Vắc-xin bất hoạt viêm phổi Vũ Hán do Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm Group) phát triển đã được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phê duyệt “đưa ra thị trường có điều kiện” vào ngày 30/12/2020. Đây cũng là loại vắc-xin ngừa viêm phổi Vũ Hán đầu tiên của Trung Quốc được phép sử dụng rộng rãi ở quốc gia này. Tuy nhiên mới đây, một chuyên gia về vắc-xin Trung Quốc cho biết ông đã đọc hướng dẫn sử dụng của vắc-xin Sinopharm, trong đó đề cập đến 73 tác dụng phụ sau khi tiêm. Ông chỉ trích đây là “vắc-xin không an toàn nhất trên thế giới”.

p2852181a314492657
Ông Đào Lê Nạp (Tao Lina), một chuyên gia về vắc-xin Trung Quốc, nhận định rằng vắc-xin Sinopharm là “vắc-xin không an toàn nhất trên thế giới.” (Ảnh Internet).

Gần đây, các kênh truyền thông ĐCSTQ đã ra sức thổi phồng về vắc-xin Trung Quốc, kể chuyện Tổng thống Philippines hay các doanh nhân giàu có Nhật Bản đã lén lút buôn lậu hoặc nhập lậu vắc-xin sản xuất tại Trung Quốc, cố gắng tạo ra một xu hướng mà ngay cả người nước ngoài cũng “mơ ước” về loại vắc-xin Trung Quốc này. Tuy nhiên, vắc-xin sản xuất tại Trung Quốc xưa nay đã có quá nhiều hồ sơ đen tai tiếng, mà cũng chưa thấy có quan chức cấp cao nào của đảng làm gương như các nhà lãnh đạo phương Tây “đi đầu trong việc tiêm chủng”. Vậy nên, người dân Trung Quốc đối với vắc-xin nội nhìn chung cũng không mấy tin tưởng.

Ngày 5/1/2021, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc một lần nữa thông báo rằng họ sẽ đáp ứng nhu cầu tiêm chủng ngừa virus corona mới (còn được gọi là virus Trung Cộng, virus Vũ Hán) của các nhóm người trọng điểm ở giai đoạn hiện tại. Công ty Sinopharm Trung Sinh Bắc Kinh (Sinopharm Zhongsheng Beijing), công ty Sinopharm Trung Sinh Vũ Hán (Sinopharm Zhongsheng Wuhan ) và công ty Khoa Hưng Trung Duy Bắc Kinh (Beijing Kexing Zhongwei) đã bắt đầu tăng tốc sản xuất. Hiện tại, 18 công ty ở Trung Quốc đã tiến hành gia tăng năng lực sản xuất vắc-xin, có thể đáp ứng nhu cầu tiêm chủng quy mô lớn ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, chuyên gia về vắc-xin Trung Quốc, ông Đào Lê Nạp (Tao Lina) mới đây trên WeChat cho biết, ông đã nhận được phiên bản điện tử mới nhất của tờ hướng dẫn sử dụng vắc-xin Sinopharm, tên sản phẩm “Zhong Ai Kewei” (Chúng Ái Khả Duy), ngày phê duyệt 30/12/2020. Chỉ cần xem qua một lượt đã khiến ông cảm thấy như đang hít “một hơi lạnh”.

Chuyên gia Đào cho biết thêm, “Tôi đã đếm cột ‘phản ứng có hại’, có đến 73 phản ứng có hại loại cục bộ/toàn thân.” Ông cũng liệt kê các tác dụng phụ được đề cập trong hướng dẫn. 

Các tác dụng phụ thường gặp tại chỗ tiêm bao gồm: đau, thỉnh thoảng đỏ ửng, sưng tấy, kết cứng, phát ban da, ngứa và các tác dụng phụ hiếm gặp bao gồm nổi ban đỏ.

Đối với các phản ứng có hại toàn thân, tờ hướng dẫn đề cập đến “chứng đau đầu là rất thường xuyên gặp”, sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, ho, khó thở, buồn nôn, tiêu chảy, ngứa da, v.v. cũng là các triệu chứng “thường gặp“, các tác dụng phụ không thường xuyên bao gồm: chóng mặt, chán ăn, nôn mửa, đau hầu họng, khó nuốt, sổ mũi, táo bón, dị ứng.

