Chứng hôi miệng có liên quan mật thiết đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể, nếu mắc phải nên sớm đi khám chữa và điều trị nhằm giải quyết tận gốc căn nguyên. Hôi miệng thường xuyên tái phát, trường hợp nặng có thể gây ra tâm lý tự ti, trầm cảm, đặc biệt ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống nhóm người giao lưu xã hội nhiều…  

shutterstock 1118055731
(Nguồn: Shutterstock)

Tây y phân chia hôi miệng thành dạng bệnh lý và dạng không phải bệnh lý: dạng không phải bệnh lý là do những vấn đề trong quá trình sinh lý bình thường và mang tính thời đoạn nhất thời; dạng bệnh lý phần lớn do vấn đề bệnh bên trong hệ thống cơ thể gây ra; còn một dạng hôi miệng nữa thuộc về bệnh hôi miệng do tâm lý, bệnh có liên quan đến yếu tố tâm lý và tinh thần.

Trung và Tây y nhìn các nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng như thế nào?

Đối với Tây y

  1. Bệnh răng miệng

Chẳng hạn như bị viêm lợi, viêm nha chu, viêm mủ ổ răng, sâu răng.

  1. Bệnh liên quan đến đường hô hấp

Bệnh liên quan đến đường hô hấp và tai mũi họng như viêm amidan, lao, áp xe phổi, giãn phế quản, viêm mũi, viêm xoang, hội chứng chảy dịch mũi sau.

  1. Bệnh nội tiết

Chẳng hạn như rối loạn bài tiết trong thời kỳ kinh nguyệt.

  1. Thói quen ăn uống hàng ngày

Như hút thuốc, uống rượu, uống cà phê; ăn nhiều các thực phẩm như hành, tỏi, tỏi tây cũng dễ gây hôi miệng.

  1. Bệnh đường tiêu hóa

Chủ yếu là các bệnh lý về đường tiêu hóa trên như viêm thực quản trào ngược, u thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày mãn tính, rối loạn tiêu hóa chức năng. Nguyên nhân chủ yếu có thể liên quan đến chức năng của thực quản như chức năng khép thực quản bị ức chế, suy yếu, nơi gần môn vị không thể khép kín khiến mùi khó chịu trong dạ dày và ruột từ thực quản xâm nhập vào miệng gây hôi miệng.

Ngoài ra, các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ cao dương tính với khuẩn Helicobacter pylori ở những bệnh nhân mắc chứng hôi miệng, vì loại khuẩn đó là nguyên nhân chính gây viêm dạ dày, viêm đường tiêu hóa, ảnh hưởng hoạt động của dạ dày và đường tiêu hóa làm thực phẩm lưu lại (tích tụ bất thường trong cơ thể) quá lâu tạo ra nhiều khí có mùi hôi.

Góc nhìn của Trung y

Hôi miệng là do lục phủ ngũ tạng bị rối loạn chức năng dẫn đến nóng nội tạng, đặc biệt có quan hệ mật thiết với tỳ vị và dạ dày.

  1. Vấn đề chế độ ăn uống

Một là thích ăn đồ cay, nóng dẫn đến tích nhiệt đường tiêu hóa, dạ dày nóng khiến nhiệt độc trào ngược lên miệng gây hôi miệng. Hai là thích ăn chất béo, vị quá ngọt, dễ gây ẩm và ô nhiễm bên trong, ảnh hưởng hoạt động bình thường khỏe mạnh của tỳ vị, sinh ra hơi thở có mùi hôi.

  1. Phế nhiệt tích tụ

Thời tiết khắc nghiệt (ngoại cảm) hoặc nội thương gây viêm phổi, khiến phổi tích tụ nhiệt giữa lồng ngực và theo hơi thở bốc ra ngoài có mùi hôi. Hoặc tích tụ đờm và nhiệt ở phổi, làm thương tổn khí huyết, ứ tắc sinh bệnh, huyết ứ thành mủ, gây hôi miệng.

  1. Cảm xúc thái quá

Tính cách dễ nổi nóng dẫn đến nóng gan, rối loạn cơ chế gan, gây tỳ vị hư tổn; hoặc thường xuyên phiền muộn, lo lắng buồn phiền, dẫn đến khí sắc suy yếu, chức năng tỳ vị thất thường làm khí nhơ, khiến hơi thở có mùi hôi tanh.

  1. Bị bệnh nặng hoặc bệnh lâu ngày mới khỏi

Sau khi mới hết bệnh cơ thể suy nhược, tỳ vị hư yếu khiến hoạt động thất thường, nội sinh ẩm đục, cản trở hoạt động bình thường của tỳ vị, độ đục ẩm ướt gia tăng khiến hơi thở có mùi hôi…

Cách trị hôi miệng

  1. Kết hợp Trung và Tây y để diệt khuẩn Helicobacter pylori

Thuốc Tây y dễ bị lờn thuốc làm hạn chế khả năng triệt tiêu vi khuẩn gây thương tổn, để ngăn ngừa bệnh tái phát có thể sử dụng kết hợp thuốc Trung y và Tây y để diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori.

  1. Chú ý vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống

Tạo thói quen vệ sinh răng miệng tốt, súc miệng 15-20 phút sau bữa ăn; chú ý ăn uống vệ sinh, ăn uống thanh đạm và đa dạng nhất có thể sẽ hạn chế bị hôi miệng.

Đồ ăn còn dính trong răng và các kẽ răng lâu cũng phân hủy sinh ra mùi hôi miệng và khiến răng dễ bị sâu. Đôi khi ngay cả đánh răng cũng chưa chắc có thể lấy ra hết thức ăn bị dính chặt giữa các kẽ răng. Để ngăn chặn tình trạng này và giảm chứng hôi miệng, hoặc là dùng chỉ nha khoa để lấy hết đồ ăn thừa còn dính giữa các kẽ răng ra, hoặc dùng tăm nước xịt để lấy toàn bộ thực phẩm còn dính trong các ngóc ngách của răng trước khi đánh răng.

  1. Pha chế trà uống hạn chế hôi miệng

Người có tỳ vị hư hàn thường hôi miệng, miệng nhớp nháp, chân tay uể oải, nặng nề, hay nặng đầu, tức ngực, chướng bụng, kém ăn, phân lỏng, chất lưỡi trắng nhớt.

Dùng trà dược liệu: Hoắc hương núi (phú vĩ nhám), lá tía tô, liên kiều, địa cốt bì, hoa cúc, bạc hà.

Cách làm: Nấu sôi hỗn hợp các vị dược liệu và để khoảng 10 phút cho nước dược liệu đậm đà trước khi uống.

Hoa Hạ, theo Vision Times

Xem thêm: