Sức khoẻ của gan có liên quan mật thiết đến cuộc sống hàng ngày, bảo vệ gan nên bắt đầu với những hiểu biết về gan và phòng ngừa bệnh viêm gan.

thói quen ảnh hưởng gan
Sau 11 giờ tối là giai đoạn rất quan trọng để giải độc gan và phục hồi cơ thể, vì vậy nên đảm bảo giấc ngủ thời gian này, đừng ngủ muộn (Ảnh: Pixabay)

Viêm gan là một bệnh ở trạng thái tương đối ẩn. Sức chịu đựng của gan khá cao, nhiều người bệnh không thấy có triệu chứng gì vào thời kỳ đầu phát bệnh, chỉ đôi khi thấy mệt mỏi và chán ăn, những triệu chứng này không đủ để gây chú ý, thường thì đến khi thấy vàng da mới đi khám, lúc này bệnh đã khá nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân không hiểu đúng về bệnh viêm gan, không tuân thủ điều trị thường xuyên và có hệ thống, gây hậu quả nghiêm trọng.

Các khảo sát cho thấy, hai dạng trạng thái gây tổn thương gan nhất là tâm lý bi quan, uất ức, dễ tức giận; hoặc làm việc quá sức và thường thức khuya.

Thức khuya và nóng nảy gây tổn thương gan nhất

1. Nhóm người nóng nảy

Theo Đông y, những người bị trầm cảm (uất ức) và người hay nổi nóng sẽ khiến khí gan bị ngưng trệ, can dương thượng cang (phần dương quá thịnh), tình trạng không tốt này gây tổn thương gan. Các nghiên cứu cho thấy, nhóm người hay nổi nóng có nguy cơ mắc bệnh gan cao gấp 8 lần so với nhóm người bình thường.

2. Hay thức khuya

Sau 11 giờ tối là giai đoạn quan trọng để giải độc gan và cơ thể tự phục hồi. Hay thức khuya sẽ làm cho gan mệt mỏi, còn hay làm việc quá sức sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch.

Ngoài ra, chế độ ăn uống quá độ và hay uống nhiều rượu cũng gây hại cho gan. Hơn 90% công việc thải độc cho cơ thể do gan phụ trách, uống rượu quá nhiều kéo dài sẽ khiến gan quá tải, theo thời gian cồn rượu sẽ tích tụ trong gan, và thậm chí phát triển thành viêm gan do rượu, xơ gan. Các nghiên cứu đã chỉ ra, 35% số ca tử vong do xơ gan và 25% bệnh nhân ung thư gan có liên quan đến việc uống rượu nặng. Ăn uống quá độ và tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, giàu calo cũng có thể gây tổn thương tế bào gan dẫn đến viêm gan siêu vi.

Các bước bảo vệ gan

1. Khám sức khoẻ định kỳ

Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ theo định kỳ là rất quan trọng, đặc biệt là cần kiểm tra gan để phòng ngừa, để nếu có vấn đề có thể phát hiện càng sớm hơn.

Nhóm nam giới trên 40 tuổi, người đã bị nhiễm viêm gan siêu vi, dùng thuốc lâu dài, có lịch sử gia đình mắc bệnh ung thư gan, cần phải kiểm tra y tế chuyên khoa về gan ít nhất một lần mỗi năm. Đừng để đến khi xuất hiện các triệu chứng như vàng da, trướng gan, chảy máu đường tiêu hóa mới đi khám, khi đó tình trạng đã rất nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, bệnh nhân bị viêm gan siêu vi nên mỗi 3 tháng một lần đi kiểm tra chức năng gan và kiểm tra AFP, 6 tháng một lần đi chẩn đoán hình ảnh (ví dụ siêu âm B, CT); 3 ~ 6 tháng một lần làm kiểm tra định lượng vi rút, ngăn ngừa tình trạng viêm gan vô tình phát triển thành xơ gan, và thậm chí là ung thư gan.

2. Đảm bảo ngủ đầy đủ, không thức khuya

Thời gian ngủ thông thường đối với người lớn nên đảm bảo từ 6-8 tiếng, thức khuya rất hại gan.

3. Chú ý cân bằng chế độ ăn uống

Ăn ít chất béo và thực phẩm có hàm lượng đường cao, kiểm soát lượng chất béo và lượng cồn, tốt nhất là bỏ thuốc lá.

Bệnh nhân viêm gan nên đảm bảo hấp thu một lượng protein nhất định (sữa đậu nành, canh cá đều là lựa chọn tốt). Tuy nhiên, nếu đang bị viêm gan cấp tính không nên hấp thu quá nhiều protein, để tránh làm tăng gánh nặng cho gan. Vitamin giúp nâng cao khả năng sửa chữa và phục hồi cho gan, chức năng giải độc cho gan (các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc, các loại đậu, gan cá, các chế phẩm từ sữa là nguồn bổ sung nên chọn).

4. Học cách điều chỉnh tâm trạng

Một trong những cách hay để bảo vệ gan là giữ tâm thái bình tĩnh và lạc quan. Tâm trạng tốt có thể điều hòa tốt khí huyết, cải thiện lưu thông máu, và tăng tốc độ trao đổi chất của gan.

Thanh Xuân

Xem thêm: