Trà xanh là loại thức uống có lịch sử lâu đời và nổi tiếng với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trà xanh giúp cải thiện khả năng trí nhớ, đồng thời giúp giảm căng thẳng và chống trầm cảm. Tuy nhiên, khi thưởng thức trà cần lưu ý một số điều để tránh bị kích ứng dạ dày và tăng cường hiệu quả của trà.

trà xanh, uống trà
Trà xanh pha đúng cách sẽ giúp chống mất trí nhớ và chống oxy hóa hiệu quả. (Ảnh: Shutterstock)

Trà xanh rất giàu catechin, giúp loại bỏ các gốc tự do và chống oxy hóa mạnh mẽ

Trà xanh có chứa Polyphenol, đây được xem là một loại chất chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ. Hơn nữa trà xanh còn có một đặc điểm là không bị lên men do đó nó thường giữ được nhiều catechin hơn.

Cơ thể người sẽ tạo ra các gốc tự do trong quá trình trao đổi chất, các gốc này hoạt động về mặt hóa học và có thể gây hại cho các tế bào cũng như các mô. Tuy nhiên Polyphenol trong trà có thể quét sạch các gốc tự do này, ức chế đột biến tế bào và tăng cường khả năng miễn dịch. Cho nên có thể nói rằng Polyphenol đóng một vai trò vô cùng lớn trong việc chống ung thư và chống lão hóa. Bên cạnh đó, trà xanh cũng rất giàu vitamin, axit amin và các nguyên tố vi lượng cần thiết khác cho cơ thể.

Một đánh giá nghiên cứu được công bố trên tạp chí ‘Khoa học thần kinh và trị liệu CNS’ vào năm 2008 đã chỉ ra rằng một loại catechin có trong trà xanh được gọi là Epigallocatechin gallate có tác dụng bảo vệ tốt các tế bào thần kinh và có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson.

Một nghiên cứu khác của Đại học Kanazawa, Nhật Bản cũng cho thấy rằng 490 người trên 60 tuổi có khả năng nhận thức bình thường, đều thuộc những người thường xuyên uống trà xanh, và họ có tỷ lệ suy giảm nhận thức thấp hơn đáng kể trong những năm theo dõi tiếp theo. Trong khi đó, những người già thường uống trà đen và cà phê thì không có được lợi ích này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người Nhật thường uống trà đen và cà phê ít hơn những người uống trà xanh cho nên không có nghĩa là trà đen và cà phê không có hiệu quả. Có lẽ điều này sẽ cần phải được nghiên cứu thêm.

Trà xanh được coi là “thực phẩm hạnh phúc”: Giảm căng thẳng, chống trầm cảm và kéo dài tuổi thọ

buông bỏ oán giận
(Ảnh: Farknot Architect/ Shutterstock)

Các thí nghiệm trên động vật cũng phát hiện ra rằng trà xanh có tác dụng giảm trầm cảm và có thể tránh việc rút ngắn tuổi thọ do căng thẳng quá mức.

Một nghiên cứu của Đại học Shizuoka, Nhật Bản được công bố trên tạp chí Nutrients vào năm 2022 cũng cho thấy rằng: Sau khi cho chuột bị trầm cảm uống chiết xuất trà xanh, thì tình trạng phì đại tuyến thượng thận và viêm não do trầm cảm gây ra đã được cải thiện, đồng thời những bất thường do trầm cảm gây ra cũng được cải thiện rõ rệt. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng tỷ lệ giữa tổng của caffein và catechin so với tổng theanine cộng với arginine là khoảng 4 ~ 5, điều này chứng tỏ nó có hiệu quả nhất trong việc cải thiện chứng trầm cảm. Hơn nữa trà Nhật Bản và Sencha lại có tác dụng chống trầm cảm tốt hơn trà Matcha và Hojicha.

Ngoài ra, trà xanh còn có thể dùng làm gia vị để nấu các loại chè và các thức uống ngon miệng. Bột trà xanh cũng được dùng để làm các loại bánh như bánh trà Long Tỉnh, bánh matcha và các món tráng miệng khác.

Những bí quyết để pha trà xanh ngon

Có người không quen uống trà xanh, bởi vì họ cảm thấy trà xanh có vị đắng, tuy nhiên điều này có thể là do chọn sai loại trà hoặc pha sai cách. Theo đó, tiến sĩ Jonathan Liu, giáo sư y học Trung Quốc tại một trường cao đẳng công lập Canada và là giám đốc của Phòng khám Y học Trung Quốc Kangmei, cho biết khi pha trà chúng ta cần chú ý đến 3 điểm sau:

1. Chọn loại trà

Khi chọn trà thì nên chọn loại còn xanh tươi, màu xanh bóng mượt, ngửi kỹ có thể ngửi thấy mùi thơm của chè. Còn nếu ngửi kỹ mà nhận thấy có mùi khói, khét, mốc thì không nên dùng vì đây là loại chè không ngon.

2. Nước pha trà

Nhiệt độ lý tưởng để pha trà xanh là 85°C. Thời gian ủ không nên quá lâu, khoảng 2 đến 3 phút tùy loại trà xanh. Tỷ lệ trà và nước tốt nhất là 1:50, nghĩa là thường dùng 150-200 ml nước để pha 3 gam lá trà, với tỷ lệ này sẽ cho ra loại nước trà có độ đặc vừa phải.

3. Bộ ấm trà

shutterstock 2126474612
Khi pha trà thì nên sử dụng ấm sứ, ấm thủy tinh trong suốt. (Ảnh: Elena_E/ shutterstock)

Khi pha trà thì nên sử dụng ấm sứ, ấm thủy tinh trong suốt. Ấm kim loại hay nhựa thì không phù hợp và có xu hướng phản ứng với trà.

9 điều kỵ khi uống trà xanh

Theo quan điểm trong y học Trung Quốc, thực phẩm thường có đặc tính nóng và lạnh, mà trà xanh là thực phẩm thuộc tính lạnh, cho nên có thể làm mát cơ thể. Tuy nhiên, những người khi uống quá nhiều trà xanh sẽ dễ cảm thấy khó chịu về đường tiêu hóa, đặc biệt là những người dễ bị tiêu chảy khi uống đồ lạnh, thì không nên uống quá nhiều trà xanh.

Tiến sĩ Liu gợi ý rằng nếu bạn cảm thấy khó chịu khi uống trà xanh, bạn có thể uống trà trắng và trà vàng lên men nhẹ, nó cũng có tác dụng tương tự như trà xanh nhưng tính chất ôn hòa hơn.

Và bên cạnh đó thì cần chú ý đến 9 điểm sau:

1. Không uống trà quá nóng

Nhiệt độ uống trà không được vượt quá 60°C, tốt nhất nên là 25-50°C. Nước quá nóng dễ làm tổn thương niêm mạc thực quản và tăng nguy cơ ung thư thực quản.

2. Tránh uống trà lạnh

Bản thân trà xanh có tính lạnh, cho nên việc uống trà lạnh dưới 10°C dễ gây tổn thương hệ tiêu hóa  dẫn đến đầy hơi và đau dạ dày.

3. Tránh uống trà đặc

Trà đặc chứa rất nhiều polyphenol, việc quá kích thích này dễ gây đau đầu, buồn nôn, mất ngủ, cáu kỉnh và các phản ứng bất lợi khác.

4. Tránh nhịn ăn và uống trà trước bữa ăn

Uống trà khi bụng đói sẽ làm loãng dịch vị và làm giảm chức năng của hệ tiêu hóa.

5. Tránh uống trà đặc sau bữa ăn

Uống trà sau bữa ăn có lợi cho tiêu hóa, tiêu mỡ nhưng thời gian lý tưởng nhất là nên uống sau bữa ăn khoảng 30 phút. Nếu bạn uống trà đặc ngay sau bữa ăn, nó có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng như sắt và protein.

ca phe 1
(Ảnh: BRAIN2HANDS/ Shutterstock)

6. Tránh pha lại quá nhiều lần

Nếu pha trà 3-4 lần sẽ không còn chất dinh dưỡng.

7. Tránh uống trà để qua đêm

Điều này là do polyphenol trong trà, vitamin, protein và các chất khác trong nước trà sẽ bị oxy hóa và biến tính. Đồng thời nước trà cũng sẽ sinh sôi vi sinh vật và gây bệnh.

8. Không uống thuốc với trà hoặc uống trà ngay sau khi uống thuốc

Bởi vì trà có thể phản ứng với các thành phần trong thuốc.

9. Tránh uống trà trước khi đi ngủ

Người suy nhược thần kinh và mất ngủ thì không nên uống trà trước khi đi ngủ.