Chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ (OSA) là một dạng bệnh lý có khả năng gây nguy hiểm nhưng thường các bệnh nhân đều không biết mình đang bệnh vì hiện tượng ngưng thở chỉ xảy ra trong lúc ngủ. 

Chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ
Bệnh nhân mắc chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ dễ mắc nhiều bệnh nguy cơ cao khác, việc phát hiện và điều trị y tế kịp thời là rất quan trọng. (Ảnh: Antonio Guillem/ Shutterstock)

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (Obstructive Sleep Apnea – OSA) là một chứng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng. Bệnh lý này có các biểu hiện như ngừng thở hoàn toàn (apnea) hoặc giảm rõ rệt luồng không khí (hypopnea) trong khi ngủ, có thể kéo dài hơn 10 giây và trong trường hợp ngưng thở hoặc giảm thở nghiêm trọng hơn, có thể kéo dài từ 30 đến 60 giây.

Là một căn bệnh nguy hiểm, OSA sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị OSA có tỷ lệ mắc phải cao huyết áp, suy tim sung huyết, tai biến mạch máu não, trào ngược dạ dày thực quản, tiểu đường Loại 2, trầm cảm và thậm chí tử vong sớm. Trong cuộc sống hàng ngày, bệnh nhân OSA cũng có thể bị chấn thương trong công việc và tai nạn xe hơi do buồn ngủ.

Trang web dành riêng cho OSA là StopBang.ca báo cáo rằng những bệnh nhân OSA không được điều trị chỉ sống trung bình 58 tuổi, thấp hơn rất nhiều so với tuổi thọ trung bình là 78 ​​tuổi đối với nam giới và 83 tuổi đối với nữ giới.

Đồng thời, OSA cũng là một bệnh khó phát hiện. Một số bệnh nhân không biết rằng họ đang ngủ ngáy hoặc bị ngưng thở khi ngủ trừ khi bị đánh thức vì đường thở bị tắc nghẽn quá mức hoặc được người khác phát hiện ra.

Theo báo cáo của trang web StopBang.ca, ước tính 82% nam giới và 92% phụ nữ mắc chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở mức độ trung bình đến nặng chưa được chẩn đoán.

Trang web StopBang.ca gợi ý rằng mọi người có thể tự dự toán nguy cơ rủi ro OSA bằng cách kiểm tra xem mình có những biểu hiện dưới đây hay không:

1. Ngáy to

Nếu tiếng ngáy to đến nỗi những người bên ngoài có thể nghe thấy ngay cả khi đã đóng cửa hoặc bạn cùng phòng không thể chịu nổi mà phải đánh thức bạn, thì bạn là có nguy cơ cao mắc OSA .

Tuy nhiên, một số bệnh nhân khi ngủ không ngáy mà lại phát ra tiếng nghẹn hoặc thở khò khè.

2. Mệt mỏi trong ngày

Met moi lo do vi an khong du
(Ảnh: Kite_rin/Shutterstock)

Thường xuyên cảm thấy buồn ngủ trong ngày đến nỗi có thể ngủ gật khi đang lái xe hoặc nói chuyện với mọi người.

Theo CNN Health, cô Rebecca Robbins, đồng tác giả cuốn sách “Sleep”, cho biết triệu chứng đặc trưng của OSA là có thể ngủ thiếp đi bất cứ khi nào có cơ hội, chẳng hạn như sau khi ăn trưa hoặc khi đang xem phim, kèm theo đó là mệt mỏi và ngủ ngáy.

3. Ngừng thở được phát hiện bởi bạn đời

Nhiều người không biết rằng họ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ, nhưng vợ/chồng của họ có thể nhận biết được điều đó thông qua các hiện tượng như không thở, ngáy, ho và thở hổn hển. Lúc này bạn nên tìm lời khuyên từ chuyên gia về giấc ngủ, cô Robbins nói.

4. Cao huyết áp

Những người đã hoặc đang điều trị bệnh cao huyết áp.

5. Chỉ số khối cơ thể (BMI)

muỗi đốt, béo phì, muỗi hút máu
(Ảnh: Shutterstock)

Những người béo phì hoặc cực kỳ béo phì (chỉ số BMI 35 trở lên) dễ bị OSA. Lý do là vì những người thừa cân không thể thở dễ dàng do đường thở bị chèn ép vì tích tụ mỡ ở miệng, lưỡi và cổ.

6. Dấu hiệu ở người trên 50 tuổi

Những người trên 50 tuổi vòm miệng mềm dài và trương lực cơ cổ bị suy yếu có thể bị OSA.

7. Cổ to

Vòng cổ lớn có thể do béo phì hoặc do di truyền. Một người có nguy cơ mắc OSA nếu cổ áo sơ mi của họ lớn hơn 43 cm đối với nam và 40,6 cm đối với nữ.

Những người có cổ dày hơn có thể có đường thở hẹp hơn và mỡ tích tụ gần đường hô hấp trên, có thể cản trở hô hấp.

8. Nam giới

Nam giới có nguy cơ phát triển OSA cao hơn. Một bài báo được xuất bản bởi Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy, rối loạn nhịp thở khi ngủ xảy ra ở 24% nam giới trẻ – trung niên và 9% phụ nữ trẻ -trung niên; 70% đàn ông lớn tuổi và 56% phụ nữ lớn tuổi. Lý do cho sự khác biệt này giữa 2 giới có thể là do so với phụ nữ, nam giới có đầu lưỡi béo hơn, nửa người trên nhiều mỡ hơn, đặc biệt là nhiều mỡ cổ và mỡ bụng. Tuy nhiên, phụ nữ sau mãn kinh bị OSA tăng nhiều.

Tự tính điểm nguy cơ mắc chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ:

1. Nếu với 8 mục ở trên, bạn trả lời có:

  • Từ 0-2 mục: Rủi ro OSA thấp;
  • Từ 3-4 mục: Rủi ro OSA trung bình;
  • Từ 5-8 mục: Rủi ro OSA cao;

2. Nếu bạn trả lời có cho 2 trong 4 câu hỏi đầu tiên và bạn là nam, hoặc chỉ số BMI của bạn > 35, hoặc chu vi cổ của bạn lớn, bạn có nguy cơ cao mắc OSA.

Nếu bạn có nguy cơ mắc OSA, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ cơ sở y tế hoặc trung tâm về giấc ngủ được chứng nhận. Bác sĩ có thể kiểm tra cổ họng, mũi và cổ của bạn; hỏi về việc sử dụng thuốc của bạn; đồng thời có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu hoặc theo dõi giấc ngủ.

Điều trị chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ

“Căn bệnh này ảnh hưởng đến ít nhất 25 triệu người Mỹ trưởng thành, hầu hết trong số họ vẫn chưa được điều trị”, Tiến sĩ Timothy Morgenthaler, chủ tịch của Học viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ, cho biết trong một bài báo. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chăm sóc y tế kịp thời cho một số bệnh nhân bị OSA có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng. 

Các phương pháp điều trị OSA hiện tại bao gồm:

  • Giảm cân: Có thể làm giảm đáng kể hoặc thậm chí loại bỏ chứng OSA do sự mất khối lượng mô trong miệng, lưỡi và cổ, từ đó làm giảm áp lực lên đường thở.
  • Thay đổi lối sống: Chẳng hạn như bỏ thuốc lá, rượu, v.v.;
  • Tránh nằm ngửa khi ngủ: Chẳng hạn như đeo các thiết bị đặc biệt ở thắt lưng, lưng hoặc cổ để điều chỉnh tư thế ngủ;
  • Áp dụng phương pháp Thở áp lực dương liên tục (CPAP): Sử dụng một máy bơm không khí nhỏ để tạo áp lực đẩy không khí vào phổi qua mặt nạ mũi để giữ cho đường thở luôn thông thoáng;
  • Điều trị bằng thiết bị răng miệng: Dùng dụng cụ bảo vệ miệng đặc biệt và các thiết bị khác;
  • Liệu pháp phẫu thuật: Bao gồm chỉnh sửa vách ngăn bị vẹo, chỉnh sửa amidan phì đại, phẫu thuật giảm cân.
  • Thường xuyên tập thể dục hoặc thiền định: Thiền định là cách dưỡng sinh hiệu quả, có tác dụng giảm huyết áp, điều hòa nhịp thở, quá trình trao đổi chất và nhịp tim, do đó đưa đến hiệu quả trị bệnh.
phap luan cong thien dinh x
Ngồi thiền theo phương pháp khí công của Pháp Luân Công
Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây.

Mộc Lan (t/h)

Xem thêm: