Khi cơ thể gặp áp lực bên ngoài như nhiễm trùng hay áp lực bên trong như các yếu tố tinh thần, thì sẽ xuất hiện tình trạng đắng miệng, khô họng, tức ngực, khó chịu, nhức đầu, táo bón và các triệu chứng hỏa khí khác.

shutterstock 1118055731
Hỏa khí dễ sinh ra các triệu chứng như đắng miệng, khô miệng, khát nước và hơi thở có mùi. (Nguồn: Shutterstock)

Hỏa khí quá mức đều là do tác động của hệ thần kinh tự chủ, chức năng nội tiết và trao đổi chất của cơ thể gây nên. Ngoài ra, sự thay đổi của thời tiết cũng sẽ ảnh hưởng đến tình trạng này.

Nếu bị bệnh trĩ và trong phân lẫn máu, thì đa số mọi người sẽ gọi là “đại tràng hỏa”; cảm mạo sinh ra tức giận gọi là “cảm mạo hỏa”; đi tiểu nhiều lần và đau râm ran gọi là “bàng quang hỏa”, đau đầu mất ngủ thì gọi là “não hỏa”. Như vậy, có rất nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến hoả khí. Mặc dù chúng không quá nghiêm trọng nhưng chúng vẫn là một cách để mô tả tình hình của bệnh nhân.

Theo lý luận của y học cổ truyền Trung Quốc, hỏa khí được chia thành thực hỏa và hư hỏa. Khi người bệnh mắc thực hỏa thì miệng sẽ khô khát, uống nước cũng không hết, ra nhiều mồ hôi, sợ nóng, phiền muộn mất ngủ, phân khô cứng và nước tiểu vàng hôi. Nó thường gặp nhất là can hỏa và vị hỏa, cho nên uống trà thảo dược có thể có tác dụng giảm hỏa hiệu quả. 

Người hư hỏa thì thường khô miệng vào ban đêm nhưng lại không thích uống nước, môi khô đỏ, hai má và tay chân hơi nóng, đổ mồ hôi đêm và mắt khô. Nhưng khi uống trà thảo dược lại cảm thấy khó chịu.

Nếu bạn muốn hiểu về hỏa khí, bạn có thể tìm hiểu lời giải thích thông qua nghiên cứu hiện đại. Ví dụ, về hệ thống thần kinh tự trị, bệnh nhân sẽ thấy nhiệt miệng, nhịp tim nhanh, thở gấp, lượng nước bọt giảm và tăng bài tiết Catecholamines trong nước tiểu. Điều này chứng tỏ hoạt động chức năng của hệ thần kinh giao cảm – thượng thận đang bị rối loạn về chức năng trao đổi chất. Hỏa khí của những bệnh này thường quá thịnh. Còn về chức năng vỏ thượng thận, cũng có các mức độ tăng cường khác nhau. Đối với hệ thống sinh sản có xu hướng được điều chỉnh hoặc rút ngắn. Về mặt nghiên cứu bệnh lý, phần lớn là biểu hiện của viêm cấp tính, sưng tấy tế bào mô, thoái hóa và hoại tử.

shutterstock 2087585167
Đối với những bệnh nhân hỏa khí, “mặt đỏ, tay chân nóng” là phản ứng của việc da bị giãn mạch, máu lưu thông nhanh, tăng thể tích máu và tăng tản nhiệt ra khỏi bề mặt cơ thể. (Ảnh: Kmpzzz/ Shutterstock)

Vì vậy, theo quan niệm y học hiện đại, đối với những bệnh nhân hay tức giận, “mặt đỏ, tay chân nóng” là phản ứng của việc da bị giãn mạch, máu lưu thông nhanh, tăng thể tích máu và tăng tản nhiệt ra khỏi bề mặt cơ thể.

“Khát nước và thích uống lạnh” là do nhiệt lượng quá dư, từ đó làm tăng sự bốc hơi nước từ bề mặt cơ thể, từ đường hô hấp và giảm tiết nước bọt.

“Cảm thấy phiền muộn mà nói nhiều” có thể là do các tế bào vỏ não dễ bị kích thích khi nhiệt độ cơ thể và quá trình trao đổi chất đã tăng lên.

“Nước tiểu ít và có màu đỏ” có thể là do nước tiểu cô đặc hoặc gia tăng các sản phẩm phân hủy bởi quá trình nhiệt lượng dư. Đặc biệt là nó liên quan đến việc tăng cường phân hủy protein và tăng các chất chuyển hóa.

Cuối cùng “Táo bón” là do nước bốc hơi quá nhiều, ruột già hấp thụ nhiều nước hơn từ các chất bên trong, dẫn đến phân quá khô và khó đi ngoài.

Muốn trị chứng hỏa khí, trước tiên cần phân biệt giữa thực hỏa và hư hỏa. Đồng thời cần biết nó thuộc tạng phủ nào, như vậy khi chữa trị mới không khiến dạ dày bị tổn thương. Vì thuốc quá đắng hay hướng điều trị sai có thể dẫn đến việc tổn thương tạng phủ nghiêm trọng. Đặc biệt, các vị thuốc dân gian phần lớn thuộc tính cay đắng, tính hàn nặng nên càng phải thận trọng, dùng các loại thảo dược quá mức để giải tỏa hỏa khí thì có thể làm hao tổn dương khí.

Ngoài ra, người có đường tiêu hóa nóng có thể ăn nhiều rau củ quả giàu chất xơ để tăng cường thúc đẩy quá trình chuyển hóa của nhu động ruột. Còn nếu phân khô cũng có thể uống mật ong và thêm một lượng chanh thích hợp để tăng cường chức năng và tốc độ đại tiện, tăng cường tiêu hóa và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.

Tác giả bài viết là phó giáo sư của Đại học Trung y và là giám đốc của Phòng khám Y học cổ truyền Trung Quốc tại thành phố Đài Trung, Đài Loan. Bài viết này được xuất bản với sự cho phép của tác giả.