Trẻ em thường hay chảy nước miếng (nước dãi) khi ngủ, đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, đối với người đã thành niên, chảy nước miếng khi ngủ có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe có vấn đề.

sleep 2603545 640
Chảy nước miếng khi ngủ có thể là do tì vị hư (Ảnh Pixabay)

Nguyên nhân chảy nước miếng khi ngủ

1. Răng cửa dị dạng

Người có răng cửa dị dạng khi ngủ miệng sẽ hơi mở, không ngậm kín lại được, khiến cho răng cửa bị hở, hai môi tự nhiên tách ra, từ đó dễ bị chảy nước miếng. Trường hợp này chỉnh lại răng có thể giải quyết được vấn đề.

2. Khoang miệng không vệ sinh

Nước miếng chảy ra khi ngủ có vị mặn, dính trên gối có màu vàng nhạt, có thể là khoang miệng không được vệ sinh tốt gây ra. Khi mô chu nha và niêm mạc khoang miệng bị viêm nhiễm, sẽ kích thích tuyến nước bọt tiết dịch, cần phải dùng thuốc để chữa viêm cục bộ.

3. Có thể là vấn đề sức khỏe

Khi bị viêm niêm mạc miệng, và các bệnh về hệ thống thần kinh như tê liệt thần kinh, di chứng sau viêm não, có các triệu chứng bệnh lý do nước bọt tiết ra quá nhiều hoặc nuốt vào khó khăn. Kiến nghị cần nhanh chóng đến khoa nội thần kinh để kiểm tra chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân thực sự làm chảy nước miếng khi ngủ.

Tuy nhiên nếu bản thân không có bệnh tật nào khác, thì có thể là do tì hư. Đông y cho rằng khi tì vị hư hàn, dương khí hư tổn sẽ dẫn đến chức năng của tì mất cân bằng, không thể vận chuyển biến đổi nước bọt, tạo thành triệu chứng chảy nước miếng khi ngủ. Nếu như còn cảm thấy bụng kêu, dạ dày kêu, tốt nhất nên đi gặp bác sĩ khoa tiêu hóa để khám.

Phương pháp điều dưỡng tì hư

1. Điều dưỡng bằng ăn uống

Ăn uống cần có quy luật, ba bữa ăn cần có giờ giấc, ăn vừa đủ, không uống lạnh không ăn nguội; bình thường nên ăn nhiều đồ ăn dễ tiêu hóa, thức ăn chứa nhiều chất xơ; ăn ít đồ ăn có tính kích thích và khó tiêu hóa như đồ ăn chua cay, chiên rán, khô cứng, đồ ăn lạnh cũng cần hạn chế.

Kiêng thức ăn có tính hàn, những thức ăn làm tổn thương đến tì khí như mướp đắng, dưa leo, bí đao, cà, sơn trà, lê, dưa hấu.

2. Ăn nhiều thực phẩm kiện tì

Có thể ăn nhiều thực phẩm có màu vàng như ngô, khoai tây, ý dĩ, v.v., gạo tẻ tính bình, có công hiệu bổ tì ích khí, đây là những thực phẩm rất tốt cho cho dạ dày.

Trong Bản thảo cương mục có ghi chép về tác dụng của ý dĩ: “ích vị, kiện tì, thanh nhiệt, bổ phế, khu phong thắng ẩm”.

hat y di
Hạt ý dĩ

Thực phẩm bổ tì hư

1. Cháo gạo tẻ

Chuẩn bị gạo tẻ 50g, nho khô 10g. Cho lượng nước vừa đủ vào gạo và đun chín đến 90%, sau đó mới cho tiếp nho khô, đun đến khi cháo nhừ là được.

2. Trà hạt ý dĩ rau sam

Cách làm: hạt ý dĩ, hạt khiếm thực, hạt đậu đỏ, mỗi loại 5g; dùng nước lạnh ngâm nửa ngày, đem hạt ý dĩ xao hơi vàng, rửa sạch rồi cho cùng hạt khiếm thực, hạt đậu đỏ với lượng nước vừa đủ, đun 1  giờ, rồi cho thêm rau sam, đạm trúc diệp (cỏ lá tre), hoa hòe, trà xanh mỗi loại 1g, chuyển sang lửa nhỏ đun khoảng nửa tiếng, đợi nguội là có thể dùng được ngay.

Có công hiệu khu thấp, lợi tiểu, kiện tì, thư giãn gân cốt loại bỏ tê chân, thanh nhiệt trừ mủ.

3. Khoai lang

Khoai lang tính bình, vị ngọt, có tác dụng bổ tì, máu, ích khí, thông tiện. Người bị tì hư có thể dùng khoai lang làm thực phẩm chính để ăn thường xuyên.

4. Táo tàu

Táo tàu tính ôn, có tác dụng bổ tì vị, ích khí huyết. Theo “Thần Nông bản thảo kinh” thì táo tàu có tác dụng dưỡng tì.

Thanh Xuân

Xem thêm: