Gần đây, một nhà nghiên cứu Đài Loan đã vô tình tiếp xúc với mầm bệnh COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán) trong phòng thí nghiệm P3 và bị nhiễm biến thể Delta, phá vỡ giai đoạn Đài Loan không có trường hợp nhiễm mới nào. Cả phòng thí nghiệm P3 và P4 đều là những nơi thực hiện các thí nghiệm sinh học có nguy cơ cao. Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc (Lin Xiaoxu), một nhà virus học người Mỹ từng phụ trách phòng thí nghiệm tại Khoa Virus học thuộc Viện Nghiên cứu Quân đội Mỹ đã chia sẻ trải nghiệm những vấn đề quan trọng nhất trong hoạt động của phòng thí nghiệm. Dưới đây là phần khái quát nội dung chính cuộc phỏng vấn:

Virusdoc Sean Lin scaled
Tiến sĩ Sean Lin (Lâm Hiểu Húc), chuyên gia về virus học từng phụ trách phòng thí nghiệm virus của Viện Nghiên cứu Quân đội Mỹ. (Nguồn: Epoch Times)

Cấp độ nguy hiểm của hệ thống phòng thí nghiệm

“Mức độ an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm được chia thành 4 mức với độ rủi ro từ thấp đến cao là P1, P2, P3 và P4. Phòng thí nghiệm P4 (mức 4) có rủi ro cao nhất và phòng thí nghiệm P3 (mức 3) có rủi ro cao thứ hai.

Việc phân loại này căn cứ vào mức độ gây hại cho cơ thể con người của mầm bệnh trong thí nghiệm và vấn đề có hay không phương án điều trị cho con người.

Phòng thí nghiệm P1 là loại phổ biến nhất, chủ yếu là vi khuẩn có nguy cơ thấp như trực khuẩn lị (escherichia coli). Phòng thí nghiệm P2 có thêm bảng điều khiển an toàn sinh học, có thể thực hiện các xét nghiệm trên nhiều loại vi khuẩn, virus và nấm. Các phòng xét nghiệm của trường đại học và phòng xét nghiệm mẫu của bệnh viện hầu hết là loại P2.

Đối với thí nghiệm P3 thì khả năng lây nhiễm sang người của mầm bệnh nghiên cứu tại đây là rất cao, virus có thể lây lan từ các giọt bắn sang không khí. Những virus và vi khuẩn này nguy hiểm cao hơn và khó điều trị hơn. Ví dụ, loại virus cúm H5N1, virus HIV (virus AIDS)…  

Nhưng nguy hiểm nhất là mầm bệnh được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm P4 vì khả năng gây bệnh mạnh, khởi phát nhanh, bệnh nặng và không có thuốc điều trị hiệu quả, người nhiễm bệnh sẽ chết sớm. Ví dụ, virus Ebola, virus Lhasa…

Các phòng thí nghiệm P3 và P4 rất nguy hiểm nên cấp độ bảo vệ các nhà nghiên cứu về mọi mặt và tránh mọi khả năng rò rỉ mầm bệnh. Đồng thời, ngoài việc thực sự tuân thủ các quy định và quản lý phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu cũng phải có ý thức cao về an toàn.

Có lần thực hiện một thí nghiệm virus HIV trong phòng thí nghiệm P3, tôi đã gặp một tình huống: tôi dùng máy ly tâm để thu virus HIV có nồng độ cao, sau khi máy ly tâm dừng lại, tôi thấy có chút dấu vết dịch nuôi cấy virus màu đỏ bên ngoài nắp của máy ly tâm.

Cảnh giác lúc này: không được mở nắp máy ly tâm vì không biết bên trong có bị vỡ ống làm rò rỉ dịch nuôi cấy virus hay không. Đồng thời phải thông báo ngay cho nhân viên phòng thí nghiệm rằng tại đây có thể có rò rỉ virus. Sau khi chuẩn bị thêm thiết bị bảo vệ, có thể bật máy ly tâm và tiến hành bước tiếp theo. Toàn bộ phòng thí nghiệm sẽ được khử trùng hoàn toàn và sau đó hai tuần mới mở cửa trở lại để nhân viên vào làm việc.

Thực hiện các thí nghiệm trên động vật là nguy hiểm hơn và cần ý thức cảnh giác phòng ngừa cao hơn.

