Sữa chua là loại thực phẩm lên men có chứa vi khuẩn axit lactic và bifidobacteria, có thể ức chế vi khuẩn xấu và điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, nếu sữa chua không được kết hợp đúng cách với thực phẩm, nó có thể gây ra gánh nặng cho đường ruột.

duong ruot
Theo phương pháp Adamski, kết hợp sữa chua và ngũ cốc thực ra lại không đúng cách. (Ảnh minh họa: Burakova_Yulia/ Shutterstock)

Ở các nước châu Á như Nhật Bản và Trung Quốc, mọi người rất coi trọng thói quen làm sạch đường ruột mỗi ngày, họ tin rằng sức khỏe đường ruột ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tổng thể. Sữa chua là một trong những loại thực phẩm có tác dụng làm sạch ruột và cải thiện môi trường đường ruột rất được ưa chuộng.

Tiến sĩ Frank Laporte Adamski, người phát minh ra Phương pháp điều hòa đường ruột Adamski phổ biến của phương Tây và là một nhà trị liệu tự nhiên nổi tiếng. Ông cho biết, đường ruộtvi khuẩn đường ruột phối hợp với nhau để duy trì 80% khả năng miễn dịch của cơ thể. Bằng cách điều chỉnh đường ruột, không chỉ có thể làm gầy bụng, hệ thống thần kinh tự chủ có thể được điều chỉnh, mà còn có thể cải thiện khả năng miễn dịch.

Vì sao sữa chua không đúng thực phẩm lại gây gánh nặng cho đường ruột?

Ăn thực phẩm lành mạnh thôi chưa đủ mà còn cần phải được phối trộn một cách chính xác. Nếu phối trộn thức ăn sai cách không những không điều hòa được đường ruột mà còn có thể gây tắc nghẽn và nhiễm khuẩn cho đường ruột.

Khi tiêu hóa không trơn tru, đường ruột chứa đầy thức ăn, chất dinh dưỡng trong thức ăn không được cơ thể hấp thụ tốt, đồng thời thức ăn lưu lại lâu trong đường ruột có thể bị biến chất, dẫn đến ô nhiễm đường ruột.

Để đường ruột hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng của thức ăn thì việc điều chỉnh trình tự ăn uống theo tốc độ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn để đường ruột có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn là rất quan trọng.

Tiến sĩ Adamski chia thức ăn thành 3 loại: thức ăn tiêu hóa nhanh (thức ăn nhanh), thức ăn tiêu hóa chậm (thức ăn chậm) và thức ăn tiêu hóa không nhanh cũng không chậm (thức ăn trung tính). Sự khác biệt cơ bản giữa các chế độ ăn của phương pháp Adamski là khái niệm về thức ăn nhanh và chậm chứ không phải số lượng thực phẩm ăn vào.

Sữa chua, trái cây, mật ong, cà chua, ớt là thức ăn nhanh. Còn protein động vật như thịt, cá và trứng, ngũ cốc như gạo và lúa mì, cùng hầu hết các loại rau như cà rốt và bắp cải là những thức ăn chậm.

Nguyên tắc ăn uống là: Tránh ăn thức ăn nhanh và thức ăn chậm cùng lúc để đường ruột không bị tắc do thức ăn và luôn trong tình trạng bận rộn.

duong ruot
Đạm động vật như thịt, cá và trứng đều là thức ăn  chậm, nên tránh dùng chung với thức ăn  nhanh như sữa chua. (Shutterstock)

Ông Adamski tin rằng khi ăn thức ăn nhanh như sữa chua, bạn nên cố gắng tránh kết hợp với các loại thức ăn chậm như ngũ cốc và rau quả.

4 cách phổ biến ăn kết hợp sữa chua không phù hợp

Nhưng trên thực tế, nhiều người đã vô tình áp dụng cách ăn uống sai lầm. Sau đây là 4 cách ăn kết hợp sữa chua chưa đúng cách rất phổ biến, được tổng hợp bởi “Phương pháp điều hòa đường ruột Adamski”.

1. Sữa chua và bánh mì

Nhiều người đã quen với việc ăn cả bánh mì và sữa chua vào bữa sáng, nhưng cách kết hợp này không phù hợp. Vì sữa chua là một loại thức ăn nhanh, còn nguyên liệu của bánh mì thường được làm từ lúa mì, thuộc loại thức ăn chậm.

Một trong những nguyên liệu của sữa chua là sữa, thuộc loại thức ăn trung tính. Vì vậy, nên ăn bánh mì với sữa nhưng ăn sữa chua vào thời điểm khác. Mặc dù pho mát cũng là một sản phẩm từ sữa, nhưng nó là một loại thức ăn chậm, do đó có thể kết hợp với bánh mì.

Ngoài ra, ngoài lúa mì, các loại ngũ cốc khác cũng được xếp vào nhóm thức ăn chậm, không thích hợp để kết hợp với sữa chua.

duong ruot
“Phương pháp điều hòa đường ruột Adamski” cho rằng ăn bánh mì với sữa chua vào bữa sáng là không phù hợp. (Ảnh: Julijaa/ Shutterstock)

2. Sữa chua và ngũ cốc ăn liền

Một cách ăn phổ biến hiện nay là kết hợp ngũ cốc ăn liền (Granola) với sữa chua, nhưng Tiến sĩ Adamski tin rằng “nên tránh thêm các loại ngũ cốc như bột yến mạch vào sữa chua”.

Đó là bởi vì ngoài các loại thức ăn chậm như yến mạch, lúa mạch đen và gạo lứt, nhiều loại ngũ cốc chế biến sẵn cũng có thể chứa các loại hạt, chẳng hạn như hạt bí ngô, hạnh nhân và hạt điều, cũng là thức ăn chậm.

Do đó, bột yến mạch ăn liền nên kết hợp với với sữa (thức ăn trung tính) hoặc sữa đậu nành (thức ăn chậm).

Ngoài ra, trái cây sấy khô là một loại thức ăn nhanh nên việc cho trái cây sấy khô vào sữa chua là rất thích hợp.

3. Sữa chua với Sinh tố rau bina

duong ruot
Sữa chua không thích hợp để làm sinh tố xanh với các loại rau như rau bina và cải bẹ xanh (komatsu). (Ảnh: Elizaveta Galitckaia/ Shutterstock)

Sinh tố xanh làm từ sữa chua và rau là công thức nấu ăn phổ biến, nhưng trên thực tế, sữa chua không thích hợp để làm sinh tố xanh với các loại rau như rau bina và cải bẹ xanh. Vì và cải bẹ xanh, rau mồng tơi và nhiều loại rau khác là những thức ăn chậm.

Bạn có thể dùng trái cây với sữa chua để làm “sinh tố nhanh”, và sữa đậu nành với cải bẹ xanh để làm “sinh tố chậm”.

Sữa là một thực ăn trung tính, có thể kết hợp với bất kỳ loại sinh tố nào, rất tiện lợi.

Vì vậy, sữa chua có thể kết hợp tốt với những loại thực phẩm nào? Dưới đây là 4 cách để cải thiện tác dụng làm sạch đường ruột của sữa chua với phương pháp “Làm sạch đường ruột Adamski”.

4. Uống sữa chua ngay sau bữa ăn

Uống sữa chua sau bữa ăn có vẻ là ăn thức ăn nhanh và chậm riêng biệt. Tuy nhiên, nếu sữa chua được ăn như món tráng miệng ngay sau bữa ăn chậm, dạ dày cũng sẽ có một hỗn hợp thức ăn nhanh và chậm.

Hầu hết các loại thực phẩm chúng ta ăn trong bữa ăn, chẳng hạn như cơm, bánh mì, mì, thịt và cá là thức ăn chậm. Vì vậy trong hầu hết các trường hợp, dùng sữa chua sau bữa ăn là không thích hợp.

Để hấp thu tốt hơn, nên uống sữa chua khoảng 1,5 giờ sau khi ăn thức ăn nhanh, 4 đến 5 giờ sau khi ăn thức ăn chậm, tức là xem ăn sữa chua như một bữa phụ. Lúc này, bạn có thể trộn sữa chua và trái cây, tức là ăn kèm với thức ăn nhanh.

