 19 trường hợp tử vong, có 3 người dưới 30 tuổi.

Tỷ lệ mắc biến chứng này rất khó xác định, nhưng nó được hiểu là cực kỳ thấp. Các trường hợp ở Anh là từ hơn 20 triệu mũi tiêm, có nghĩa là có ít hơn một trường hợp tử vong trên một triệu lần tiêm chủng.

Thủ tướng Anh Johnson nói rằng chính phủ tin rằng vắc-xin Oxford-AstraZeneca là “an toàn”. Và ông cũng nói với các phóng viên trong chuyến thăm Cornwall: “Nhưng đối với mọi người, điều quan trọng nhất là lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học và chuyên gia y tế.”

Khi nói về kế hoạch tiêm chủng, ông nói thêm: “Bạn thực sự có thể bắt đầu thấy một số lợi ích – khá rõ ràng là sự sụt giảm số người chết, sự sụt giảm số lần nhập viện đang được thúc đẩy, được hỗ trợ bởi việc triển khai vắc-xin. Vì vậy, điều rất quan trọng là bạn cần phải tiếp tục tiêm liều vắc-xin thứ hai khi đến lượt mình được yêu cầu.”

Một nhà tư vấn của Chính phủ Anh đề nghị từ trước rằng vắc-xin Moderna được tung ra ở Anh bắt đầu từ ngày 7/4 có thể được dành cho những người trẻ tuổi, trong khi những người lớn tuổi hơn sẽ nhận được vắc-xin Oxford.

Giáo sư Adam Finn, thành viên của Ủy ban hỗn hợp về tiêm chủng (JCVI), cơ quan tư vấn của Chính phủ Anh, cho rằng nếu thiết lập được mối liên hệ giữa vắc-xin Oxford và chứng huyết khối hiếm gặp ở người trưởng thành, thì phương pháp này sẽ là một lựa chọn.

Chứng huyết khối: phản ứng miễn dịch đối với vắc-xin

Ngày 7/4, Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) cho biết, chứng huyết khối nên được liệt kê là một tác dụng phụ “rất hiếm gặp” của vắc-xin AstraZeneca. Cơ quan quản lý cho biết họ đã tìm thấy mối liên hệ có thể có giữa vắc-xin và chứng huyết khối bất thường với tiểu cầu thấp. Và nói thêm rằng lợi ích của việc tiêm chủng vẫn lớn hơn rủi ro.

Tại cuộc họp báo ngày 7/4, bà Emer Cooke, giám đốc điều hành EMA, cho biết: “Loại vắc-xin này đã được chứng minh là rất hiệu quả. Nó có thể ngăn ngừa các chứng bệnh nghiêm trọng và phải nhập viện. Nó có thể cứu sống sinh mạng.”

Bà nói thêm: “Các yếu tố nguy cơ cụ thể như tuổi, giới tính hoặc tiền sử bệnh không thể được xác nhận, bởi vì những trường hợp hiếm gặp này xảy ra ở mọi lứa tuổi. Lời giải thích hợp lý cho những tác dụng phụ hiếm gặp này là phản ứng miễn dịch với vắc-xin.”

Cuộc điều tra về chứng huyết khối đã khiến mọi người bất an về việc phổ biến rộng rãi vắc-xin của Anh, Bộ trưởng Anh lo lắng rằng tin tức từ châu Âu sẽ không khuyến khích những người trẻ tuổi tiêm vắc-xin Oxford.

Hiện tại, hàng chục triệu người trên toàn thế giới đã nhận được ít nhất một liều vắc-xin, và các cơ quan y tế như Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA), Cơ quan Quản lý Dược phẩm và các sản phẩm Y tế Anh (MHRA), và Tổ chức Y tế Thế giới đã nhiều lần nhấn mạnh rằng vắc-xin này an toàn và hiệu quả.

Chứng huyết khối hiếm gặp có liên quan đến cái chết của 7 người tiêm chủng ở Anh và ít nhất 14 người tiêm chủng ở châu Âu.

Do lo ngại về mối liên hệ giữa vắc-xin và chứng huyết khối, một số nước châu Âu đã hạn chế sử dụng vắc-xin. Vào tuần trước, Đức thông báo rằng không nên tiêm loại vắc-xin này cho những người dưới 60 tuổi.

Các nhà khoa học tin rằng vắc-xin có thể tạo ra phản ứng miễn dịch, khiến cơ thể tấn công các tiểu cầu của chính nó, dẫn đến một loạt các sự kiện, và dẫn đến đông máu. Mà trong đó, liên kết chưa được thiết lập rõ ràng.

Sự do dự về vắc-xin cản trở việc quảng bá vắc-xin của EU

Trước đó vào ngày 7/4, ông Kent Woods, cựu giám đốc điều hành của Cơ quan Quản lý Thuốc và các Sản phẩm Y tế của Vương quốc Anh Cơ quan Quản lý Dược phẩm và các sản phẩm Y tế Anh (MHRA), cho biết rằng các quy định khác nhau trên toàn EU đã gây ra sự nhầm lẫn và làm suy giảm niềm tin vào tiêm chủng.

Ông nói với Times Radio: “Mức độ do dự về vắc-xin ở lục địa châu Âu cao hơn nhiều so với ở Anh. Tôi nghĩ điều bạn thực sự cần là một ban lãnh đạo quản lý đáng tin cậy và rõ ràng. Và tôi nghĩ rằng hành động riêng lẻ của các quốc gia thành viên thực sự đã gây ra rất nhiều tổn hại cho niềm tin của công chúng.”

Vắc-xin AstraZeneca đóng vai trò quan trọng đối với các chiến dịch tiêm chủng của châu Âu và là chìa khóa cho chiến lược toàn cầu cung cấp vắc-xin cho các nước nghèo.

Loại vắc-xin này rẻ hơn và dễ sử dụng hơn so với các loại vắc-xin cạnh tranh của Pfizer Biotech và Moderna, nó đã được chấp thuận sử dụng ở hơn 50 quốc gia, bao gồm 27 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu và Tổ chức Y tế Thế giới.

Thành Dung, Vision Times