Ví dụ, động vật để thí nghiệm có nhiều kích cỡ khác nhau, có những loài rất khó kiểm soát. Viện nghiên cứu trước đây tôi làm có một nơi chuyên nuôi muỗi, loài muỗi này có mầm bệnh của bệnh sốt xuất huyết và được nuôi trong phòng cách ly để nghiên cứu đường lây truyền của virus.

Vấn đề là những con muỗi bay này rất nhỏ, ngay cả khi chúng bị cô lập thì vẫn sẽ có những con không biết bay ra được từ đâu, vì vậy phòng thí nghiệm luôn chuẩn bị những chiếc vợt muỗi nhỏ để bắt muỗi, nhưng thỉnh thoảng muỗi vẫn bám vào quần áo và được đưa sang các phòng khác. Thậm chí đã có trường hợp nhà nghiên cứu đã mang đầy đủ trang bị bảo hộ nhưng cũng không hiểu sao vẫn bị muỗi đốt. Nghĩa là phải luôn thật cẩn trọng ở mọi lúc mọi nơi.”

Rất nhiều trường hợp rò rỉ virus là do sơ xuất

“Theo báo chí Đài Loan đưa tin, cựu nữ nghiên cứu viên bị nhiễm COVID-19 và phòng thí nghiệm P3 nơi cô làm việc đã không thực hiện đúng quy trình (SOP) các khâu từ vấn đề xử lý khi bị muỗi đốt đến vệ sinh phòng thí nghiệm và loại bỏ thiết bị bảo hộ.

Tin từ Đài Loan này thật đáng tiếc, đây là một sơ suất rất lớn trong công tác quản lý phòng thí nghiệm. Trong phòng thí nghiệm cấp này, dù chỉ là kim đâm một chút hay có dung dịch thao tác với virus trên mặt bàn cũng phải được ghi chép và giải thích rõ ràng. Bất cứ vật gì bị chuột cắn phải báo cáo cấp trên ngay lập tức và xử lý cách ly. Do đó, trong sự cố này, từ vấn đề quản lý phòng thí nghiệm và đào tạo nhân sự chắc chắn đều có vấn đề.

Nhà nghiên cứu bị nhiễm mầm bệnh trong phòng thí nghiệm là vấn đề thường xuyên xảy ra tại khắp nơi trên thế giới, thậm chí sau khi nhà nghiên cứu bị lây nhiễm còn gây nhiễm cộng đồng. Nguyên nhân có thể là do máy móc, thiết bị thí nghiệm có vấn đề khiến mẫu thí nghiệm bị rò rỉ, nhưng thường là do nhà nghiên cứu không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình làm việc.

Dịch SARS tái bùng phát vào năm 2004 do một số nhân viên phòng thí nghiệm ở Bắc Kinh bị nhiễm bệnh do sai sót trong thao tác, nhưng sơ suất không báo kịp thời, sau đó nhân viên phòng thí nghiệm đã đi đến những nơi khác và cuối cùng gây lây nhiễm cho cộng đồng.

Năm 2019, một vụ rò rỉ Brucella đã xảy ra tại một nhà máy sản xuất dược phẩm sinh học ở Lan Châu – Trung Quốc. Nguyên nhân là do vấn đề mẫu thử nghiệm không bị vô hoạt hoàn toàn sau ngày hết hạn, kết quả là hơn 60 người trong phòng thí nghiệm đã bị nhiễm bệnh và ít nhất hơn 3000 người trong toàn thành phố đã bị nhiễm bệnh.

Trong phòng thí nghiệm có rủi ro cao, ngay cả việc ngủ gật cũng là một hành động nguy hiểm. Thao tác của một số thí nghiệm rất nhàm chán, phải liên tục lặp đi lặp lại một hành động, ghim các ống nghiệm vào từng lỗ mẫu, nhà nghiên cứu rất dễ ngủ gật nhưng vẫn phải cố gắng tỉnh táo.”

Quản lý toàn cầu phân bố phòng thí nghiệm P4 là thách thức lớn nhất

phongnghiencuuP4
Phòng thí nghiệm virus cấp 4 P4 duy nhất của Trung Quốc nằm tại Vũ Hán (Ảnh: Weibo)

Các phòng thí nghiệm P4 là nguy hiểm nhất, còn được gọi là “phòng thí nghiệm ma quỷ”, trên thế giới có 59 phòng thí nghiệm: 25 ở châu Âu, 14 ở Bắc Mỹ, 13 ở châu Á, 4 ở Úc và 3 ở châu Phi. Chúng được đặt tại 23 nước trên thế giới.

Việc thành lập quy mô lớn các phòng thí nghiệm P3 và P4 chủ yếu hy vọng thu thập được nhiều mẫu virus hơn trên toàn cầu để ứng phó với dịch bệnh toàn cầu và dự đoán làn sóng đại dịch tiếp theo là virus nào. Nhưng thực tế lịch sử loài người chưa bao giờ dự đoán chính xác được việc bùng phát virus gây đại dịch.

Ngược lại việc xây dựng ồ ạt các phòng thí nghiệm càng làm tăng rủi ro. Liệu phòng thí nghiệm P4 có thể được quản lý một cách hiệu quả hay không là một câu hỏi lớn.

Hầu hết các phòng thí nghiệm P4 toàn cầu được tài trợ bởi Viện Y tế Quốc gia (NIH) của Mỹ và được hỗ trợ bởi các trường đại học Mỹ để giám sát vấn đề an toàn ở các nước khác nhau. Quản lý phòng thí nghiệm bao gồm: vận hành phòng thí nghiệm có duy trì an toàn được liên tục hay không, các hoạt động chính có được thực hiện hay không, có thực hiện tốt kiểm tra an toàn theo định kỳ hay không, và có duy trì liên tục việc đào tạo chuyên gia hay không.

Công tác an toàn trong vận hành phòng thí nghiệm là vấn đề quan trọng nhất trong ngành này, nhưng chỉ 25% nước có phòng thí nghiệm P4 đạt điểm “cao” về chỉ số an toàn sức khỏe toàn cầu, chỉ 40% là thành viên của nhóm chuyên gia giám sát an ninh và an toàn sinh học quốc tế (Mỹ, Canada, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Singapore, Úc).

Tuy nhiên tại Trung Quốc, từ năm ngoái đã nhanh chóng mở thêm rất nhiều phòng thí nghiệm cấp P3 và P4. Thứ trưởng Tướng Lý Bân (Xiang Libin) của Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc từng cho biết, Trung Quốc đã thông qua kế hoạch phê duyệt xây dựng 3 phòng thí nghiệm P4 và 88 phòng thí nghiệm P3 trên cả nước. Riêng tại tỉnh Quảng Đông phải được xây dựng 25 – 30 phòng thí nghiệm P3, đây là một con số quá lớn. Ở một tỉnh như vậy chỉ cần từ 2 – 5 phòng thí nghiệm P3 là đủ. Có nhất thiết phải xây dựng các phòng thí nghiệm nguy hiểm trên quy mô lớn theo kiểu “Đại nhảy vọt”? Đây là điều rất đáng lo ngại.

Một số lượng lớn phòng thí nghiệm P3 và P4 sẽ khiến tỷ lệ sai sót về an toàn cao hơn nhiều, và đây là vấn đề rất khó ngăn chặn.

Ngoài ra, phải tính một trong những điểm mấu chốt: Liệu có thể đào tạo kịp chuyên gia liên quan để bắt kịp với tốc độ mở rộng không? Lấy ví dụ nơi lần đầu tiên lan dịch COVID-19 là Vũ Hán, phòng thí nghiệm tại đây đã tập hợp rất nhiều chuyên gia virus hạng nhất và hạng hai trên khắp Trung Quốc mà cũng rất khó để đảm bảo an toàn. Một phòng thí nghiệm động vật P4 ở Cáp Nhĩ Tân cũng từng bị rò rỉ mầm bệnh.

Trong lúc cả thế giới đang phòng chống COVID-19, Trung Quốc lại cho mở nhiều phòng thí nghiệm nguy hiểm như thế, tôi thấy tính nghiêm trọng của chuyện này chưa được thế giới chú ý đúng mức.  Nói thẳng, tôi không đồng tình việc thành lập quá nhiều phòng thí nghiệm P3 và P4 trên khắp thế giới, như thế không khác gì đặt rất nhiều hộp Pandora. Chỉ cần phòng thí nghiệm ở bất kỳ nơi nào xảy ra sự cố lớn thì không chỉ gây rủi ro lớn cho khu vực địa phương, mà thậm chí có thể trở thành thảm họa toàn cầu.”

Theo Thanh Phong, Epoch Times 

Xem thêm: