Viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) đã lây lan ra nhiều quốc gia trên thế giới, đến nay ngoại giới vẫn đang tranh luận về việc virus corona mới 2019 gây viêm phổi rốt cuộc là sản vật của tự nhiên hay là nhân tạo. Mới đây, bác sĩ ở tuyến đầu thành phố Vũ Hán sau khi khám nghiệm tử thi, đã có phát hiện mới: tổn thương mà virus viêm phổi Vũ Hán gây ra cho cơ thể người giống như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) cộng thêm AIDS. 

Viem phoi Vu Ham COVID 19
Bác sĩ ở tuyến đầu thành phố Vũ Hán sau khi khám nghiệm tử thi, đã có phát hiện mới: tổn thương mà virus Vũ Hán gây ra cho cơ thể người giống như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) cộng thêm AIDS. (Ảnh cắt từ video)

Theo truyền thông Trung Quốc Đại Lục QQ News đưa tin, từ ngày 16/1, ông Bành Chí Dũng (Peng Zhiyong), Chủ nhiệm Khoa Y học chăm sóc đặc biệt thuộc Bệnh viện Trung Nam – Đại học Vũ Hán, đã tiếp nhận và điều trị người bệnh viêm phổi Vũ Hán có triệu chứng nặng trong phòng bệnh đặc biệt, theo ông ước tính tỷ lệ tử vong ở bệnh viện này khoảng 20%, cao hơn mức bình quân ở các bệnh viện khác của Trung Quốc. Hiện tại giới y học đã phát hiện, có một số bệnh nhân trẻ tuổi như “người thổi còi” Lý Văn Lượng chỉ mới 33 tuổi, đã xảy ra hiện tượng “tim ngừng đập đột ngột”, dẫn đến não bộ thiếu ô-xy và tử vong.

Ông Bành Chí Dũng cho rằng, những hiểu biết về hiện tượng “tim ngừng đập đột ngột” là không chính xác, bởi vì trước khi tim ngừng đập sẽ xuất hiện dấu hiệu báo trước, nhưng những dấu hiệu báo trước này đến hiện tại vẫn chưa phát hiện trong thời kỳ đầu. Đối với một bộ phận người trẻ tuổi mà nói, tình trạng thiếu ô-xy là không dễ được phát hiện, bởi vì năng lực trao đổi chất của cơ thể của người trẻ tuổi rất mạnh, dù thiếu ô-xy cũng không xuất hiện hiện tượng vô thức. Tuy nhiên, nếu là người trung niên, người già, chỉ cần xảy ra thiếu ô-xy thì cơ thể sẽ lập tức xuất hiện phản ứng.

Virus viêm phổi Vũ Hán tấn công hệ thống miễn dịch của cơ thể

Ông Bành Chí Dũng cho biết: “Bệnh này có rất nhiều giả tượng”, thông thường khi xét nghiệm độ bão hòa ô-xy trong máu, dù có dùng máy kiểm tra ô-xy trong máu kẹp vào ngón tay của bệnh nhân, rồi quan sát số liệu trên máy, nhưng cách làm này không thích hợp dùng cho viêm phổi Vũ Hán, bởi vì cần kiểm tra áp suất ô-xy trong máu ở động mạch của bệnh nhân thì mới tương đối chuẩn xác.

Trước đây, người tử vong vì Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) có nguyên nhân là phổi bị tổn thương cấp tính, nhưng không tấn công vào hệ miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, chỗ chí mạng của virus viêm phổi Vũ Hán lần này chính là nó sẽ dẫn đến suy đa tạng. Do đó, ông Bành Chí Dũng thẳng thắn chỉ ra:

SARS chỉ tấn công phổi, không làm tổn thương hệ miễn dịch; AIDS chỉ làm tổn thương hệ miễn dịch. Còn viêm phổi do virus corona mới (viêm phổi Vũ Hán) gây tổn hại đối với người bệnh triệu chứng nặng lại giống như SARS cộng thêm AIDS.”

Khi ông Bành Chí Dũng dẫn đầu nhóm đi kiểm tra một bộ phận bệnh nhân có triệu chứng nặng đã hồi phục và xuất viện, thì phát hiện chỉ số tế bào lympho trong máu của những người này chưa khôi phục trở lại đến mức độ thông thường, do đó có thể thấy hệ thống miễn dịch của người đã hồi phục vẫn chưa hoàn toàn khôi phục. Tuy nhiên, tiêu chuẩn xuất viện là cải thiện triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm âm tính. Do đó, những người bệnh mà chưa khôi phục lại hệ thống miễn dịch, một khi xuất viện, thì rất dễ bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán một lần nữa.

Về vấn đề này, ông Bành Chí Dũng lo lắng, “một số người khi xuất viện xét nghiệm axit nucleic là âm tính, hệ thống miễn dịch rất kém, sau khi xuất viện rất dễ dương tính.”

Ngoài ra, ông Bành Chí Dũng lo lắng, bệnh nhân sau khi xuất viện, có thể sẽ biến thành giống như người mắc bệnh viêm gan B, sẽ phải sống cùng virus trong thời gian dài, “hiện tại điều cần cân nhắc là những bệnh nhân sinh tồn mang theo virus này, liệu có sẵn tính lây nhiễm không.” Cuối cùng, ông Bành Chí Dũng quyết định cùng nhóm của mình tiến hành nghiên cứu ngẫu nhiên trong một năm, ngoài quan sát bệnh nhân sau khi xuất viện có trạng thái thế nào, cũng quan sát những người xung quanh người này liệu có bị lây nhiễm virus Vũ Hán không.

Chỉ có thể sử dụng “liệu pháp mang tính hỗ trợ” để điều trị cho người bệnh

Ngoài ra, để ứng phó với dịch viêm phổi Vũ Hán liên tiếp lan rộng, Tổ chức Y tế Thế giới và các nước cũng đang tích cực nghiên cứu vắc-xin và nghiên cứu phát triển thuốc tương ứng có thể điều trị người xác nhận lây nhiễm. Về vấn đề này, hồi tháng Hai đã có thông tin lan truyền nói rằng, Khoa Y học Chăm sóc Đặc biệt Bệnh viện Trung Nam – Đại học Vũ Hán đang dùng vitamin C tiến hành thực nghiệm lâm sàng.

Theo SET News (Đài Loan) đưa tin, khi đó ông Bành Chí Dũng cũng nhắc đến 2 chỗ tốt của vitamin C: “Một là chống tổn thương ôxy hóa; hai là nâng cao lực miễn dịch”. 

Khi đó, ông Bành Chí Dũng còn nói, khi người bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng, chất chống oxy hóa như vitamin C có thể đóng một vai trò tích cực, hiệu quả rất rõ ràng. Ông còn cho biết, sau khi sử dụng vitamin C điều trị, tình trạng tổn thương phổi sẽ có chuyển biến tốt thấy rõ, đồng thời cũng cải thiện quá trình ô-xy hóa ở phổi. Chỉ là hiệu quả khi là dùng vitamin điều trị vẫn chưa được giới y học chứng thực rõ ràng.

Dù vậy, số lượng ca chẩn đoán viêm phổi Vũ Hán toàn cầu đang tăng lên mỗi ngày, nhiều chuyên gia cũng nói thẳng, hiện tại không có thuốc đặc hiệu để điều trị cho người bị viêm phổi Vũ Hán, do đó chỉ có thể sử dụng “liệu pháp mang tính hỗ trợ”.

Trí Đạt

Xem thêm: