Đợt bùng phát virus corona mới (2019-nCoV) ở Vũ Hán Trung Quốc đã khiến dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán càn quét trên toàn thế giới, đã xác nhận trường hợp nhiễm bệnh ở 26 quốc gia. Hiện nay, các tổ chức y tế và viện nghiên cứu y tế ở nhiều quốc gia đang chạy đua nghiên cứu vắc-xin cũng như thuốc điều trị liên quan. Hôm 5/2, Học viện Công nghệ Hoàng gia London của Anh đã chia sẻ thông tin có bước đột phá lớn trong nghiên cứu vắc-xin chống viêm phổi Vũ Hán, dự kiến trong tuần tới sẽ thử nghiệm trên động vật, sớm nhất có thể sử dụng cho bệnh nhân vào mùa hè.

Vắc xin, virus corona, viêm phổi Vũ Hán
(Ảnh minh họa: HQuality/Shutterstock)

Theo Daily Mail (Anh), giới khoa học Anh đang chạy đua với thời gian trước thực trạng virus corona mới khiến toàn thế giới lo ngại, hiện nay nghiên cứu của Học viện Công nghệ Hoàng gia London về vắc-xin đã có một bước đột phá rõ ràng, cơ sở nghiên cứu là sử dụng vắc-xin và thuốc virus SARS và Ebola, kết quả đã đạt được tiến bộ nghiên cứu rất khả quan. Dự kiến ​​sẽ bắt đầu thử nghiệm trên động vật vào tuần tới, nếu kết quả tốt và đủ điều kiện triển khai phát triển ở mức chuyên sâu thì sớm nhất là trong mùa hè này sẽ được áp dụng cho bệnh nhân.

Robin Shattock, giáo sư về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Công nghệ Hoàng gia London, cho biết nhóm của ông đang nỗ lực tìm thuốc khắc chế virus corona mới và hy vọng thử nghiệm sẽ thành công. Nhiều người lo lắng rằng theo thời gian, ngày càng có nhiều người bị nhiễm bệnh, thông thường vắc-xin cần khoảng 2 đến 3 năm để bước vào giai đoạn lâm sàng, nhưng lần này là trường hợp đặc biệt khẩn cấp.

Giáo sư Shattock cho rằng, nếu điều kiện công nghệ và tài trợ đủ tốt thì chỉ trong vài tháng là có thể thực nghiệm nghiên cứu và phát triển, với tình hình hiện nay thì điều này có thể là quá muộn, rất khó biết tình hình lây nhiễm sẽ lên đến mức độ nào. Do đó, tốc độ nghiên cứu và phát triển vẫn rất quan trọng.

Sau khi dịch bệnh bùng phát, Bộ trưởng Y tế của Anh là Matt Hancock đã yêu cầu phải tăng tốc triển khai nghiên cứu thí nghiệm vắc-xin. Thực tế, ngoài nước Anh thì thông tin về tiến độ hoạt động nghiên cứu phát triển vắc-xin còn có nhiều nước khác như Úc, Trung Quốc, Nga, Hồng Kông và Ý…

Trung Quốc muốn bỏ qua quyền sở hữu trí tuệ thuốc Remdesivir

Thuốc Remdesivir được phát triển bởi công ty dược phẩm Gilead Science của Mỹ dự kiến ​​sẽ dùng để điều trị cho những bệnh nhân bị nhiễm 2019-nCoV. Tuy nhiên, Viện Virus học Vũ Hán thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho biết, vào ngày 21/1 họ đã đăng ký xin được sử dụng cùng với một phòng thí nghiệm quân sự, họ cho biết hành động này là để bảo vệ lợi ích quốc gia. Tuy nhiên công ty Gilead đã phản hồi rằng vào năm 2016 họ đã nộp đơn xin quyền sở hữu trí tuệ Trung Quốc cho “virus corona dùng Radixivir ”, hiện đang chờ phê duyệt.

Hãng thông tấn AP (Associated Press) đưa tin, theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vì an toàn sinh mạng của người dân thì phía Trung Quốc có quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp để buộc doanh nghiệp phải cởi bỏ quyền sở hữu trí tuệ, nhưng phải chi trả theo giá thị trường một cách công bằng. Nếu đơn xin của Viện nghiên cứu Vũ Hán thành công thì phía Trung Quốc sẽ có lợi thế trong đàm phán chi phí và thậm chí tránh được chi phí, nhưng họ cũng có thể bị chỉ trích là lạm dụng hệ thống quản lý và buộc các công ty nước ngoài phải giao công nghệ có giá trị.

Vào tuần trước Công ty Gilead cho biết, hiện đang làm việc với cơ quan chức năng y tế Mỹ và Trung Quốc để hợp tác nghiên cứu Remdesivir, đã cho một số ít bệnh nhân trong tình trạng nguy cấp sử dụng.

Vào ngày 31/1, Tạp chí Y học New England (NEJM) đã công bố báo cáo đầu tiên về một trường hợp viêm phổi Vũ Hán ở Mỹ. Đến ngày thứ 7 kể từ khi nhập viện, bệnh nhân nam 35 tuổi bắt đầu được cho điều trị bằng thuốc Remdesivir tiêm tĩnh mạch, đến ngày thứ 8 (tức là ngày thứ 12 kể từ khi phát bệnh) thì tình trạng của người bệnh đã được cải thiện,  triệu chứng lâm sàng cũng được cải thiện.

Đội ngũ y tế cho biết, thời điểm đó vì tình hình người bệnh đang nguy hiểm hơn nên đã quyết định cho dùng Remdesivir, hiện vẫn cần nhiều thử nghiệm hơn để xác định rõ tính an toàn và hiệu quả của thuốc này.

Tuyết Mai

Xem thêm: