Lão hóa là một quy luật sinh học khó tránh khỏi. Tuy nhiên do một số yếu tố tác động khiến những cơ quan bị lão hóa trước thời hạn.

lão hóa
Thực phẩm chứa nhiều đường, muối, chất béo, thịt chế biến sẵn, rượu, bơ thực vật… rất có hại cho sức khỏe tim mạch và đẩy nhanh quá trình lão hóa. (Ảnh: Liz Creative Studios/ Shutterstock)

Một nghiên cứu từ Đại học Cambridge cho thấy sau 70 tuổi, con người sẽ trải qua quá trình lão hóa nhanh chóng. Nguồn tế bào máu giảm rất mạnh vào giai đoạn này, thậm chí chỉ còn dựa vào 10 đến 20 tế bào gốc, dẫn đến quá trình sản xuất tế bào máu không bình thường, kéo theo hàng loạt bệnh tật liên quan đến lão hóa.

Theo báo cáo do Tổng cục Thống kê đưa ra, tuổi thọ trung bình của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015-2020 tăng từ 73,3 lên 73,7 tuổi. Nhưng đến năm 2021 lại giảm xuống còn 73,6 tuổi. Tuổi thọ của nữ giới có xu hướng cao hơn của nam giới. Cụ thể, năm 2021 tuổi thọ trung bình của nam giới là 71,1 tuổi, còn nữ giới là 76,4.

Sự lão hóa của con người là tuân theo quy luật sinh lý và nhịp sinh học nhất định, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự lão hóa của cơ thể con người thường khởi phát vào 3 giai đoạn là 34, 60 và 78 tuổi, ba độ tuổi này tương ứng với ba bước ngoặt. 

Nghiên cứu đến từ nhóm của nhà thần kinh học Tony Corey thuộc Đại học Stanford, Hoa Kỳ. Thông qua việc nghiên cứu và phân tích 2.925 quỹ đạo protein huyết tương của 4.263 người từ 18 đến 95 tuổi. Cuối cùng, người ta phát hiện ra rằng có một mối quan hệ nhất định giữa những phân tử protein trong huyết tương và quá trình lão hóa ở các độ tuổi khác nhau.

Sự lão hóa của cơ thể con người nằm ở 3 thời điểm

1. 34 tuổi

Mức độ protein trong máu liên quan đến sắc đẹp giảm mạnh, protein thần kinh đệm mất đi, da mặt dần dần nhăn nheo, nhão ra và mất độ đàn hồi, các cơ bắp thịt cũng bắt đầu co xẹp lại.

2. 60 tuổi

Hoạt động của hormone, chức năng liên kết và những thay đổi protein liên quan đến đường dẫn máu lúc này đã đạt đến đỉnh điểm. Cơ thể con người dường như già đi một cách rõ ràng, không chỉ về ngoại hình mà còn cả hành vi.

3. 78 tuổi

Những thay đổi đáng kể trong đường dẫn máu, protein tạo hình xương, các protein liên quan đến các bệnh lão hóa như bệnh Alzheimer và bệnh tim mạch tăng lên, các dấu hiệu lão hóa đã xuất hiện rất rõ ràng.

Lão hóa là một quy luật sinh học khó tránh khỏi. Tuy nhiên do một số yếu tố tác động khiến những cơ quan bị lão hóa trước thời hạn. Trong đó phải kể tới 5 loại thực phẩm được cho là “chất xúc tác lão hóa” dưới đây.

5 loại thực phẩm được cho là “chất xúc tác lão hóa”

1. Chất béo chuyển hóa gây lão hóa tim

Sau tuổi 40, tim bắt đầu bị lão hóa. Đặc biệt là nam giới trên 45 tuổi và phụ nữ trên 50 tuổi có khả năng mắc bệnh tim mạch tăng lên đáng kể.

Thịt đã qua chế biến, rượu, thực phẩm chứa nhiều muối, nhiều đường và nhiều chất béo. Cũng như các chất béo chuyển hóa nhân tạo như dầu thực vật và bơ thực vật, đều sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa và gây hại cho sức khỏe của tim mạch.

2. Thức ăn nhiều muối gây lão hóa da

shutterstock 2091900406
Ăn quá nhiều muối có thể khiến da dễ dàng mất đi độ ẩm, dẫn đến nếp nhăn và tàn nhang. (Ảnh: frantic00/ Shutterstock)

Da là bộ phận xuất hiện lão hóa sớm nhất, thường vào khoảng 25 tuổi, khi quá trình tổng hợp collagen của cơ thể chậm lại, da sẽ dần mất đi độ đàn hồi và các nếp nhăn bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. 

Lão hóa da có liên quan mật thiết đến việc ăn quá nhiều muối, nếu ăn quá nhiều muối sẽ khiến cơ thể tích tụ một lượng lớn ion natri, từ đó làm đẩy nhanh tình trạng mất nước của da, dẫn đến việc gia tăng nếp nhăn và tàn nhang.

3. Rượu gây lão hóa gan 

Sau tuổi 45, cứ mỗi năm tốc độ lưu lượng máu tĩnh mạch và lưu lượng máu trong gan sẽ giảm dần. Đặc biệt là sau tuổi 65, thì tốc độ này sẽ giảm đến 35% so với người trưởng thành dưới 40 tuổi. 

Gan là cơ quan giải độc và trao đổi chất của cơ thể người. Rượu và thuốc đều phải được gan chuyển hóa, tuy nhiên độc tính lưu lại của chúng có thể kích thích tế bào gan, gây ra stress oxy hóa, từ đó đẩy nhanh quá trình lão hóa.

4. Thuốc lá gây lão hóa phổi

Chức năng của phổi suy yếu cũng tương đối sớm. Thông thường ở tuổi 40, phổi sẽ tăng tốc độ lão hóa. Môi trường không khí là chìa khóa cho sức khỏe của phổi, hít phải khói dầu, thuốc lá, bụi mịn PM2.5 trong thời gian dài đều là những tác nhân đẩy nhanh quá trình lão hóa và khiến các bệnh về phổi xuất hiện. 

5. Thịt cá, thức ăn nhiều muối gây lão hóa dạ dày

shutterstock 1593769135
Các món ăn nhiều muối, dưa muối, cà muối là yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày rất cao. (Ảnh: Vu Minh Nhat/ Shutterstock)

Thông thường, dạ dày bắt đầu lão hóa vào khoảng 45 tuổi và biểu hiện trực tiếp nhất là teo niêm mạc dạ dày. Lão hóa dạ dày có liên quan nhiều đến việc ăn uống, rượu bia và hút thuốc. Đặc biệt các món ăn nhiều muối, dưa muối, cà muối là yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày rất cao, vì vậy muốn bồi bổ dạ dày, các ngày trong tuần nên ăn ít đồ muối chua.

Theo một bài đánh giá nghiên cứu đăng trên tạp chí Science dựa trên những phương pháp ăn kiêng chống lão hóa, cũng như các thí nghiệm khác trên động vật, người ta thấy rằng các chế độ ăn kiêng hạn chế calo này ít nhiều có tác động rất tích cực trong việc kéo dài tuổi thọ của động vật.

Hiện tại, chưa có nghiên cứu lâm sàng nào làm rõ tác dụng của chế độ ăn hạn chế calo đối với việc chống lão hóa ở người. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều tác dụng phụ và những rủi ro tiềm ẩn trong chế độ ăn chống lão hóa này. Do đó cần được nghiên cứu thêm để đưa đến kết luận xác đáng nhất.