Khi có sức khỏe người ta sẽ chăm chăm vào việc theo đuổi sở thích hoặc các mục tiêu trong cuộc sống. Đến khi mắc bệnh mới bắt đầu lo lắng đi tìm phương thuốc chữa bệnh. Hỏi phương thức chữa bệnh nào là tốt nhất? Đừng chờ đến lúc bệnh tật rồi mới cuống cuồng đi tìm hiểu. Cấp độ chữa bệnh cao nhất thực ra nằm ở “hai từ” này.

ca phe 1
Ăn uống sinh hoạt hài hòa, tập thể dục và giữ một tinh thần tốt, khiến bản thân khỏe mạnh hơn. (Ảnh: BRAIN2HANDS/ Shutterstock)

Cấp độ chữa bệnh cao nhất là “phòng bệnh”

Mọi người đều nghiên cứu cách “chữa bệnh”, bởi vì không trị liệu sẽ rất mệt mỏi hoặc đau đớn, khi này thân thể đã không còn được thoải mái nữa. Thậm chí, nghiêm trọng hơn, nếu như không chữa trị kịp thời thì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng trên thực tế, đã bị bệnh rồi mới đi chữa bệnh thì rất nhiều trường hợp là bất khả thi. 

Cho nên, có thể khẳng định rằng cấp độ chữa bệnh cao nhất chính là “phòng bệnh”. Người xưa đã dạy chúng ta sự thật này từ hàng ngàn năm trước. Sách ‘Hoàng Đế Nội Kinh’ viết: “Thượng công trì vị bệnh, trung công trì dĩ bệnh”, có nghĩa là một thầy thuộc có y thuật xuất sắc có thể chữa cho những người chưa mắc bệnh, còn những thầy thuốc bình thường chỉ có thể chữa cho những người đã có bệnh.

Phòng bệnh tức là có thể nhìn thấy được khuynh hướng phát triển của bệnh. Một mặt là ngăn ngừa bệnh tật trước khi nó biểu hiện và không cho phát triển thành bệnh. Mặt khác là điều trị bệnh sớm để ngăn chặn bệnh phát triển, để nó không nặng thêm.

Ví dụ: Khi bác sĩ phát hiện ra bệnh gan, họ có thể dự đoán rằng bệnh gan sẽ di căn đến lá lách. Lúc này phải bồi bổ lá lách trước, để lá lách có thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh từ gan. Đây được gọi là “điều trị dự phòng bệnh”. Trong khi có nhiều bác sĩ tuy chẩn đoán được các bệnh về gan nhưng lại không hiểu nguyên lý lây truyền bệnh lẫn nhau, chỉ chú trọng chữa gan, không biết cách phòng bệnh trước khi bệnh xảy ra.

Trạng thái giữ gìn sức khỏe cao nhất là “không bệnh tật”

Hãy nhìn vào cách mà hầu hết mọi người xung quanh bạn đối xử với cơ thể của họ. Khi có sức khỏe tốt, họ có xu hướng nuông chiều sở thích của bản thân, vui chơi mất kiểm soát, thức khuya, uống rượu bia, lười vận động, làm việc quá sức, ăn uống quá độ, mất bình tĩnh, thích nổi giận. Có thể nói cuộc sống của họ là những chuỗi ngày rất vô vị. 

Khi bạn khuyên đối phương chăm sóc cơ thể mình thật tốt, họ sẽ nghĩ: Mình không có bệnh, cần gì lo xa vậy? 

Kể cả bản thân chúng ta cũng vậy, có thể chúng ta vẫn thường làm một số hành vi gây hại cho cơ thể, nếu như tích tụ lâu ngày thì sức khỏe sẽ từ từ suy giảm.

hành động gây hại gan, thức khuya, ăn khuya
Hệ lụy từ các hành vi gây hại cho cơ thể tích tụ lâu ngày sẽ khiến sức khỏe từ từ suy giảm. (Ảnh: Tirachard Kumtanom/Shutterstock)

Chăm sóc sức khỏe có thực sự khó?

Giữ gìn sức khỏe có nghĩa là giữ gìn cơ thể, ăn uống, sinh hoạt điều độ, tập thể dục, rèn luyện những phương pháp vàng để cơ thể thoải mái và khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, cần chú trọng bổ sung những phần còn thiếu, giữ lại những phần tốt và loại bỏ những phần chưa tốt.

Mục đích lớn nhất của việc giữ gìn sức khỏe tốt là để cơ thể không bị bệnh. Nếu đợi cho đến khi bị ốm rồi mới nói về việc giữ gìn sức khỏe, thì bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội, vì như vậy là đã quá muộn. Phải nói rằng, quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe tốt là một bước vô cùng quan trọng mà nhiều người không ý thức ra được.

Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều bệnh nhân ung thư, điều gì khiến căn bệnh này trở nên đáng sợ đến như vậy? Ngoài yếu tố di truyền, phần nhiều có thể là do thói quen sinh hoạt không tốt, tâm lý không tốt hoặc thói quen xấu bên ngoài tác động vào. Chỉ là quá trình biểu hiện ra của nó là nhanh hay chậm mà thôi.

Từ dữ liệu liên quan cho thấy 60% bệnh tật của con người hiện đại đều có liên quan mật thiết đến cảm xúc. Vì vậy, muốn khỏe mạnh thì cần phải dựa vào ý thức tự giác giữ gìn sức khỏe, chứ không nên ỷ lại vào việc điều trị của bệnh viện. Cho dù kỹ thuật hay máy móc công nghệ ở bệnh viện có siêu việt đến đến đâu cũng không thể hoàn toàn đem lại sức khỏe như ban đầu cho bạn.

Nâng cao nhận thức về sức khỏe, duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, sống tích cực lạc quan, giữ vững tâm lý ổn định đều là những “bài thuốc miễn phí” nhưng lại mang đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh.

Có thể nói, tâm lý quan trọng hơn trị bệnh, giữ gìn sức khỏe hiệu quả hơn thuốc! Khi bạn cần điều trị, thì cũng là lúc bạn đã mất sức khỏe của mình. “Thuốc là tam độc”, uống thuốc ít nhiều cũng sẽ rất có hại cho cơ thể con người.

Thế cho nên “phòng bệnh” mới là phương cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tật phát sinh. Nếu hàng ngày bạn không chú trọng đến vấn đề giữ gìn sức khỏe, không chăm chỉ tập luyện để tăng cường hệ miễn dịch, thì cho dù bạn có đang sở hữu một sức khỏe tốt thì dần dần nó cũng có thể sẽ cạn kiệt. Cơ thể cũng như một cỗ máy, bạn liên tục vận hành nó nhưng không có chế độ bảo dưỡng thì sớm muộn gì nó cũng sẽ bị hư hỏng. Chờ mất đi sức khỏe rồi mới đi tìm lại sức khỏe là điều không thể.

shutterstock 133680371
Nâng cao nhận thức về sức khỏe, duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, sống tích cực lạc quan, giữ vững tâm lý ổn định đều là những “bài thuốc miễn phí” nhưng lại mang đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh. (Ảnh: Dragon Images/ Shutterstock)

Một cách tốt để tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể chính là thiền định

Nhiều bác sĩ ở Mỹ đã nghiên cứu về thiền và dùng nó để chữa bệnh. Bà Jessica Russo, một nhà tâm lý học lâm sàng đã hành nghề 19 năm ở Philadelphia, khuyến nghị cách tốt để cải thiện khả năng miễn dịch và chống lại virus là thiền định.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thiền định có thể làm giảm sự căng thẳng của hệ thống thần kinh nội tiết chính trong cơ thể. Đồng thời, thiền định làm tăng hoạt động điện não ở vỏ não trước trán, thùy trước bên phải, hồi hải mã bên phải và tất cả các phần có chức năng kiểm soát cảm xúc tích cực, ý thức, và lo lắng của não. Những bộ phận này có thể làm cho hệ thống miễn dịch trở nên hoạt động tốt hơn, cho nên phương pháp thiền định được coi là rất hiệu quả trong việc điều chỉnh hệ thống miễn dịch này.

Theo bà Jessica Russo, có nhiều phương thức để thiền, trong đó bao gồm yoga, Pháp Luân Đại Pháp, thiền chuyển động, thiền siêu việt, thiền tập trung, thiền chánh niệm và thiền tâm linh của Phật giáo hoặc Đạo giáo.

Khi đề cập đến môn tập Pháp Luân Đại Pháp, bà đã nhấn mạnh rằng: “Pháp Luân Đại Pháp là một hệ thống thiền định và thực hành dựa trên nguyên lý ‘Chân- Thiện – Nhẫn’. Bao gồm cả 5 bài công pháp rất dễ học và rất phù hợp với những người bận rộn trong cuộc sống ngày nay. Nhưng ngược lại hiệu quả về sức khỏe mà môn tập mang đến lại vô cùng nhiều.” 

Nếu không ngại, bạn cũng có thể thử ngồi thiền một chút vào sáng sớm, buổi tối hay bất cứ lúc nào bạn có thời gian. Điều này sẽ giúp bạn tăng cường năng lượng tích cực, làm tốt việc giữ gìn sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Có thể nói đây chính là liệu pháp tuyệt với nhất để mở ra cánh cửa về sức khỏe vàng cho chính cơ thể của bạn.

thiền định
Thiền định làm tăng hoạt động điện não ở vỏ não trước trán, thùy trước bên phải, hồi hải mã bên phải và tất cả các phần có chức năng kiểm soát cảm xúc của não. Hình ảnh các học viên Pháp Luân Công tại Toronto, Canada, luyện tập bài thiền định. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây.

Nghĩa Hùng, Vision Times