4 cách tốt nhất để ăn sữa chua để làm sạch đường ruột

1. Sữa chua trái cây

cream 2341149 1280
Ăn sữa chua với trái cây nhất là các loại họ cam quýt có tác dụng tốt trong việc tăng cường làm sạch ruột. (Ảnh: RitaE/ Pixabay)

Bước đầu tiên để đường ruột của bạn sạch sẽ và khỏe mạnh là đảm bảo đường ruột của bạn không tích tụ chất bẩn, mà “chất tẩy rửa” hiệu quả nhất cho chất bẩn trong ruột là trái cây.

Trái cây là một loại thức ăn nhanh. Hơn nữa, chất xơ có trong trái cây có thể kết hợp với vi khuẩn axit lactic và vi khuẩn bifidobacteria trong sữa chua, vì vậy ăn sữa chua với trái cây có tác dụng vượt trội đối với sức khỏe đường ruột.

Ông Adamski khuyên bạn nên ăn sữa chua trái cây mỗi ngày một lần và tốt nhất là có từ 2 đến 3 loại trái cây.

Dân văn phòng khi làm sữa chua hoa quả tại nhà đôi khi rất khó để chuẩn bị được nhiều hoa quả tươi, bạn có thể cho hoa quả đông lạnh vào sữa chua, hoặc cho hoa quả sấy khô vào sữa chua rồi ăn qua đêm.

Trái cây được đề xuất: Trái cây họ cam quýt có tác dụng làm sạch ruột tốt hơn.

Nếu bạn đang giảm cân, bạn cần tránh quá nhiều đường và nên chọn các loại trái cây có giá trị đường huyết GI thấp, chẳng hạn như các loại quả mọng như dâu tây và việt quất. Bởi vì ăn quả mọng hấp thụ đường chậm nên ngay cả những người lo lắng về lượng đường trong máu cũng có thể yên tâm ăn.

2. Sữa chua chuối

Một loại trái cây mà ông Adamski đặc biệt gợi ý để ghép đôi với sữa chua là chuối.

Ngoài chất xơ, các oligosaccharides trong trái cây cũng có lợi giúp tăng vi khuẩn tốt trong đường ruột. Chuối là một loại thực phẩm giàu oligosaccharides điển hình. Đồng thời, chuối còn chứa chất xơ hòa tan trong nước có tác dụng hút nước và làm mềm phân, có tác dụng giảm táo bón.

Chuối và sữa chua rất hợp nhau, thêm sữa hoặc các thức uống từ sữa chua vào chuối để tạo thành sinh tố, vừa mềm lại có thể ăn hàng ngày rất dễ dàng. Vì chuối có cảm giác no nên bạn cũng có thể ăn chuối sữa chua vào bữa sáng.

duong ruot
Bộ đôi sữa chua và chuối có thể sử dụng vào bữa sáng. (Ảnh: Dmitrii Ivanov/ Shutterstock)

3. Sữa chua mật ong

Mật ong có tác dụng bồi bổ và chăm sóc sức khỏe cho cơ thể, giúp tăng cường chức năng của các cơ quan nội tạng, còn có tác dụng ức chế tình trạng viêm họng, giảm ho, rất thích hợp cho mùa lạnh.

Tiến sĩ Adamski tin rằng mật ong là “chất tạo ngọt tốt nhất”, không chỉ với sữa chua mà còn với sữa chua trái cây, chẳng hạn như sữa chua chuối rắc mật ong.

4. Tìm loại sữa chua phù hợp với bạn

Trên thực tế, có nhiều loại vi khuẩn axit lactic khác nhau chứa trong sữa chua bán sẵn với các tác dụng khác nhau. Tiến sĩ Yukio Sawada, giám đốc khoa tiêu hóa ở Sawada, Nhật Bản, gợi ý rằng bạn nên ăn cùng một loại sữa chua trong khoảng 2 tuần và quan sát những thay đổi trong cơ thể. Nếu hiệu quả không tốt, bạn nên thử một loại sữa chua khác.

Sau khi tiêu thụ sữa chua, một trong những cách để hiểu những thay đổi trong cơ thể là quan sát nhu động ruột. Tiến sĩ Adamski khuyên bạn nên quan sát phân của mình mỗi ngày và lý tưởng nhất là phân “mềm và chắc như chuối, có bề mặt và hình dạng giống như xúc xích và màu của một chiếc bánh hamburger màu nâu.”

Mộc Lan/ Theo Epoch Times

Xem thêm: