Hậu COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán), có không ít người xuất hiện các di chứng mà tiêu biểu là dạng rối loạn chức năng nhận thức “sương mù não” (brain fog), đặc biệt đối với người cao tuổi. Bác sĩ tâm thần Mak Kai Lok (Hồng Kông) đã chia sẻ trong trả lời phỏng vấn của Epoch Times về vấn đề này.

id13821466 bdac85788898a729d9e22d28dad42d8b 600x400 1
Khi gặp vấn đề về tình cảm chúng ta cũng nên kịp thời đi khám để kiểm tra xem có tổn thương não hay không. (Yu Gang / Epoch Times).

Một cuộc khảo sát ở Anh cho thấy, cứ 4 người bị COVID-19 thì có 1 người có các triệu chứng của sương mù não: bao gồm mất trí nhớ, tinh thần mệt mỏi, thiếu tập trung và cảm xúc bất ổn.

Bác sĩ Mak Kai Lok cho biết, sương mù não là não đột ngột có vấn đề nhận thức, mặt tích cực của bệnh là tình hình sẽ từ từ thuyên giảm theo thời gian, bệnh đến nhanh nhưng thông thường sẽ thuyên giảm theo thời gian thay vì nặng lên.

id13821471 c7bbdc970acd63d8b4fefabff7a93fcd 450x300 1
Bác sĩ tâm thần Mak Kai Lok cho hay nếu người cao tuổi xuất hiện triệu chứng sương mù não nặng sau khi nhiễm COVID-19 thì có thể do thoái hóa não, cần đi khám để điều trị kịp thời. (Yu Gang /Epoch Times)

Mặc dù hầu hết các triệu chứng của sương mù não sẽ tự biến mất, nhưng bác sĩ Mak Kai Lok cũng nhắc nhở nhóm người cao tuổi rằng nếu họ bị mất trí nhớ nghiêm trọng hoặc thậm chí không thể chăm sóc bản thân sau khi bị nhiễm bệnh, thì nên đi khám càng sớm càng tốt, vì có thể là tổn thương não.

Bác sĩ Mak Kai Lok kể lại ấn tượng về một cụ già ngoài 70 tuổi, vốn dĩ ông khỏe mạnh nhưng sau khi mắc COVID-19 thì đầu óc ông không còn tốt như trước, thậm chí không thể nhận ra con cháu ông. Lúc đầu, con cháu nghĩ đó là triệu chứng của bệnh sương mù não và sẽ từ từ hồi phục, nhưng sau vài tháng thì tình trạng càng tồi tệ hơn, sau khi đi khám mới phát hiện ông bị tai biến mạch máu não rất nặng.

Bác sĩ Mak Kai Lok giải thích, tai biến thông thường có thể ảnh hưởng đến chức năng tứ chi, còn bị nặng thì thậm chí gây liệt nửa người, nếu tai biến ở vị trí não phụ trách về trí nhớ hoặc cảm xúc thì có thể sẽ dẫn đến suy giảm trí nhớ. Sau khi tìm hiểu, được biết có thể vì lý do bệnh nhân quên uống thuốc huyết áp trong thời gian bị nhiễm COVID-19 nên gây vấn đề tổn thương/thoái hóa mạch máu não.

Khi được hỏi người cao tuổi cần đi khám chữa bệnh sương mù não trong bao lâu thì ổn, bác sĩ Mak Kai Lok cho biết vấn đề không phải chữa bao lâu mà là chữa kịp thời không, nếu phát hiện bất thường thì phải sớm đi khám chữa, càng đi sớm thì càng tốt cho khả năng phục hồi sớm. Khi đi khám sẽ được đánh giá tâm lý, xét nghiệm máu, chụp sọ não… để chẩn đoán xem có bị thoái hóa não hữu cơ hay không.

