Cùng với sự phát triển của mạng xã hội hiện đại, phương thức giao tiếp của con người ngày càng dựa nhiều hơn vào các công cụ điện tử, việc sử dụng các nền tảng xã hội đã trở thành một phần trong cuộc sống. Trong khi Internet mang lại tốc độ và sự tiện lợi, nó cũng dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như lo lắng và trầm cảm.

shutterstock 1810522540
(Ảnh minh họa: Chatchai.wa / Shutterstock)

Một nghiên cứu từ Đại học Bath cho thấy những người ngừng sử dụng mạng xã hội trong 1 tuần đã thấy chứng trầm cảm và lo lắng của họ được cải thiện đáng kể. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí “Cyberpsychology, Behavior, and Social Networking” (Tâm lý học Internet, hành vi và quần thể xã hội) của Hoa Kỳ vào ngày 10/5.

Một nghiên cứu trước đó của Úc đã chỉ ra rằng những người không sử dụng ứng dụng hẹn hò ít bị lo âu, trầm cảm và chán nản hơn những người sử dụng ứng dụng này.

Trang web sức khỏe tâm thần HelpGuide đã đăng một bài viết có tiêu đề “Truyền thông xã hội và sức khỏe tâm thần”, chỉ ra rằng chứng mặc cảm, sợ bị bỏ lỡ (FOMO), cô lập, trầm cảm và lo lắng, bắt nạt trên mạng Internet và chỉ quan tâm đến bản thân là những mối nguy hiểm chủ yếu nhất của mạng xã hội.

Sử dụng mạng xã hội quá mức cũng tương đương với nghiện ma túy. Tất nhiên, không phải tất cả các loại ma tuý đều giống nhau. Điều tương tự cũng xảy ra với các nền tảng truyền thông xã hội.

Các kênh truyền thông xã hội vận hành tương tự như rượu và các loại ma túy, heroin và cocaine. Các ứng dụng như Snapchat, Instagram, Facebook và Twitter cũng tồn tại nhiều vấn đề.

Tuy nhiên TikTok, ứng dụng được tạo ra bởi ByteDance, công ty có quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Trung Quốc, thậm chí còn tệ hơn nữa. Trên thực tế, nền tảng này đã được gắn nhãn là trang web truyền thông xã hội “gây nghiện nhất”, được ví như ma tuý đá phiên bản kỹ thuật số (digital cocaine crack)

Trong đó những người trẻ tuổi dành trung bình 12 giờ 12 phút cho ứng dụng mỗi tuần, tức là tương đương với hơn 2 ngày/tháng, 24 ngày/năm.

Lướt qua cuộc sống “muôn màu muôn vẻ” của mọi người trên mạng Internet có thể khiến con người trở nên ghen tị và bất mãn, mà quên mất rằng đó chỉ là phần “cắt dán” của người khác, chứ không phải cuộc sống thực.

Bởi cuộc sống thực là sự chung sống giữa bóng tối và ánh sáng, giữa niềm vui và nỗi buồn. “Sao họ lại tốt hơn tôi?”, kiểu ghen tị và so sánh vô thức này là nguyên nhân chính dẫn đến sự tự ti, trầm cảm và lo lắng.

Những người mắc chứng “sợ bỏ lỡ” luôn sợ bị bỏ sót thông tin nào đó, nên họ liên tục vuốt điện thoại di động mọi lúc mọi nơi. Nhiều người nhận thức được những vấn đề mà mạng xã hội mang lại, nhưng họ không thể thoát khỏi chúng.

V64sflGAvcuHbw6egraefJIzK
Những người mắc chứng “sợ bỏ lỡ” luôn sợ bị bỏ sót thông tin nào đó, nên họ liên tục vuốt điện thoại di động mọi lúc mọi nơi. (Ảnh minh họa: tartanparty / Shuttserstock)

Ông Sean Parker, cựu giám đốc điều hành Facebook, từng nói rằng ý tưởng của mạng xã hội là “làm thế nào để tiêu tốn nhiều thời gian và sự chú ý của người dùng hơn”.

