Khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ chênh lệch giữa sáng và tối tăng cao, dễ mắc các triệu chứng như ngạt mũi, hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, thậm chí có khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Ngoài việc tìm đến bác sĩ, vẫn có các phương pháp để tự khắc phục. 

dị ứng theo mùa
Thay đổi theo mùa hoặc nhiệt độ có thể khiến các triệu chứng dị ứng như sổ mũi và nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn. (Ảnh: Dragana Gordic/ Shutterstock)

2 cách để cải thiện dị ứng nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi 

Dù là viêm mũi vận mạch hay dị ứng thông thường do dị nguyên thì 2 loại bệnh này sẽ đều gặp phải những phiền toái như nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi. 

Nghẹt mũi nghiêm trọng, ngủ không ngon, miệng khô do há miệng thở, chảy nước mũi liên tục. Xì mũi thường xuyên khiến mũi sưng đỏ, bong tróc, đau và khó chịu. Không ngừng hắt hơi gây bất tiện nơi làm việc và giao tiếp. Tất cả những tình trạng trên đều rất khó chịu.

Giám đốc Phòng khám Y học Cổ truyền Trung Quốc Vịnh Sinh, Đài Loan, ông Ngô Kiến Đông cho biết, khi niêm mạc mũi bị kích thích do sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng và xuất hiện các triệu chứng trên thì có thể sử dụng các phương pháp sau để cải thiện:

1. Đeo khẩu trang, uống nhiều nước ấm hoặc uống nước gừng với lượng vừa phải

tra gung 1
Bạn có thể uống trà gừng để xoa dịu các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi… (Ảnh: grafvision/Shutterstock)

Đeo khẩu trang và uống nước ấm có thể duy trì nhiệt độ của khoang mũi và ngăn nhiệt độ của niêm mạc mũi giảm xuống. 

Gừng ấm là một nguyên liệu tốt để ngăn ngừa viêm mũi dị ứng. Gừng đun với nước có thể làm ấm cơ thể, giảm ảnh hưởng của sự chênh lệch nhiệt độ và làm dịu các triệu chứng của viêm mũi. 

Nước gừng cũng rất thích hợp cho những bệnh nhân cảm lạnh, vì nó có tác dụng làm thông mũi, sạch đờm và giảm cảm giác ớn lạnh.

2. Ấn huyệt Ấn Đường và nhẹ nhàng xoa huyệt Nghinh Hương

Huyet an duong nghinh huong
Ấn huyệt Ấn Đường và nhẹ nhàng xoa huyệt Nghinh Hương có thể làm giảm nghẹt mũi. (Ảnh Trí thức VN)

Huyệt Ấn Đường nằm ở điểm giữa của đường nối giữa hai lông mày trên mặt. Ấn vào huyệt này có tác dụng làm thông đầu, mũi và cải thiện tình trạng nghẹt mũi.

Huyệt Nghinh Hương nằm cạnh điểm giữa của mép ngoài mũi và chỗ lõm trong nếp gấp mũi. Xoa và ấn huyệt nghinh hương có tác dụng xua gió, mầm bệnh, thông mũi và khai thông khí huyết vùng mặt.

Bác sĩ Ngô Kiến Đông nhắc nhở rằng, nếu là triệu chứng viêm mũi do dị nguyên (chất gây dị ứng) thì tốt nhất bạn nên tránh xa dị nguyên trước, sau đó mới thực hiện các phương pháp trên để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Bài ấn huyệt để giảm ngứa mắt

Khi bị ngứa mắt do các tác nhân kích thích như khói bụi, mạt bụi, nhiệt độ thay đổi..v.v. gây ngứa ngáy khiến người bệnh dụi mắt không ngừng. Nhưng hành động dụi mắt này sẽ gây tổn thương cho giác mạc.

Bác sĩ Ngô chia sẻ rằng, để giảm ngứa mắt có thể uống thêm nước ấm và thực hiện các bài tập ấn huyệt đạo cổ truyền Trung Quốc để thúc đẩy tuần hoàn xung quanh mắt.

Các bài tập chăm sóc mắt bằng huyệt đạo của Trung Quốc bao gồm xoa bóp 9 huyệt: Tình Minh, Toàn Trúc, Ngư Yêu, Ty Trúc Không, Đồng Tử Liêu, Tứ Bạch, Thái Dương, kết hợp với huyệt Dái Tai và huyệt Hợp Cốc ở mu bàn tay với lực vừa phải theo trình tự. 

jqMl0Xdj1H4xfdeu97w0xnRW2 Copy
Các bài tập chăm sóc mắt để cải thiện ngứa mắt dị ứng bao gồm: Xoa bóp huyệt Tình Minh, Toàn Trúc, Ngư Yêu, Ty Trúc Không, Đồng Tử Liêu, Tứ Bạch và huyệt Thái Dương xung quanh mắt theo trình tự. (Ảnh Trí Thức VN)
Hop Coc
Huyệt Hợp Cốc. (Ảnh: Amatus Sami Tahera/ Shutterstock)

Huyệt Tình Minh nằm ở gần đầu mắt; huyệt Toàn Trúc ở chân mày; Ngư Yêu ở giữa lông mày; Ti Trúc Không ở cuối lông mày; Đồng Tử Liêu ở góc ngoài đuôi mắt; huyệt Tứ Bạch nằm ở dưới giữa mắt khoảng 2,5cm, tầm khoảng bằng ngón tay cái. Huyệt Dái Tai nằm ở trung tâm của dái tai. Huyệt Hợp Cốc nằm giữa xương cổ tay thứ nhất và thứ hai, nghiêng về chỗ lõm ở phía bên của ngón trỏ. 

Thực hiện bài tập chăm sóc mắt khoảng 5 phút mỗi lần không chỉ có tác dụng bảo vệ mắt, cải thiện tình trạng dị ứng, ngứa mắt mà còn giúp tinh thần sảng khoái, xóa tan mệt mỏi.

Nếu da ngứa và cần dưỡng ẩm nhiều hơn thì hãy tránh 5 loại thực phẩm sau:

Người bị dị ứng cũng có thể bị ngứa da khi thời tiết thay đổi. Để tránh khô da và làm tình trạng ngứa trở nên trầm trọng hơn, thì hãy chú ý không tắm nước quá nóng, sau khi tắm nên thoa kem dưỡng da và đặc biệt là hạn chế gãi. Nếu da quá khô và nứt nẻ, bạn có thể bôi thuốc Tử Vân cao. Còn nếu có nhiễm trùng, thì có thể bôi thuốc Hoàng Liên cao. 

Khi bị ngứa da, cần tạm thời tránh các thức ăn có thể gây ngứa như: đậu phộng (lạc), nấm, măng, xoài và các loại hải sản (tôm, cua, ngao).

Bác sĩ Ngô cũng chỉ ra rằng các vấn đề về da thường liên quan đến hệ hô hấp. Ví dụ, bệnh nhân bị dị ứng mũi nên điều chỉnh hệ thống hô hấp trước, thì sau đó các vấn đề về da mới có thể được cải thiện. Đồng thời, cũng có thể ăn một số thực phẩm có màu trắng như đậu phụ, khoai mỡ, các loại thực phẩm này có tác dụng bảo vệ phổi.

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, người bệnh dị ứng nên ăn ít thức ăn chế biến sẵn và thức ăn lạnh như mướp đông và củ cải trắng. Ngoài ra cũng cần bổ sung đầy đủ chất đạm và khoáng chất liên quan đến hệ miễn dịch như đậu, cá, trứng, thịt, sữa và rau củ quả nhiều màu..v.v.

Đồng thời nên uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên. Tốt nhất nên tập thể dục ngoài trời, tập ở cường độ phù hợp và ít nhất phải khiến cơ thể đổ mồ hôi và thở nhẹ.