Đối với triệu chứng sương mù não ở người trẻ hoặc trung niên, bác sĩ Mak Kai Lok chỉ ra rằng các triệu chứng của hầu hết mọi người sẽ dần được cải thiện. Ông khuyên những bệnh nhân bị sương mù não nên chú ý đến thói quen sinh hoạt, thói quen sinh hoạt tốt sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục của não bộ. Ngoài việc nghỉ ngơi nhiều hơn thì người bệnh cũng nên tập thể dục thường xuyên để thúc đẩy máu vận chuyển oxy lên não, ăn nhiều rau và trái cây tươi, các chất chống oxy hóa trong đó sẽ loại bỏ các chất thải ra khỏi não. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể uống các loại thực phẩm chức năng bổ não đã được y học chứng minh hiệu quả.

Nên đi khám kịp thời nếu “sức khỏe cảm xúc” có vấn đề

Ngoài tình trạng sương mù não hậu COVID-19, vấn đề sức khỏe tinh thần trong bối cảnh đại dịch cũng đáng được quan tâm. Bác sĩ Mak Kai Lok cho biết dịch COVID-19 đã kéo dài gần 3 năm, các biện pháp phòng chống dịch đã ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống mọi người khiến nhiều người  gặp các vấn đề về cảm xúc: nhẹ thì mất ngủ, lo lắng; nặng thì trầm cảm, không muốn giao tiếp, mất động lực làm việc…

Bác sĩ Mak Kai Lok cho biết, trong vấn đề tình cảm và tinh thần này có nhiều người nghĩ chỉ liên quan đến tính cách và ý chí, nhưng ý chí xuất phát từ não bộ, “không may là bộ não là cơ quan rất mỏng manh, vì thế mà não cần một hộp xương sọ rắn để che chở bảo vệ…”.

Ông nhắc nhở nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ càng sớm càng tốt nếu ai nhận thấy cảm xúc đang tồi tệ [vì COVID-19 hay bất cứ lý do gì]. Đối với việc liệu có những người tự đánh giá qua bảng câu hỏi tham vấn thì có hữu ích không? Về vấn đề này bác sĩ Mak Kai Lok cho rằng việc tự đánh giá như vậy thường chủ quan, “đánh giá thấp vấn đề bản thân gặp hoặc đánh giá quá cao vấn đề gây lo sợ đều là sơ xuất”. Ông kiến nghị nên tìm đến các chuyên gia tâm lý và bác sĩ để có được đánh giá khách quan nhất có thể.

Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí The Lancet Psychiatry đã tìm cách kiểm tra một số vấn đề tâm thần và thần kinh lâu dài liên quan đến SARS-CoV-2. Nghiên cứu không tìm thấy nguy cơ lâu dài đối với một số rối loạn như lo lắng hoặc trầm cảm, nhưng nguy cơ mất trí nhớ hoặc co giật thì vẫn có thể xuất hiện sau 2 năm kể từ khi người bệnh nhiễm bệnh lần đầu tiên. Những phát hiện này nhấn mạnh rằng chúng ta cần phải nghiên cứu sâu hơn về tác động lâu dài của COVID-19.

Trong một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2021 trên tạp chí JAMA Network Open, các chuyên gia của Hệ thống Y tế Mt. Sinai đã phân tích dữ liệu từ 740 người tham gia, trong đó một số người đã nhiễm virus và một số người khác tiêm vắc-xin COVID-19. Kết quả cho thấy không chỉ người cao tuổi có các vấn đề về nhận thức hậu COVID-19, mà người trẻ cũng cần lưu ý. Nhóm nghiên cứu cho biết mặc dù biết rõ những người lớn tuổi và một số nhóm nhất định đặc biệt có thể dễ bị suy giảm nhận thức sau khi mắc bệnh hiểm nghèo, nhưng một tỷ lệ đáng kể trong nhóm tương đối trẻ tham gia vào nghiên cứu cũng có biểu hiện rối loạn chức năng nhận thức vài tháng sau khi hồi phục từ COVID- 19.

Mộc Vệ (t/h)