Các nhà thiết kế sử dụng tâm lý thích giao tiếp của con người, để tạo ra những phần mềm này có thể khiến mọi người cảm thấy được kết nối với người khác mọi lúc, và thông qua một số thiết kế chi tiết, hướng dẫn và khuyến khích người dùng sử dụng liên tục, cuối cùng là phát triển thành thói quen sử dụng ổn định.

Ví dụ, khi nhận được lượt thích, não người sẽ tiết ra “hormone hạnh phúc” dopamine, từ đó kích thích mọi người đăng hoặc xem nhiều nội dung hơn. “Kỹ thuật dẫn dụ” này chính xác là thứ khiến truyền thông xã hội khó bị loại bỏ, thậm chí trở nên rất thú vị.

Nhưng khi rời khỏi nền tảng xã hội, con người vẫn phải đối mặt với mọi thứ trong thực tế. Con người không ngừng chuyển đổi giữa vẻ đẹp ảo và thực tế, và dưới sự so sánh này, bạn sẽ cảm thấy không như ý trong cuộc sống thực.

Bà Trịnh Kiệt, một chuyên gia từ Khoa Thần kinh tại Đại học Tokyo, Nhật Bản, nói với Epoch Times rằng những tòa nhà cao chót vót đã phá vỡ tình trạng láng giềng gần gũi trong quá khứ, tần suất giao tiếp xã hội khi còn trẻ kém xa thế hệ trước. Khi lớn lên, với sự lên ngôi của điện thoại thông minh và Internet, ngày càng nhiều người trẻ rơi vào tình trạng “sôi nổi trên mạng, trầm mặc ngoài đời”.

Bà Trịnh Kiệt đề nghị, hãy thoát ra khỏi tình trạng “lệ thuộc vào điện thoại di động” như: Thiết lập các giới hạn hợp lý và thảo luận với thanh thiếu niên về cách tránh các kênh truyền thông xã hội can thiệp vào các hoạt động, giấc ngủ, chế độ ăn uống hoặc lớp học của các em, cố gắng cải thiện sự tự tin và lòng can đảm của trong giao tiếp xã hội, đừng so sánh điểm yếu của mình với thế mạnh của người khác, đừng quá khắt khe với bản thân, chỉ cần cố gắng hết sức, không thành công cũng không sao và học cách nói chuyện với gia đình và bạn bè về những rắc rối của bản thân.

Bà nhấn mạnh rằng việc giảm sử dụng mạng xã hội, khuyến khích thanh thiếu niên tương tác và giao tiếp trực tiếp với bạn bè, sẽ khiến các em hạnh phúc hơn, cũng như giảm nguy cơ lo lắng và trầm cảm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với thanh thiếu niên dễ mắc chứng rối loạn lo âu trong giao tiếp.

Bà Diệp Nhã Hinh, giám đốc Trung tâm sức khỏe tâm thần của Quỹ John Tung Foundation Đài Loan, tin rằng hầu hết mọi người sử dụng điện thoại di động của họ từ khi thức dậy vào buổi sáng và đi ngủ vào ban đêm; hầu hết các bài đăng trên các nền tảng xã hội được đặt câu hỏi, mô tả các sự kiện, hoặc chia sẻ khoảnh khắc cuộc sống, v.v. thu hút mọi người xem và phản hồi. Nhưng nếu diễn ra quá lâu, chúng sẽ ảnh hưởng đến thói quen hàng ngày, cũng như sức khỏe thể chất và tinh thần.

Bà Diệp Nhã Hinh gợi ý rằng việc giảm thời gian sử dụng có thể bắt đầu từ nửa tiếng, đặt đồng hồ báo thức nhắc nhở, sau đó tăng dần thời lượng “giảm thời gian sử dụng”; đồng thời lên kế hoạch sắp xếp thời gian rảnh rỗi, như giúp người nhà mua đồ ăn, chuẩn bị bữa tối, làm việc nhà, xem video và thậm chí là ngồi ngơ ngẩn, v.v., đưa niềm yêu thích mới vào cuộc sống thực.

Bình Minh (t/h)