Mặc dù gừng phổ biến trong nhà bếp gia đình, nhưng cũng có người cho rằng “ăn nhiều chất safrole trong gừng sẽ gây ung thư gan”, “ăn gừng ban đêm giống như ăn thạch tín”, “gừng không gọt vỏ, ăn vào rất có hại”… Vậy những điều này đúng hay sai? 

gừng
(Ảnh: Charoen Krung Photography/ Shutterstock)

1. Có thật là ăn nhiều gừng sẽ gây ung thư gan? 

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) từng công bố một nghiên cứu chỉ ra rằng safrole có tác dụng gây ung thư, dùng lâu dài có thể gây ung thư gan. Nghiên cứu này đã được khẳng định bởi thí nghiệm trên chuột. Sau khi chuột ăn vào, safrole sẽ được kích hoạt và chuyển hóa thành axetat và sunfat trong cơ thể, những chất này cuối cùng sẽ chuyển hóa thành chất gây ung thư và gây ung thư.

Ngay sau khi nghiên cứu được đưa ra, bởi vì gừng có chứa safrole nên nhiều người đã tránh không sử dụng nó. Trên thực tế, việc ăn gừng điều độ trong cuộc sống sẽ không mang đến rủi ro cho sức khỏe.  

Bởi vì không có bằng chứng rõ ràng rằng chất safrole có trong gừng sẽ gây ung thư cho con người. Ngoài ra, hàm lượng safrole trong gừng bình thường rất nhỏ, khi nấu ăn thường chỉ cho một ít, còn cách xa mức cảnh báo 1mg/kg, như vậy chỉ dùng bình thường thì không cần lo lắng.

Tất nhiên, ăn quá nhiều gừng dễ dẫn đến tình trạng nạp quá nhiều safrole, sẽ không tốt cho sức khỏe. 

Ngoài ra, gừng hỏng cần phải được loại bỏ ngay lập tức. Gừng bị mốc sẽ làm tăng hàm lượng safrole, trong thực phẩm hư thối cũng có aflatoxin, tính cực độc và gây ung thư.

2. Buổi tối ăn gừng độc như ăn thạch tín?

Vì điều này mà nhiều người không dám động đến gừng vào buổi tối, vì sợ bị ngộ độc.

Nguồn gốc của nhận định này là do trong gừng có chứa gingerol, chất này sau khi vào cơ thể có thể kích thích hệ tim mạch, dẫn đến tim đập nhanh và mạch máu giãn nở. Nếu trước khi đi ngủ uống nhiều gừng, rất có thể sẽ khiến cơ thể con người luôn trong trạng thái hưng phấn, ảnh hưởng đến giấc ngủ bình thường. 

Gừng chứa tinh dầu, gingerol, pentosan, cellulose, axit amin, nguyên tố vi lượng, v.v. Những thành phần này không chỉ có trong gừng mà còn có trong rất nhiều loại thực phẩm, dù bạn ăn gừng vào buổi sáng hay tối thì thực chất chúng đều giống nhau.

3. Gừng không gọt vỏ, ăn vào rất có hại?

shutterstock 1965680788
Có nên gọt vỏ hay không thì không có câu trả lời tiêu chuẩn cho mọi trường hợp. (Ảnh: Miriam Doerr Martin Frommherz/ Shutterstock)

Gọt vỏ hay không gọt vỏ gừng cũng là một điểm gây tranh cãi. Có nên gọt vỏ hay không thì không có câu trả lời tiêu chuẩn cho mọi trường hợp. 

Trung y cho rằng gừng có vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng trừ nôn giải độc, ra mồ hôi trộm. Mà vỏ gừng là thực phẩm tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng.

Một số người tỳ vị hư nhược, ăn đồ lạnh, sinh phong hàn, dùng gừng để phòng trị chứng tỳ vị hư hàn thì nên ăn gừng gọt vỏ. Nhưng trong nấu ăn thường ngày, nếu người bị phù nề, táo bón và hôi miệng thì không nên bỏ vỏ gừng đi.

Ăn gừng có nên gọt vỏ gừng hay không là tùy vào từng trường hợp cụ thể, không thể “vơ đũa cả nắm” được.

Gừng tuy tốt nhưng có 3 nhóm người không nên ăn

Gừng là thực phẩm có tính nóng, uống một cốc nước gừng trong ngày lạnh sẽ làm ấm cơ thể nhanh chóng. Nó cũng có tác dụng ngăn ngừa cảm lạnh, giúp ăn ngon miệng và giảm buồn nôn.

Gừng tuy tốt nhưng không phải ai cũng thích hợp, đối với 3 nhóm đối tượng đặc biệt dưới đây thì không nên ăn gừng.

1. Người bị hôi miệng

Trung y cho rằng xuất hiện hơi thở có mùi có mối liên hệ rất lớn với tình trạng nóng trong dạ dày, bản thân cơ thể đang “nóng”, ăn gừng có tính nóng vào chẳng khác nào “đổ thêm dầu vào lửa”. 

2. Người bị táo bón

Chứng táo bón phần nhiều do tình trạng nóng, thiếu nước trong ruột. Nếu ăn gừng thì sẽ khiến chứng táo bón càng thêm nghiêm trọng.

3. Người bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân

Nhóm người này do nước bọt trong cơ thể không đủ mà dẫn đến âm hư, sau đó dễ xuất hiện các triệu chứng nóng ở lòng bàn tay và chân. Bản thân gừng là một loại thực phẩm nóng, những người như vậy sau khi ăn sẽ khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.