Hướng dẫn cũng liệt kê các tác dụng phụ hiếm gặp và rất hiếm gặp. Các tác dụng phụ hiếm gặp bao gồm: phản ứng dị ứng cấp tính, thèm ngủ, mệt mỏi, khó ngủ, hắt hơi, viêm mũi họng, nghẹt mũi, khô họng, cúm, suy giảm cảm giác, đau chân tay, đánh trống ngực, đau bụng, phát ban, bất thường về da và niêm mạc, mụn trứng cá, đau mắt, khó chịu ở tai, nổi hạch.

Các tác dụng phụ rất hiếm gặp bao gồm: ớn lạnh, khó tiêu, mất vị giác, dị cảm, run, rối loạn chú ý, chảy máu cam, hen suyễn, kích ứng cổ họng, viêm amidan, khó chịu ở chân tay, đau cổ, đau hàm, sưng cổ, loét miệng, đau răng, bệnh thực quản, viêm dạ dày, đổi màu phân và nước tiểu, đau mắt, mờ mắt, ngứa mắt, giảm thị lực, đau tai, hồi hộp, cao huyết áp, hạ huyết áp, tiểu tiện không tự chủ, chậm kinh nguyệt.

p2852191a931269156

p2852201a879061720
Hướng dẫn sử dụng bản mới nhất của vắc-xin Sinopharm. (Nguồn ảnh: Weibo)

Kết quả của thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba của vắc-xin này khẳng định có hiệu quả ngừa 79%, kém hơn nhiều so với vắc-xin do công ty dược phẩm Pfizer, Hoa Kỳ và công ty công nghệ sinh học BioNTech, Đức. Cộng thêm một loạt các phản ứng phụ nêu trên, chuyên gia Đào Lê Nạp không thể không nói thẳng rằng “Không có vắc xin bất hoạt nào có nhiều loại phản ứng bất lợi hơn vắc-xin ‘Chúng Ái Khả Duy’ (Zhong Ai Kewei)”. Hơn nữa, bác sĩ Đào có thể xác định số lượng phản ứng có hại của vắc-xin này, điều này “trước nay hoàn toàn chưa từng có”.

Chuyên gia Đào Lê Nạp cho biết thêm, một đồng nghiệp bác sĩ của ông đã gọi đùa đây là “một bản miễn trừ trách nhiệm rất dài”, miễn là được ghi trong danh sách các phản ứng có hại trong hướng dẫn sử dụng, thì bệnh nhân sẽ không được bồi thường cho những phản ứng này sau khi dùng vắc-xin.

Tuy nhiên, ông cho rằng chính quyền Trung Quốc tiêm miễn phí cho người dân, có nghĩa là nếu trong tương lai có người bị phản ứng bất lợi sau khi tiêm vắc xin, công ty sẽ không cần phải bồi thường, nhưng tài chính của tỉnh sẽ chi trả. Công ty chỉ chi trả tiền bồi thường đối với vắc-xin do người tiêm tự trả tiền.

Nói cách khác, những người được tiêm vắc xin miễn phí nếu xảy ra chuyện, rồi cũng khó tìm ra căn cứ để nói chuyện phải trái.

Chuyên gia Đào Lê Nạp cuối cùng đã viết: Chúng Ái Khả Duy (Zhong Ai Kewei), Chúng Ái Khả Duy, Chúng Ái Khả Duy, Chúng Nhân Ái Nhĩ (Mọi Người Đều Yêu Bạn), không nói chuyện khoa học, thì cũng có thể duy trì sự ổn định (chính trị).

Tính đến thời điểm này, các bài đăng liên quan của ông Đào đều đã bị xóa mà không rõ lý do.

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc trước đó tuyên bố sẽ tiêm phòng miễn phí cho toàn dân, đồng thời ưu tiên cho “đồng bào Đài Loan” tiêm vắc-xin này. Hội đồng Các vấn đề Đại lục của Đài Loan hôm thứ Năm tuần trước đã kêu gọi ĐCSTQ không được dùng người Đài Loan làm vật thử nghiệm.

Các kênh truyền thông của ĐCSTQ trước đó đã đưa tin rằng, tính đến cuối năm ngoái, 4,5 triệu người đã được tiêm vắc-xin ‘Chúng Ái Khả Duy’ (Zhong Ai Kewei). Sinopharm là một trong những nhà sản xuất vắc-xin lớn nhất ở Trung Quốc. Công ty này dự kiến ​​sẽ sản xuất hơn 1 tỷ liều vắc-xin bất hoạt ngừa virus corona mới vào cuối năm 2021.

Lê Tiểu Quỳ, Vision Times tiếng Trung

Xem thêm: